Menu
  
Tin tuyển sinh

Có nên học ngành Thương mại điện tử?

09/11/2016
Ở Việt Nam, theo Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế tính đến hết tháng 6/2015, đã có 45,5 triệu người dùng Internet. Dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2020, khoảng 30% dân số Việt Nam tham gia hoạt động mua sắm online, chiếm 5% tổng mức bán lẻ của cả nền kinh tế. Với những con số ấn tượng này, câu hỏi “Có nên học ngành Thương mại điện tử?, học ngành Thương mại điện tử ra làm gì?” chắc chắn sẽ không còn là nỗi trăn trở của các bạn trẻ dự định theo đuổi ngành nghề triển vọng này.
Có nên học ngành Thương mại điện tử?
Hiện nay, số lượng người truy cập internet trên các phương tiện như laptop, điện thoại,... đang không ngừng tăng lên, theo đó xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh mới, trong đó việc bán hàng qua kênh công nghệ thông tin dần trở nên phổ biến.
Với xu hướng thương mại điện tử toàn cầu, để đảm bảo cho bản thân một hành trang vững chắc, ngoài kiến thức chuyên môn, các bạn trẻ cũng cần trang bị vốn ngoại ngữ toàn diện ở những trường đào tạo uy tín và có thế mạnh, cũng như kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm tốt nhất để có được cơ hội việc làm rộng mở.
 
Với độ mới của ngành, nhiều thí sinh tỏ ra băn khoăn "Có nên học ngành Thương mại điện tử?"
 
Đến với UEF, sinh viên Thương mại điện tử sẽ được cung cấp khối kiến thức chuyên ngành, được rèn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, đầu tư vốn tiếng Anh chuyên ngành. Đây là hành trang giúp các bạn vừa giỏi về ngoại ngữ, vừa tinh thông về công nghệ thông tin và đặc biệt nhuần nhuyễn trong việc tổ chức kinh doanh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Với thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý theo tiêu chuẩn giáo dục Anh - Mỹ, chương trình đào tạo của UEF đã được thí sinh và phụ huynh lựa chọn là nơi khởi nghiệp hiệu quả. Qua quá trình học tập, rèn luyện tại UEF, sinh viên được trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, phát huy lợi thế của online, mở rộng thị trường kinh doanh cùng nghiệp vụ giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;...
Ngoài ra, UEF còn chú trọng đến khâu thực tập doanh nghiệp, đảm bảo việc làm khi ra trường nhằm mang đến sự an tâm tuyệt đối cho phụ huynh và sinh viên khi theo học.
Học ngành Thương mại điện tử ra làm gì?
Theo dự đoán của các chuyên gia, kinh doanh ngày nay và trong tương lai sẽ chuyển dần sang kinh doanh online và chiếm phần lớn doanh thu cũng như thị phần của các ngành nghề kinh doanh,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử người học dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí:
  •  Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
  •  Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
  •  Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
  •  Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...
Theo học ngành Thương mại điện tử tại UEF bằng cách nào?
Từ những thông tin đã cung cấp, chắc chắn các bạn thí sinh đã có thể trả lời câu hỏi “Có nên học ngành Thương mại điện tử? Học ngành Thương mại điện tử ra làm gì”. Khi đó, việc xác định trường học uy tín là bước tìm hiểu quan trọng tiếp theo. Với ngành Thương mại điện tử, thí sinh có thể tham khảo thông tin một số trường như:
Riêng UEF, năm 2017 trường tuyển sinh ngành Thương mại điện tử theo hai phương thức là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ THPT, với các tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - tiếng Anh, Toán - Hóa - Tiếng Anh và Toán - Văn - tiếng Anh.
Chọn phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh cần đạt điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Riêng hình thức xét tuyển theo học bạ THPT, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với trình độ đại học. Thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF ở cả hai phương thức trên đều có cơ hội nhận những suất học bổng hấp dẫn
Như vậy, với tính mới mẻ và triển vọng của ngành nghề, các bạn trẻ có thể vững tâm trải nghiệm và tìm kiếm một cơ hội việc làm rộng mở trong lĩnh vực Thương mại điện tử. Bỏ qua nỗi lo lắng “Có nên học ngành Thương mại điện tử hay không? Học ngành Thương mại điện tử ra làm gì”, các bạn hãy bắt tay vào việc tìm hiểu thông tin và tìm kiếm cho mình môi trường đầu tư kiến thức, kỹ năng phù hợp nhất.
 
Bảo Thoa
TIN LIÊN QUAN