Tin tức sự kiện

Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tại UEF

24/04/2018
UEF, 23/4/2018 
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM luôn theo đuổi mục tiêu trở thành trường ĐH hàng đầu Việt Nam, hướng tới chuẩn mực đào tạo quốc tế, gắn liền triết lý “Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập”. Để thực hiện mục tiêu, không thể không nhắc đến vai trò chủ chốt của đội ngũ cán bộ, giảng viên - những người tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm, sáng 18/4/2018, Khoa Truyền thông và Công nghệ thông tin đã tổ chức tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sinh viên UEF” tại phòng A.03.02, thu hút sự tham gia của đông đảo giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, cùng với lãnh đạo nhà trường và các Khoa bạn, các đơn vị trong Trường.

Tham dự tọa đàm, về phía Ban Giám hiệu có TS. Nguyễn Thanh Giang - Hiệu trưởng, PGS.TS Ngô Cao Cường - Phó Hiệu trưởng; Th.S Lê Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Khảo thí, TS. Nhan Cẩm Trí - Trưởng khoa Kinh tế, ThS. Lý Đan Thanh, Phó trưởng khoa Kinh tế, Th.S Lê Nguyễn Thành Đồng - Trưởng phòng Tổ chức, ThS. Lê Vũ Hương Giang - Trưởng phòng Hành chính - Đảm bảo chất lượng. Tổ chức theo hình thức thảo luận mở, tọa đàm là cơ hội để thầy cô cùng ngồi lại trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cũng như hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm sinh viên (SV) UEF.

Tọa đàm thu hút sự tham gia của lãnh đạo nhà trường và đông đảo giảng viên 

Để giờ giảng hiệu quả và thú vị hơn
Mở đầu chương trình, PGS.TS. Hoàng Thị Hồng Hà báo cáo đề dẫn về tình hình giảng dạy, học tập tại Khoa TT&CNTT, cụ thể là về quy mô đào tạo, kết quả xếp loại học tập và nhận xét về kết quả này. Từ thực tiễn công tác đào tạo, nội dung trọng tâm được đặt ra trong tọa đàm là “Làm thế nào để giờ giảng thú vị và hiệu quả, phù hợp hơn nữa với SV của mình?”. Nhiều thầy cô đã có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy hiệu quả, nhưng để cùng ngồi lại bàn luận và chia sẻ là một điều vô cùng ý nghĩa, thiết thực đối với mỗi GV nói riêng và công tác đào tạo của Nhà trường nói chung.

Từ báo báo đề dẫn của PGS.TS Hoàng Thị Hồng Hà, PGS.TS. Lê Anh Vũ - Giảng viên (GV) thỉnh giảng Bộ môn Toán, Khoa TT-CNTT, góp ý về phương pháp giảng dạy các học phần liên quan đến Toán học theo hướng cải tiến đề cương môn học, giáo trình, nâng cao tính ứng dụng, mở lối để Toán học đi vào đời sống một cách thiết thực. Theo đó, giáo trình, phân bổ môn học, phương pháp dạy, đề thi Toán học cũng cần gần gũi với đời sống để người học có thể vận dụng được  môn học một cách thiết thực vào nghề nghiệp chuyên môn. Kinh nghiệm của thầy là “dạy Toán có hồn kinh tế - xã hội bên trong”.

PGS.TS. Hoàng Thị Hồng Hà - Trưởng khoa TT-CNTT báo cáo đề dẫn

Tăng cường kết nối giảng viên với sinh viên
Thực tế cho thấy, việc xây dựng phương pháp giảng dạy là tùy mỗi GV. Tuy nhiên, dù vận dụng phương pháp nào thì cốt lõi vẫn là sợi dây kết nối với SV. Để sợi dây ấy bền chắc, các thầy cô đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong suốt quá trình giảng dạy.
Với PGS.TS. Bùi Thanh Truyền - GV thỉnh giảng Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Khoa TT-CNTT, đó là việc hiểu tâm lí và biết  thế mạnh của SV UEF. Dựa trên kĩ năng thực hành tốt của SV UEF và thế mạnh của các em: vốn có mối quan hệ phong phú với đời sống thực tế hiện tại, thầy chia sẻ phương pháp tổ chức kiến thức cơ bản và có liên hệ thực tiễn, dễ ứng dụng, hướng dẫn  SV vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bố trí cho SV đi phỏng vấn nhân vật thực, tập hợp video phỏng vấn và trình bày trước lớp là một trong những cách hiệu quả để gắn kết thành viên trong nhóm, lớp và giúp việc học của các bạn trở nên thú vị, sinh động hơn.

Nhận xét về SV UEF, ThS. Nguyễn Văn Tường - GV thỉnh giảng Tâm lý học, Khoa TT-CNTT, cho rằng, SV UEF năng động, sẵn sàng đưa ra ý kiến và có khả năng thể hiện bản thân tốt. Là một GV trẻ được SV yêu mến, thầy chia sẻ “bí kíp” tăng mức độ tương tác để thấu hiểu SV, vì chỉ khi hiểu người học thì mới dạy tốt. Khi nhận lớp, GV nên tìm hiểu thông tin của lớp, giới thiệu nội quy để cả GV-SV cùng chấp hành; đặc  biệt chú ý các  nhóm SV chơi chung, chú ý tìm ra “thủ lĩnh” sinh viên- những sinh viên có sức ảnh hưởng trong lớp để nắm đầu mối thông tin và tạo tác động phù hợp. Việc động viên, khen ngợi SV trên lớp cũng là một kinh nghiệm quý giá, làm sao để sinh viên thực sự nhận ra giá trị đóng góp của mình đối với bài học, đối với lớp, thầy không dùng những lời khen ngợi sáo rỗng, không khen SV “quá lố”, từ đó, thầy trò trên lớp học chân thành và tin cậy lẫn nhau hơn.

Đồng quan điểm về tăng mức độ tương tác với SV, ThS. Lê Anh Vũ - GV thỉnh giảng Xã hội học, Khoa TT-CNTT, khẳng định: “dạy tốt cần tương tác”, “suy nghĩ của SV chính là trải nghiệm của GV”. Với thầy, việc nhớ tên từng SV, tạo điều kiện để SV chia sẻ là điều quan trọng. Bên cạnh đó, cần chọn trọng tâm giảng dạy và tối đa hóa chức năng của E-learning.

Trò chơi, phần mềm hỗ trợ và đặc thù môn học
Giảng dạy CNTT, Tin học đại cương… cho sinh viên toàn trường, nhiều giảng viên đã ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học.Teamviewer là một trong số các công cụ được trao đổi. Đây là phần mềm giúp kết nối hai hay nhiều máy tính, người dùng có thể điều khiển máy tính khác, gửi file, video, chat..., hỗ trợ quá trình tương tác với SV và quản lý lớp.

Về lĩnh vực này, ThS. Nguyễn Minh Tuấn - GV Khoa TT-CNTT, giới thiệu Kahoot - ứng dụng dạy - học với dạng game có giao diện màu sắc đẹp, chữ to rõ dễ nhìn, đặc biệt là khả năng kết nối cao giữa các thành viên. Nối tiếp chia sẻ, ThS. Nguyễn Quang Huy - GV thỉnh giảng Tin học đại cương, Khoa TT-CNTT, đã giới thiệu thêm nhiều phần mềm, công cụ phục vụ công tác giảng dạy, ra đề thi trắc nghiệm,...

Trong khuôn khổ chương trình, ThS. Phạm Thanh Phong - Trưởng Bộ môn Toán, Khoa TT-CNTT, đã chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất một số phương pháp cải tiến giảng dạy các học phần được xem là “hóc búa” như: Toán cao cấp, Xác suất thống kê. Thầy gợi ý về việc học Toán sớm hơn và tăng thời lượng dạy - học Toán để SV đạt kết quả tốt hơn.
 
Quý thầy cô cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy

Từ trao đổi kinh nghiệm đến mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn

Bên cạnh các phương pháp trên, TS. Bùi Quang Vĩnh - GV Quan hệ công chúng, Khoa TT-CNTT, đề cập một số phương pháp khác mà các ĐH ở những nước phát triển đã áp dụng hiệu quả. Chẳng hạn, thầy nhấn mạnh phương pháp giảng dạy bằng cách cho SV đọc tài liệu để viết báo cáo 150 - 200 từ trước khi vào lớp kết hợp làm bài tập nhóm; thời gian trên lớp, GV trao đổi với SV và khuyến khích SV đặt câu hỏi.

Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, với TS. Nhan Cẩm Trí - Trưởng khoa Kinh tế - tọa đàm mở ra cánh cửa hợp tác giữa các đơn vị, theo đó, Khoa Kinh tế và Khoa TT-CNTT sắp tới sẽ cùng họp bàn soạn thảo giáo trình các học phần chung, tập trung vào định hướng ứng dụng.

TS. Nguyễn Thanh Giang - Hiệu trưởng - nhấn mạnh, nhà trường đã và đang cố gắng tạo môi trường học tập hiện đại, hiệu quả, đào tạo SV một cách tốt nhất. Theo thầy, những kinh nghiệm giảng dạy mà thầy cô chia sẻ trong tọa đàm là vô cùng quý giá. Thầy lưu ý thêm, một khi đã xây dựng đề cương chi tiết thì GV nên phát triển phương pháp giảng dạy phù hợp, Khoa và giảng viên phối hợp chặt chẽ và rà soát thường xuyên thì học phần mới thực sự đóng góp vào chương trình đào tạo.

Đánh giá cao nội dung tọa đàm, ThS. Lê Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Khảo thí, cho biết, điểm đáng quý của tọa đàm là truyền đạt những thông điệp tích cực đến giảng viên, đồng thời nhấn mạnh, một khi chuẩn đầu ra của chương trình và mục tiêu cụ thể của từng môn học được thống nhất thì công tác giảng dạy sẽ càng hiệu quả.

 
Người th may nông thôn được dy tính toán ra sao?
 
Chia s v vic hc Toán, Th.S Lê Dũng đã k câu chuyn gn gũi v người th may nông thôn. H chưa có trình độ cao, ch biết loanh quanh vài phép cng tr thì sao có th hc đo đạc, ct may. Người thy phi làm thế nào? t hn không phi là truyn đạt nhng công thc tính toán cao siêu. Đó không là cách rèn luyn tư duy tính toán trong may mc và đem li phn hn cho trang phc. Người thy y đã đơn gin hóa cách thc đo đạc, ct may để hc trò tiếp thu d dàng và hiu qu. Điu quan trng là cách truyn đạt kiến thc phù hp vi tng đối tượng để người tiếp nhn thm thu d dàng. Ý nghĩa sâu sc ca câu chuyn chính là đó.

Với 14 ý kiến trao đổi chi tiết và thoải mái trong một buổi sáng, tọa đàm là cơ hội để đội ngũ cán bộ, GV UEF trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, nhằm hiểu sâu hơn về SV UEF cũng như những lợi thế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Hơn hết, GV nhận thức được vai trò quan trọng của bản thân, là hình mẫu để SV cố gắng noi theo trong học tập. Tọa đàm đã nhận được những chia sẻ, đóng góp quý báu về phương pháp giảng dạy của quý thầy cô. Từ đó, giúp GV làm giàu kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình đứng lớp, có kế hoạch chuẩn bị tâm lí, bài giảng tốt hơn, chất lượng hơn..., góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại UEF. Là một GV trẻ, tôi cảm thấy may mắn được quý thầy cô chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy, để hiểu hơn các em SV và yêu hơn con đường mình đã chọn. Tôi đã học hỏi được những điều thực sự bổ ích, thiết thực mà không phải là kiến thức nghiệp vụ sư phạm đơn thuần. Với tôi, đây là một buổi học hiệu quả. Học để biết lắng nghe, để chia sẻ, để chọn lọc và vận dụng, để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.
 
Bài: Hồng Nguyễn
Ảnh: TT.TV-TS-TT
TIN LIÊN QUAN