Hoạt động gắn kết doanh nghiệp

[BCCĐ] Chiến lược xây dựng thương hiệu trên internet hiệu quả

14/03/2022
Có lẽ chúng ta phải công nhận rằng, với sự phát triển của xã hội trong thế kỷ 21, cuộc sống của con người trên thế giới ngày nay gần như là gắn liền với internet trong mọi hoạt động, bao gồm cả việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Trước đây, khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân có lẽ còn xa lạ và chưa được chú ý nhiều. Nhưng sự nở rộ mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội đã giúp mọi người đến gần nhau hơn, tương tác online nhiều hơn. Lợi thế này đã và đang hình thành một xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trên internet ngày càng được quan tâm. 
Nắm bắt được nhu cầu này, học kỳ 2A vừa qua, Khoa Quản Trị Kinh Doanh (K.QTKD) , trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính Hồ Chí Minh (UEF) đã tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề tập trung vào chủ đề này.

 

ThS.Nguyễn Phát Tài là một chuyên gia trong việc sử dụng các phương tiện điện tử trong xây dựng thương hiệu cá nhân

Báo cáo chuyên đề được trình bày và dẫn dắt với sự tham gia của báo cáo viên, ThS.Nguyễn Phát Tài – Giảng viên khoa Quan Hệ Công Chúng – Truyền Thông. Tại đây, các bạn sinh viên của UEF có cơ hội hiểu hơn về cách Xây dựng thương hiệu cá nhân trên interet.

Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, ông Tài đã hướng dẫn nhiều thông tin bổ ích, trình bày từng bước thực hiện các video để chuyển tải được câu chuyện về nhân vật cần phải xây dựng thương hiệu. Trong đó, bao gồm cả yếu tố kỹ thuật và các “mẹo” để đạt được những yêu cầu cao nhất khi thực hiện một video có chiều sâu và chuyển tải được nội dung hay đến người xem.

Cụ thể về mặt kỹ thuật, báo cáo viên đã đề cập chi tiết các yếu tố quan trọng mà người sản xuất video cần lưu ý: chính là ngôn ngữ hình ảnh. Đó không đơn thuần là việc chỉ cầm thiết bị điện thoại cá nhân hay chuyên dụng để quay, mà cần phải hiểu được kỹ thuật khi quay và dựng.
Người thực hiện cần nắm bắt các bố cục và cỡ ảnh, bố cục khung hình, các đường chân trời, đường thẳng đứng, hay cách tạo ra các góc nghiêng cũng như là trục diễn xuất theo 10 quy tắc 180 độ. 

 

Với những chủ đề gần gũi và cần thiết như thế này, các UEFers luôn chăm chú nghe và học hỏi nhiều kỹ thuật mới

Ông Tài cũng không quên chia sẽ sâu thêm các khái niệm về về cách lấy hình cận cảnh, trung cảnh, toàn cành, toàn cảnh cực rộng …Những kỹ thuật này một khi nắm vững sẽ giúp người tạo ra video có nhiều phương pháp xây dựng được video có bố cục, chiều sâu đặc tả mỗi hình ảnh liên quan đến một nội dung, ngôn ngữ hay thông điệp nào đó trong video. 

Ngoài ra ông Tài đã giới thiệu thêm đến các bạn sinh viên một công cụ hữu ích khi quay và dựng video đó là Adobe Premiere Rush. Ông đã phân tích những ưu nhược điểm của công cụ này. Đồng thời ông hướng dẫn chi tiết cách cài đặt, cách dựng, thêm video, quay mới, biên tập…để các bạn sinh viên có thể tối ưu hóa các tính năng của Adobe Premiere Rush khi cần thiết.

Nhưng đó là những yếu tố về mặt kỹ thuật. Liệu chúng ta có làm video để xây dựng thương hiệu cá nhân chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật không? Hay chúng ta còn cần và nên cần điều gì nữa? 
Phải chăng chúng ta cần yếu tố “cảm xúc của con người” ở đây mà mọi kỹ thuật cũng không thể “qua mặt” hay thay thế được?
Đó chính là điều quan trọng để quyết định một video có chạm đến cảm xúc của người xem hay không. Vì thế, chúng ta không thể bỏ qua 5 giác quan quan trọng của một con người đó là : thị  giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.

 

Chuyên gia nhấn mạnh đến yếu tố cảm xúc, và kỹ thuật là người bạn “bên cạnh” bổ sung cho yếu tố cảm xúc của video

Ông Tài đặc biệt lưu ý các bạn sinh viên cần phải “đặc mình vào vị trí người xem” để dùng các giác quan này cảm nhận về video, cảm nhận về góc nhìn của người xem, cảm nhận video có thể hiện được “chất’ của nhân vật cần được xây dựng thương hiệu hay chưa. Mọi yếu tố kỹ thuật chỉ đóng vai trò hỗ trợ để nâng tầm hay khai thác sâu “chất” của nhân vật chính, nó không thể thay thế được hoàn toàn nhân vật đó.

Vậy nên giữa yếu tố kỹ thuật và cảm xúc khi thực hiện các video để xây dựng thương hiệu cá nhân trên internet, ông Tài nhấn mạnh đến yếu tố cảm xúc, và kỹ thuật là người bạn “bên cạnh” bổ sung cho yếu tố cảm xúc của video.

Kết thúc buổi báo cáo chuyên đề, các bạn sinh viên UEF đều cảm thấy hứng thú với những cập nhật về chuyên môn, kỹ thuật mới trong lĩnh vực này. Và chắc chắn rằng những thông tin này giúp ích rất nhiều cho các bạn không chỉ trong giới hạn của việc tạo ra một video, mà biết đâu theo thời gian, chúng ta sẽ chứng kiến những nhân tài với khả năng sáng tạo video để xây dựng thương hiệu cá nhân trên nền tảng internet thật xuất sắc trong tương lai? 

 
Mai Hương
TIN LIÊN QUAN