VIỆN QUỐC TẾ
Tin tức sự kiện

Góc nhìn mới về quản lý khủng hoảng qua buổi đồng giảng giữa UEF và TAR UC (Malaysia)

29/09/2022

Góc nhìn mới về quản lý khủng hoảng qua buổi đồng giảng giữa UEF và TAR UC (Malaysia)

Tiếp nối các chương trình học thuật quốc tế, Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông UEF đã kết hợp với trường Tunku Abdul Rahman University College (TAR UC), Malaysia tổ chức buổi đồng giảng vào chiều qua - 27/9. Tại đây, sinh viên hai trường có dịp cùng thuyết trình, trao đổi về “Quản lý khủng hoảng”.
Đồng hành với lớp học đặc biệt này, đại diện UEF có TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc – Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Quốc tế; PGS.TS. Hoàng Thị Hồng Hà - Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và truyền thông; ThS. Hoàng Mi - Phó Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và truyền thông (QHCC-TT). Về phía TAR UC, có sự xuất hiện của TS. Syamsul Zahri Subir - Phó Trưởng khoa Truyền thông và sáng tạo; TS. Lim Lai Hoon - Giảng viên Khoa Truyền thông và sáng tạo.
 

Buổi đồng giảng được tổ chức thành công vào chiều 27/9
 
Mở đầu buổi học, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc đã gửi lời chào mừng và cảm ơn đến phía thầy cô đại diện TAR UC. Thầy cũng chia sẻ mục tiêu mà UEF đã và đang hướng đến là quốc tế hóa môi trường đại học, vì thế buổi học hôm nay chính là cơ hội tốt để sinh viên 2 trường kết nối và trao đổi kiến thức. 
 

TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc mong muốn trong tương lai Khoa sẽ tổ chức thêm nhiều tiết học bổ ích, tạo cầu nối giao lưu giữa sinh viên hai trường
 
Ở phần trình bày đầu tiên, nhóm 1 đến từ Khoa QHCC-TT đã mang đến những kiến thức, góc nhìn thú vị về chủ đề "Quản lý khủng hoảng". Bằng việc đặt ra tình huống giả định về sự khủng hoảng của một ngân hàng X, nhóm đã lập các bước để giải quyết vấn đề từ tìm hiểu, chắt lọc thông tin, bàn bạc để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết cho vấn đề; khắc phục khủng hoảng, đưa ra những phương án đền bù thỏa đáng cho khách hàng; điều chỉnh nội bộ đến quá trình trình bày trước truyền thông. 
 




Sinh viên Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông tự tin trình bày ý tưởng của mình trước sinh viên nước bạn
 
Cũng với chủ đề này, sinh viên của TAR UC đã đưa ra một ví dụ thực tế về sự cố đường hầm xe lửa diễn ra vào năm 2021 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Dựa trên hướng giải quyết của chủ đầu tư công trình, nhóm cũng đưa ra những đánh giá, từ đó rút ra một số nhận định riêng: cần phản ứng nhanh khi vấn đề diễn ra, bày tỏ lời xin lỗi chân thành, có những hành động giảm thiểu thiệt hại và đưa ra những đền bù thích đáng cho người thiệt hại. 
Vấn đề tiêu cực thi cử được nhóm 2 của UEF đề cập trong phần giải quyết khủng hoảng. Bằng việc thiết lập quy trình xử lý vấn đề từ khâu chuẩn bị, tiến hành đến công bố hướng giải quyết đều được cụ thể hóa bằng hành động của các bạn có liên quan trong trường như Bộ phận nhân sự, Bộ phận đối nội, đối ngoại,…
 




Sinh viên tập trung lắng nghe những chia sẻ từ nhóm bạn và tích cực trao đổi, thảo luận trong buổi học
 
Sau cùng, để củng cố lại kiến thức chung về chủ đề "Crisis Management", TS. Lim Lai Hoon cho biết đây là việc xác định các mối đe dọa đối với một tổ chức và những phương pháp được tổ chức đó sử dụng để đối phó với các mối đe dọa này. 3 bước chính giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể đối phó với cơn khủng hoảng là chuẩn bị, phản hồi và phản ứng lại một cách khéo léo.
Trong thời gian tới, hy vọng với kiến thức vững chắc cùng nhiều kỹ năng đã thực hành, UEFers có thể tham gia thêm nhiều lớp đồng giảng với đa dạng chủ đề cùng sinh viên các trường đối tác. 
 
Minh Hảo 
Ảnh: Lâm Trần 
TIN LIÊN QUAN