NCKH của người học

Đề tài về phát hành tiền kỹ thuật về nhất cuộc đua Finworld 2021

07/07/2021
Hơn 6 tháng phát động và nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên, cuộc thi “Finworld 2021” do khoa Tài chính - Thương mại tổ chức đã chọn ra được 16 đề tài hay nhất vào vòng Chung khảo. 

 

Chặng về đích của cuộc thi diễn ra trong cả ngày 6/7 với sự tham dự của PGS.TS. Ngô Cao Cường - Phó Hiệu trưởng thường trực Nhà trường, ThS. Nguyễn Tiến Hùng - Trưởng khoa Tài chính - Thương mại, ThS. Tăng Mỹ Sang - Phó Trưởng khoa Tài chính - Thương mại, TS. Lâm Thị Hồng Hoa - Trưởng ngành Tài chính - Ngân hàng sau đại học, ThS. Nguyễn Phạm Hải Hà - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo sau đại học và Khoa học công nghệ, ThS. Lê Phương Dung - Giảng viên ngành Kế toán, ThS. Trần Minh Tú - Giảng viên ngành Tài chính - Ngân hàng, ThS. Nguyễn Thanh Sang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues).

 

finworld

Cuộc thi Finworld 2021 đã chọn ra những đề tài sáng tạo, khả thi về nhiều lĩnh vực thuộc Tài chính - Thương mại 

 

Trong đó, thành viên Ban giám khảo vòng Chung khảo Finworld 2021 gồm: ThS. Nguyễn Tiến Hùng, ThS. Tăng Mỹ Sang, TS. Lâm Thị Hồng Hoa, ThS. Lê Phương Dung, ThS. Trần Minh Tú, ThS. Nguyễn Thanh Sang. 

 

16 đề tài được trình bày thuộc nhiều lĩnh vực, gồm 2 đề tài thuộc nhóm Ngân hàng: “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng tại Việt Nam”, “Hoạt động huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của dịch Covid-19”; 1 đề tài nhóm Kế toán: “Phát huy năng lực của sinh viên khi chuyển sang IFRS - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”; 1 đề tài nhóm Kiểm toán: “Vai trò của kiểm toán nội bộ trong mô hình ba tuyến - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam”; 1 đề tài về Thuế: “Đánh giá chính sách hỗ trợ thuế nhằm ứng phó dịch Covid-19 tại Việt Nam”.

 


Vòng Chung khảo được tổ chức với hình thức trực tuyến 

 

3 đề tài nhóm Quản trị doanh nghiệp: “Phân tích phát triển bền vững trong xu hướng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam”, “Lợi thế cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trong xuất khẩu”, “ Chiến lược kinh doanh và xu hướng phát triển của FMCG tại Việt Nam”; 1 đề tài nhóm Tài chính quốc tế: “Nghiên cứu về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”; 2 đề tài nhóm Thị trường tài chính: “Tìm hiểu về thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam”, “Thúc đẩy phát triển tín dụng xanh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”;

 

4 đề tài nhóm Fintech: “Phân tích tác động của trí thông minh nhân tạo (AI) đến nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, “ Các yếu tố tác động lên sự chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, “Nghiên cứu về việc phát hành tiền kỹ thuật của ngân hàng trung ương”, “Hệ sinh thái thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Trường hợp của Grab và khuyến nghị cho các doanh nghiệp thương mại điện tử”; 1 đề tài nhóm Thị trường chứng khoán: “Phân tích biến động về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Công ty hàng không niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời kỳ trước và sau dịch Covid-19”. 

 


Ban giám khảo đưa ra nhận xét chi tiết và đặt câu hỏi biện luận cho từng đề tài 

 

Tiêu chính đánh giá của vòng Chung khảo được tính theo 50% điểm nội dung khoa học, 50% điểm poster và thuyết trình. Đa phần các đề tài được đầu tư với những ý tưởng sáng tạo, có tính khả thi và xoay quanh vấn đề gắn với Covid-19. Tuy nhiên, có một số đề tài vẫn chưa phân tích sâu và rõ ràng, mắc một số lỗi trình bày và sử dụng sai thuật ngữ. Một số đề tài không thể hiện rõ nội dung trên poster.

 

Sau phần trình bày của các nhóm thí sinh, Ban giám khảo đưa ra nhận xét chi tiết và đặt câu hỏi biện luận nhằm giúp các bạn bổ sung và hoàn thiện đề tài. 

 

Trong đó, các đề tài như “Thúc đẩy phát triển tín dụng xanh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, “Phát huy năng lực của sinh viên khi chuyển sang IFRS - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”, “Nghiên cứu về việc phát hành tiền kỹ thuật của ngân hàng trung ương”, “Hệ sinh thái thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Trường hợp của Grab và khuyến nghị cho các doanh nghiệp thương mại điện tử”,... được Ban giám khảo đánh giá khá tốt về nội dung và ý tưởng. Cách trình bày của sinh viên lưu loát, tự tin và hiểu rõ vấn đề mình đang phân tích. 

 

 






Các poster được đầu tư kỹ lưỡng từ nhóm thí sinh

 

Kết quả giải thưởng cuộc thi Finworld 2021 gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Tư và 6 giải Khuyến khích. Trong đó giải Nhất thuộc về nhóm đề tài “Nghiên cứu về việc phát hành tiền kỹ thuật của ngân hàng trung ương”. Các giải Nhì, Ba, Tư lần lượt như sau:

 

2 Giải Nhì

- Thúc đẩy phát triển tín dụng xanh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

- Hệ sinh thái thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Trường hợp của Grab và khuyến nghị cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

3 Giải Ba

- Vai trò của kiểm toán nội bộ trong mô hình ba tuyến - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam

- Các yếu tố tác động lên sự chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng tại Việt Nam

4 Giải Tư

- Đánh giá chính sách hỗ trợ thuế nhằm ứng phó dịch Covid-19 tại Việt Nam

- Phân tích tác động của trí thông minh nhân tạo (AI) đến nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Nghiên cứu về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Phân tích phát triển bền vững trong xu hướng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam

 

6 đề tài còn lại đạt giải Khuyến khích. 

 

Cuộc thi Finworld 2021 đã khép lại thành công, sinh viên có được những bài học, kinh nghiệm chuyên môn tài chính, thương mại nói riêng và kỹ năng mềm cần thiết nói chung. Đây được xem như “hành trang" để giúp các bạn đạt thành quả học tập tốt và tiếp tục đam mê nghiên cứu, sẵn sàng tham gia các sân chơi quy mô lớn trong tương lai. 

 

Tin: Nguyên Lê 

Ảnh: Thế Thăng 

 
TIN LIÊN QUAN
Công bố Khoa học
Clarivate
Scopus
13
Năm xây dựng và phát triển
980+
Bài đăng trên tạp chí
380+
Lượt trích dẫn