Menu
  
Hoạt động sinh viên

Những lưu ý cần thiết để ứng phó trước cơn bão Tembin

25/12/2017
Theo ông Hoàng Đức Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhiều khả năng đêm 25/12, sáng 26/12, bão Tembin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, phạm vi ảnh hưởng được cảnh báo từ Nam Bình Thuận đến Cà Mau.
Trường hợp bão vào bờ vẫn còn gió mạnh cấp 10-11 thì cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực bão ảnh hưởng là cấp 4 - rủi ro lớn. Trường hợp gió mạnh cấp 12 thì khu vực Nam Bộ chịu cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5 - cấp thảm họa.

Do vậy, trước khi kịp ý thức về sự nguy hiểm và sức tàn phá của nó, thầy cô và sinh viên Nhà trường cần tham khảo 20 danh mục trong công tác ứng phó với bão dưới đây:
1. Rút tiền mặt từ ATM hoặc ngân hàng ra. Sau bão trong vòng 1 tuần có thể ATM vẫn chưa hoạt động.
2. Biết vị trí và điện thoại của các bệnh viện, đồn cảnh sát và cứu hỏa xung quanh.
3. Bỏ đồ đạc quan trọng, đồ điện trong bao nilon bọc kín.
4. Sạc pin: sạc tất cả pin điện thoại, đèn pin, camera, radio, máy tính laptop, v.v. Máy laptop có thể sạc nhiều lần cho điện thoại trong trường họp chưa có điện, chỉ cần bật máy ở chế độ sleep hoặc để độ sáng màn hình yếu để tiết kiệm pin. Nên nhớ radio (đài phát thanh) là thiết bị theo dõi bão quan trọng nhất vì ít bị mất liên lạc và phụ thuộc vào điện (do sử dụng pin) như TV. Đặc biệt, các bạn sinh viên UEF cần theo dõi những thông tin mới nhất về tình hình bão cũng như thông báo về kế hoạch học tập sau bão cho sinh viên được cập nhật liên tục trên Website và Fanpage chính thức của Nhà trường. 

5. Chuẩn bị nến.
 
tránh bão
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, Tembin được xác định là một cơn bão ở cấp độ thảm họa
 
6. Chuẩn bị thuốc men dụng cụ y tế chính yếu.
7. Tìm chỗ núp cho vật nuôi, thú cưng.
8. Đổ đầy bình xăng tất cả các xe. Thay nhớt nếu cần.
9. Trữ nước và đồ ăn đủ dùng trong 1 tuần.
10. Giày, ủng, áo mưa, mũ bảo hiểm.
11. Số điện thoại người thân.
12. Nếu nhà có bể chứa nước trên nóc, bơm nước đầy để tránh bị gió thổi bay.
13. Làm sạch hành lang và lỗ cống để nước thoát nhanh. Dọn dẹp lá cây trước bão.
14. Kiểm tra các cửa chính và cửa sổ bị rung rinh, cột chặt các cửa này. Dán băng keo hoặc đề can lên cửa kính để phòng cửa bị bể do va đập với các vật bay trong không trung. Di chuyển các đồ vật quan trọng và đồ điện tử ra xa vị trí các cửa này.
15. Dao, kéo, búa, kềm, cưa, tuốc-nơ-vít.
16. Chèn túi cát lên mái nhà nếu cần.
17. Chèn thanh ngang trước cửa sắt để gió không thổi bay cửa vào trong nhà.
18. Rút nguồn tất cả các thiết bị điện khi bão đến.
19. Kiểm tra khu vực quanh nhà, loại bỏ các vật nhỏ và vật nhọn có thể bị thổi bay và va đập.
20. Nếu có xe cộ, cất kỹ vào nhà, garaga hoặc neo cột lại với nhau.
Trên đây chỉ là những danh mục thầy cô và sinh viên UEF cần tham khảo, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích và giảm thiểu được các thiệt hại về con người cũng như vật chất.

Theo AlphaArt
TIN LIÊN QUAN