Menu
  
Tin tức sự kiện

Giảng viên UEF chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, học tập tích cực

13/10/2022
Nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời tạo cơ hội để thầy cô chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong công tác chuyên môn, chiều qua – 12/10, UEF tiếp tục tổ chức chương trình tập huấn Module 2: New models of classroom engagement and learning effectiveness – Các mô hình gắn kết lớp học và hiệu quả học tập dành cho các giảng viên.
Chương trình có sự tham dự của TS. Lý Thiên Trang - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, các Mentor: TS. Phan Bảo Giang – Phó Trưởng khoa, Phụ trách Khoa Marketing; TS. Hà Thị Thủy – Trưởng khoa Tài chính – Thương mại; TS. Dương Mỹ Thẩm – Phó Trưởng khoa Tiếng Anh, ThS. Hà Lê Thu Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Thiết kế dự án; ThS. Chế Dạ Thảo – Chuyên gia tâm lý và các thầy cô đến từ các Khoa UEF.
 
TS. Lý Thiên Trang chia sẻ mở đầu chương trình
 
Mở đầu buổi tập huấn, TS. Lý Thiên Trang đã tổng kết lại hoạt động Module 1 và chia sẻ mục tiêu của buổi Module 2. Theo đó, buổi tập huấn hôm nay là dịp để các thầy cô chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong việc giảng dạy, tạo sự gắn kết sinh viên trong lớp học và hiệu quả học tập qua các nội dung: giao tiếp tích cực, môi trường tích cực, mối quan hệ tích cực, ý nghĩa tích cực và một số kỹ thuật xây dựng không gian học tập tích cực.  
 



Thầy cô giao lưu, tương tác trong chương trình
 
Ở nội dung đầu tiên - giao tiếp tích cực, TS. Phan Bảo Giang đã đưa ra mô hình và phân tích các yếu tố để giao tiếp đạt hiệu quả gồm: Sender (người phát ngôn) – Encoding (mã hóa) – Transmission device (phương tiện truyền tải) – Decoding (giải mã) – Receiver (người nhận) – Noise (nhiễu) và Feedback (phản hồi).
 
 
TS. Phan Bảo Giang chia sẻ chủ đề giao tiếp tích cực
 
Tiếp đó, TS. Hà Thị Thủy và TS. Dương Mỹ Thẩm chia sẻ về mối quan hệ tích cực và môi trường tích cực. Theo TS. Hà Thị Thủy, mối quan hệ tích cực là mối quan hệ từ trái tim đến trái tim. Với môi trường giáo dục, thầy – trò không chỉ tạo dựng mối quan hệ trong lớp học mà còn ở phạm vi ngoài lớp học. Nghĩa là thầy cô sẵn lòng hỗ trợ, định hướng cho sinh viên khi các bạn có khó khăn trong cuộc sống.
TS. Dương Mỹ Thẩm cũng nhấn mạnh thêm, môi trường tích cực là môi trường có sự hài hòa giữa 3 nhân tố: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Môi trường tích cực sẽ tạo ra các mối quan hệ tích cực, đồng thời mối quan hệ tích cực góp phần hình thành nên một môi trường tích cực.
 
 
Thầy cô trao đổi, chia sẻ góc nhìn về dạy – học tích cực
 
Dạy và học tích cực sẽ giúp khơi dậy đam mê, mở ra tương lai nghề nghiệp và tạo nên giá trị xã hội cho sinh viên. Đó là chia sẻ của ThS. Hà Lê Thu Hoài khi đề cập đến ý nghĩa của dạy học tích cực trong môi trường đại học.
 
 
ThS. Hà Lê Thu Hoài chia sẻ góc nhìn về ý nghĩa tích cực
 
Trong khi đó, ở góc độ tâm lý, dựa trên cơ sở tháp nhu cầu của Maslow, ThS. Chế Dạ Thảo đã chia sẻ một số kỹ thuật xây dựng không gian học tập tích cực cho sinh viên như: kỹ thuật phá băng, kỹ thuật tạo tương tác và kỹ thuật ghi nhận. Đây là những kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng nhưng hiệu quả mang lại cao.
 
 
ThS. Chế Dạ Thảo chia sẻ một số kỹ thuật xây dựng không gian học tập tích cực
 
Với hoạt động lần này, các giảng viên Nhà UEF đã có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau về việc giảng dạy tích cực, tạo sự gắn kết sinh viên trong lớp học, từ đó áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của Nhà trường.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN