Ngành đào tạo

Kiểm toán

29/06/2022
1. Giới thiệu chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) tuyển sinh đầu tiên vào năm 2022. Chương trình được hoàn thiện theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ Đại học. Hàng năm, chương trình được rà soát, cập nhật theo ý kiến khảo sát của người học, người sử dụng lao động và được đánh giá, nghiệm thu bởi hội đồng khoa học.
2. 
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Kiểm toán:
- Nắm vững và chắc những nguyên tắc, quy trình kế toán - kiểm toán để tư vấn và tổ chức thực hiện các công tác liên quan đến kiểm toán trong doanh nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ để xử lý chuyên nghiệp các vấn đề phát sinh trong kế toán - kiểm toán cho từng đối tượng khách hàng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy hệ thống, thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực, khả năng trình bày và làm việc nhóm hiệu quả.
3. 
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức
· PO1: Đào tạo người học có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản, hoa học xã hội, chính trị và pháp luật. Đào tạo các kiến thức rộng và sâu về lĩnh vực kiểm toán, có năng lực giải quyết các yêu cầu công việc chuyên  môn trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Về kỹ năng
· PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp: hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng thực hiện công việc kiểm toán tại các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu;
· PO3: Có kỹ năng tự học, tư nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi;
· PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
· PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập;
· PO6: Có kỹ năng sử dụng công nghệ một cách thành thạo nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả tại các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước;
Về mức tự chủ, tự chịu trách nhiệm
· PO7: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp; có sức khỏe tốt;  
· PO8: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
4. 
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
· PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước.
· PLO2: Nhận biết và giải thích được một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế, xã hội.
· PLO3: Nhận biết, gải thích và có khả năng vận dụng kiến thức thực tế vào thực hiện công việc chuyên môn của nghề kiểm toán.
· PLO4: Phân tích,tổng hợp được các vấn đề trong lĩnh vực kiểm toán nhằm cung cấp được dịch vụ đảm bảo có chất lượng cho các khách hàng doanh nghiệp.
· PLO5: Tổng hợp, đánh giá được các vấn đề trong công việc kiểm toán nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các gian lận, sai sót.
· PLO6: Vận dụng thành thạo các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc kiểm toán.
· PLO7: Vận dụng và phát huy tư duy phản biện, tư duy xét đoán các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.
· PLO8: Vận dụng được hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm.
· PLO9: Vận dụng và phát huy được kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và Tiếng Anh.
· PLO10: Vận dụng và phát huy được kỹ năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu để đạt được những mục tiêu của cá nhân và của tổ chức.
· PLO11: Vận dụng và phát huy kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng dẫn dắt và phát huy trí tuệ tập thể trong các lĩnh vực chuyên môn.
· PLO12: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Có trách nhiệm công dân và trách nhiệm đối với cộng đồng.
5. Cơ hội việc làm
· Kiểm toán viên độc lập tại các công ty kiểm toán trong và ngoài nước.
· Kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi loại hình sản xuất kinh doanh.
· Các cấp quản lý thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, như: manager; senior trong các công ty kiểm toán; giám đốc tài chính cấp cao.
· Khởi nghiệp các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán sau khi học bổ sung các chứng chỉ nghề nghiệp theo quy định.
· Sinh viên tốt có thể thực hiện công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục Đại học thuộc lĩnh vực kế toán - kiểm toán.
6. 
Cơ hội học tập
· Sinh viên có thể tiếp tục học các chương trình Thạc sĩ Kế toán, Tài chính, Quản trị hoặc các Đại học có thứ hạng cao trên thế giới.
· Sinh viên có thể tiếp tục học lấy chứng chỉ CPA Việt Nam khi có đủ hai năm kinh nghiệm thực tiễn.
· Sinh viên có thể học chứng chỉ ACCA UK, và được miễn học 4 môn cơ bản.
· Sinh viên có thể học chứng chỉ CPA Úc và có thể được miễn toàn bộ các môn cơ bản.
· Ngoài ra, sinh viên có thể học các chứng chỉ nghề nghiệp khác như CMA, CIA, CFE, CFA,… tùy thuộc vào kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
 
 
TIN LIÊN QUAN