Ngành đào tạo

Tài chính quốc tế

01/03/2022

1. Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế thuộc Khoa Tài Chính - Thương Mại, Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính thành phố Hồ Chí Minh – UEF được ban hành và tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm 2021 theo mô hình đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, hàng năm, chương trình đào tạo được rà soát, cập nhật theo ý kiến khảo sát của người học, người sử dụng lao động và được đánh giá, nghiệm thu bởi hội đồng khoa học.
Thế mạnh vượt trội của các bạn sinh viên theo học chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế tại UEF:
+ UEF thuộc top trường đại học theo chuẩn quốc tế dẫn đầu về đào tạo nhóm ngành Tài chính, Kế toán, Kinh doanh, Thương mại, và Quản lý;
+ Sinh viên được học với các giáo trình chuyên ngành bằng tiếng anh, có chuẩn hóa và cập nhật thường xuyên theo nội dung và phương pháp đào tạo của các trường đại học tại Anh, Mỹ;
+ Chương trình đào tạo chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế được xây dựng nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính quốc tế, tài chính công ty đa quốc gia, kinh doanh ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu… Trong đó, bên cạnh hơn 21 tín chỉ đào tạo năng lực Tiếng Anh, chương trình còn đào tạo hơn 12 môn học chuyên ngành bằng tiếng anh, đảm bảo các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế, tập đoàn đa quốc gia.
+ Sinh viên thường xuyên được giao lưu với các doanh nhân thành đạt và tham quan, học tập thực tế các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia;
+ Đa số các môn học ngoài giảng viên chính thức, đều có báo cáo viên là các doanh nhân thành đạt, lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực đó đến chia sẽ kinh nghiệm, chia sẽ kiến thức thực tế, giúp sinh viên hiểu hơn về tính ứng dụng của môn học vào môi trường Kinh tế - Tài chính;
+ Ngoài việc trang bị kiến thức, sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình,… thông qua các môn học chuyên đề, các hoạt động phát triển chuyên môn tại các câu lạc bộ học thuật và các hoạt động phong trào Đoàn;
+ Sinh viên được nhà trường và khoa chăm lo, giới thiệu đơn vị thực tập và có rất nhiều cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp đối tác, doanh nghiệp tài trợ, thông qua các chương trình tìm kiếm nhân tài từ sinh viên;
+ Đặc biệt sinh viên được trao dồi ngoại ngữ và tin học để có thể tự tin làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có thể học lên các bậc học cao hơn ở trường quốc tế trong nước và nước ngoài.
​2. Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân Tài chính quốc tế đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ, nắm vững kiến thức nền tảng, hiện đại và chuyên sâu về lĩnh vực tài chính quốc tế và kinh doanh ngoại hối, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Sinh viên sau khi ra trường có năng lực hoạch định, tư vấn quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính quốc tế tại các tổ chức kinh tế, tập đoàn đa quốc gia trong khu vực và thế giới. Sinh viên có thể tự chủ phát triển nghề nghiệp bản thân trong môi trường cạnh tranh và bối cảnh hội nhập toàn cầu.
3. Mục tiêu cụ thể
· PO1: Đào tạo người học có kiến thức nền tảng rộng và sâu về lĩnh vực tài chính quốc tế, có năng lực ứng dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực tài chính quốc tế;
· PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp: hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động tài chính quốc tế tại các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế trong trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu;
· PO3: Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.
· PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
· PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập;
· PO6: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt;
· PO7: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách với xã hội, cộng đồng
4. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
4.1. Kiến thức
PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
PLO2: Diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế vi mô và vĩ mô trong nước và quốc tế tác động đến hoạt động tài chính quốc tế, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
PLO3: Nhận biết, diễn giải và có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế các kiến thức căn bản và chuyên sâu về tài chính, tài chính quốc tế trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
PLO4: Nhận biết, diễn giải kiến thức tài chính quốc tế hiện đại, có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tài chính quốc tế giữa các quốc gia, trong các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, các định chế tài chính trên phạm vi toàn cầu.
PLO5: Có khả năng đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính quốc tế để xử lý và thực hiện các hoạt động phân tích, tư vấn đầu tư quốc tế, đầu tư phái sinh, phòng ngừa các rủi ro tài chính quốc tế, mua bán, sáp nhập, quản trị chiến lược, quản trị tài chính cho các định chế tài chính, các tập đoàn đa quốc gia.
PLO6: Biết sử dụng các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng trong việc phân tích đầu tư, tư vấn và thực hành nghiệp vụ tài chính quốc tế.
4.2. Kỹ năng
PLO7: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán).
PLO8: Có kỹ năng làm việc nhóm.
PLO9: Có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành bằng tiếng mẹ đẻ và Tiếng Anh (tương đương trình độ B1 khung châu Âu) 
4.3. Mức tự chủ, tự chịu trách nhiệm
PLO10: Có phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị; Có sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của ngành, chuyên ngành.
PLO11: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.
PLO12: Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính quốc tế đã được đào tạo.
PLO13: Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
4.4. Năng lực ngoại ngữ và tin học
· Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương.
· Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao do Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM sát hạch.
5. Cơ hội việc làm
Người học tốt nghiệp ngành Tài chính quốc tế có thể đảm nhận các vị trí:
(1)  Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính toàn cầu tại các định chế tài chính quốc tế, bộ phận tài chính của công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
· Lập báo cáo phân tích tình hình tài chính cho các nhà đầu tư;
· Phân tích thị trường và tham gia vào các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
· Các hoạt động liên quan đến quản trị tiền mặt, chu chuyển vốn quốc tế hoặc quản lý rủi ro tài chính;
· Phân tích đầu tư và quản trị tiền mặt quốc tế;
· Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế;
· Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính toàn cầu.
(2)  Chuyên viên tài chính tại các doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực công hoặc tư nhân:
· Phân tích, lập kế hoạch tài chính;
· Thực hiện quyết định quản trị tài chính doanh nghiệp.
· Phân tích các nguồn dữ liệu trong lĩnh vực tài chính quốc tế để tư vấn đầu tư.
· Chuyên viên kinh doanh ngoại hối, sản phẩm phái sinh tại các tổ chức định chế tài chính.
6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
· Liên thông trong với các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế;
· Khả năng học tập để phát triển nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học;
· Năng lực học tiếp và đạt chứng chỉ hành nghề như CFA (Chartered Financial Analyst), FRM (Financial Risk Management), CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst), CFP (Certified Financial Planner), FMVA (Financial Modeling & Valuation Analyst);
· Khả năng tự học và tự nghiên cứu nâng cao trình độ bản thân dựa theo các kiến thức nền tảng đã được trang bị ở bậc Cử nhân.
Các quyết định ban hành Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành Tài Chính Quốc Tế

Khóa 2022 - Ngành Tài chính quốc tế
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
    4.1. Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
    
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
    
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên
Khóa 2021 - Ngành Tài chính quốc tế
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
    4.1. Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
    
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
    
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên

TIN LIÊN QUAN