Tin tức sự kiện Khoa học công nghệ

Đề tài về thiết kế phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy Ngôn ngữ Nhật được nghiệm thu thành công

29/08/2021
Với những ý nghĩa thực tiễn mang lại, đề tài “Thiết kế phương tiện nghe nhìn hỗ trợ dạy học tiếng Nhật tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh” do ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế làm tác giả đã nhận được những đánh giá tích cực từ Hội đồng trong buổi nghiệm thu sáng ngày 27/8 vừa qua. 
Hội đồng nghiệm thu gồm các thầy cô giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong giảng dạy ngoại ngữ như: TS. Võ Văn Thành Thân – Chủ tịch; PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực – Phản biện 1; ThS. Lý Như Quỳnh – Phản biện 2; ThS. Phạm Thị Thùy Linh - Ủy viên, ThS. Nguyễn Trần Vũ Thư – Ủy viên, Thư ký.
 
Các thầy cô trong hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học
 
Thực tế hiện nay, việc áp dụng các phương tiện nghe nhìn (hình ảnh, âm thanh, video) trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng đã không còn là vấn đề mới mẻ, được các trung tâm triển khai từ lâu. Tuy nhiên, đây là những phương tiện dạy học lưu hành nội bộ, biên soạn theo mục tiêu đào tạo của từng đơn vị nên không thể áp dụng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật tại UEF. Để tăng hứng thú học tập cho sinh viên cũng như hiệu quả giảng dạy, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thực hiện đề tài nói trên.
 
Đề tài góp phần phong phú hóa phương pháp giảng dạy ngành Ngôn ngữ Nhật
 
Tại buổi nghiệm thu, tác giả đã trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu của mình trước hội đồng, bên cạnh lý do chọn đề tài, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu,… tác giả đã đặc biệt lồng nghép các hình ảnh, video và đi sâu vào miêu tả, phân tích trong phần trình bày của mình.
 
  

Một số loại dung được tác giả trình bày trong buổi nghiệm thu
 
Sau khi nghe trình bày, các thành viên trong hội đồng đã đưa ra ý kiến phản biện và các câu hỏi về đề tài cho tác giả. Nhìn chung, đề tài đáp ứng được mục tiêu của một bài nghiên cứu khoa học giảng viên, có tính ứng dụng cao, phù hợp với thực tiễn giảng dạy Ngôn ngữ Nhật tại UEF. Tuy nhiên, hội đồng cũng đưa ra một số góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn như: làm rõ thêm khung lý thuyết, tăng số lượng sinh viên được phỏng vấn,... đặc biệt là vấn đề về bản quyền hình ảnh, âm thanh; phi chí in ấn, kích thước bộ hình ảnh,…
Với giá trị thiết thực mà đề tài mang lại, hội đồng nghiệm thu đã nhất trí thông qua đề tài. Chúc mừng ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn và khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế đã có thêm một đề tài nghiên cứu nghiệm thu thành công trong năm học này.
 
Kim Bằng
TIN LIÊN QUAN