Hành trang nghề nghiệp

Xu thế nghề nghiệp trong ngành Ngân hàng thời Hội nhập

29/12/2015
 
1. Những nghề nghiệp trong ngành ngân hàng.
Trước đây, khi nhắc đến ngân hàng, người ta nghĩ nay đến những người làm kinh doanh. Cách đây khoảng 10 năm tín dụng được cho là một việc hot, công việc tín dụng nghĩa là cầm tiền đi cho vay các doanh nghiệp. Trong suy nghĩ của nhiều người đây dường như là một việc dễ “kiếm” vì mình có tiền và doanh nghiệp cần tiền, công việc tín dụng này như một sự ban ơn cho doanh nghiệp vậy. Thời kỳ các ngân hàng cần thanh khoản, chúng ta có thể thấy ngân hàng ồ ạt tuyển dụng các chuyên viên quan hệ khách hàng để làm công tác huy động vốn, còn bây giờ thì ngày nào cũng bị “quấy rối điện thoại” bởi các em chuyên viên bán thẻ tín dụng. Các vị trí tuyển dụng thường thấy là các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với thời kỳ hội nhập ngày nay, xu hướng nghề nghiệp của các ngân hàng cũng có sự thay đổi đáng kể. Khái quát lại có 4 tầng công việc chính như sau:


- Sales: Những người trực tiếp đi kinh doanh, bán hàng và sản phẩm. Thông thường tại tầng này sẽ phân loại theo đối tượng khách hàng (như khách hàng lớn, khách hàng SME, khách hàng định chế tài chính, nhóm khách hàng đặc thù,…)
- Intelligent: Những người nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng quy trình
- Back office: Những người làm các công việc vận hành tác nghiệp xử lý sau khi có các hợp đồng từ bộ phận Sales
- Supporting: Những người làm những công việc còn lại, thông thường là sử dụng chung của các bộ phận kia như Quản trị rủi ro, nhân sự, Công nghệ thông tin,…
Với sự phân loại khách hàng như vậy, các công việc sẽ diễn ra một cách thông suốt từ Front to back và được phân loại theo đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, với xu thế tập trung hóa một số hoạt động của ngân hàng như vận hành, thẩm định,… lên Hội sở để giải phóng năng lực bán hàng ở dưới Chi nhánh. Các chi nhánh, phòng giao dịch hiện tại của ngân hàng sẽ có xu hướng trở thành các điểm bán hàng và dịch vụ thuần túy.
Nếu nhìn vào cơ cấu tổ chức trên, những bạn nào có khả năng và muốn phát triển sâu về nghề bán hàng thì nên vào tầng Sales. Những bạn nào chưa có khả năng đó thì hoàn toàn có rất nhiều vị trí khác ở các tầng còn lại để lựa chọn. Như phát biểu của ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc VP bank chia sẻ tại Hội thảo Đối thoại cùng nhà tuyển dụng do Viện BTCI tổ chức thì VP Bank trong đợt vừa rồi đã tuyển dụng 50 sinh viên chuyên ngành toán kinh tế từ các trường như Kinh tế quốc dân, Đại học Ngân hàng TPHCM để làm các công việc liên quan đến xây dựng mô hình trong dự án triển khai Basel II của ngân hàng.
2. Xu thế nghề nghiệp ngân hàng trong thời đại mới
Đối với ngành ngân hàng hiện nay, xu thế kết hợp những nghề nghiệp tưởng chừng không liên quan đến nhau đang trở nên rõ ràng hơn trước. Hiện tại, sinh viên ra trường đang được đào tạo 3 chuyên ngành chính để có thể được tuyển dụng vào trong ngân hàng như sau:

Nếu bạn tốt nghiệp những trường đào tạo về kinh tế như Đại học Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng hay Học viện Tài chính, các kiến thức bạn được đào tạo thuần túy là về kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa nghiệp vụ và chuyên môn hiện tại đang tạo ra một nghề mới trong ngành ngân hàng đó là MIS (Management information system) hoặc BA (Business Analysis) . Đây là những người vừa biết về nghiệp vụ, vừa có chuyên môn về IT để có thể kết nối giữa bộ phận nghiệp vụ và IT, phát triển và sáng tạo các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, xu thế lượng hóa, mô hình hóa cũng trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực ngân hàng. Trước đây, các số liệu được ước tính đơn giản mà mọi người vẫn gọi là “tính vo” hoặc “bốc thuốc” số liệu. Tuy nhiên ngày nay, các nhà quản trị ngân hàng cần nhiều hơn thế, họ cần biết chính xác và chi tiết đến từng hạng mục, từng sản phẩm, thậm chí là đến từng giao dịch như thế nào. Do đó, xu hướng mô hình hóa ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được đưa vào trong ngân hàng để giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định của mình.
Trước tình hình đó, sinh viên cần trang bị những gì để bước vào đời. Tôi rất tâm đắc với một hình ảnh “Ba lô vào đời” mà Tiến sỹ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TPHCM đã nói trong một buổi hội thảo của ông.



- Phần chính của Ba lô là kiến thức cứng và kỹ năng cứng: Đây là những kiến thức, kỹ năng chuyên môn hẹp và ngoài chuyên môn hẹp chúng ta cần phải có.
- Balo có 2 cái bịch để đựng nước đây là những kỹ năng mềm mà sinh viên cần rèn luyện như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, bán hàng,…
- Cuối cùng, ba lô có 2 cái dây đeo, một dây là ngoại ngữ và 1 dây là tin học.
Hãy cố gắng trang bị cho mình một chiếc ba lô thật tốt để mỗi bạn sinh viên có thể tự tin bước vào đời và chinh phục nhà tuyển dụng.
 
 
TIN LIÊN QUAN