Giới thiệu

Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ II (2012 - 2015)

02/03/2015
MỤC LỤC
1.Chương trình Đại hội Trang 2
2.Quy chế làm việc Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 - 2015 Trang 4
3.Kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I, nhiệm kỳ 2010 - 2012 Trang 08
4.Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường Đại học Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 – 2015 Trang 24
5.Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I, nhiệm kỳ 2010 – 2012 Trang 33
6.Hướng dẫn nội dung thảo luận Trang 35
7.Danh sách tổ thảo luận Trang 37
8.Sơ đồ vị trí ngồi Trang 40

 
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI


CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LẦN THỨ II, NHIỆM KÌ 2012 – 2015
_____________
Thời gian: 07:30 – 17:00 ngày 03 tháng 6 năm 2012
Địa điểm: Thư viện cơ sở Tham Lương, số 8 Tân Thới Nhất 17, P.Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM

I.PHIÊN THỨ NHẤT: (07:30 – 11:30 ngày 03/6/2012)

  • Phần khai mạc:

1. Nghi thức khai mạc (Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự)
2. Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
3. Bầu Đoàn Chủ tịch

  • Phần làm việc của Đoàn Chủ tịch:

4. Giới thiệu Đoàn Thư ký
5. Trình bày và biểu quyết thông qua Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu tham dự đại hội
6. Diễn văn khai mạc Đại hội
7. Trình bày và biểu quyết thông qua chương trình Đại hội
8. Phát biểu chỉ đạo và định hướng của đại diện Ban Thường vụ Thành Đoàn.
9. Trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn Trường nhiệm kỳ I, dự thảo Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ I và dự thảo Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường nhiệm kỳ II
10. Trình bày tổng hợp góp ý nội dung Văn kiện tại cơ sở
11. Phát biểu định hướng của đại diện Ban Thường vụ Thành Đoàn
12. Thảo luận Văn kiện Đại hội
13. Trình bày và biểu quyết thông qua đề án nhân sự Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ II
14. Tự ứng cử, đề cử và biểu quyết thông qua Danh sách ứng cử viên tham gia Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ II
15. Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ I tuyên bố kết thúc nhiệm vụ
16. Bầu Ban kiểm phiếu
17. Tiến hành bầu cử và công bố kết quả Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ II
18. Đoàn Chủ tịch tiếp thu và giải trình những ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự đại hội.
19. Trình bày Quyết định Phân bổ đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ IX
20. Tự ứng cử, đề cử và biểu quyết thông qua Danh sách đoàn đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn Thành phố nhiệm kỳ IX
21. Tiến hành bầu cử và công bố kết quả đoàn đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn Thành phố nhiệm kỳ IX
22. Tự ứng cử, đề cử và biểu quyết thông qua Danh sách đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn Thành phố nhiệm kỳ IX
23. Tiến hành bầu cử và công bố kết quả đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn Thành phố nhiệm kỳ IX
24. Kết thúc Phiên Thứ I
II.HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH LẦN THỨ I: (11:30 – 13:00 ngày 03/6/2012)
Bầu các chức danh Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Trường.
III. PHIÊN THỨ II: (13:00 – 17:00 ngày 03 tháng 6 năm 2012)

  1. Tập trung và ổn định đại biểu, Văn nghệ chào mừng Đại hội
  2. Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký tiếp tục điều hành Đại hội
  3. Giới thiệu thành phần tham dự và công bố các đơn vị gửi hoa chúc mừng
  4. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo số lượng đại biểu dự Đại hội phiên thứ 2
  5. Báo cáo kết quả làm việc trong phiên thứ I của Đại hội
  6. Báo cáo hình ảnh kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn Trường nhiệm kỳ I và tóm tắt một số vấn đề chính trong Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường nhiệm kỳ II
  7. Trình bày báo cáo tham luận của các cơ sở
  8. Khen thưởng
  9. Chia tay các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ I thôi tham gia công tác.
  10. Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ II ra mắt Đại hội
  11. Ra mắt đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn Thành phố nhiệm kỳ IX
  12. Phát biểu chỉ đạo của của đại diện Chi ủy – Ban Giám hiệu Nhà trường
  13. Biểu quyết thông qua các nội dung của Văn kiện Đại hội, các hệ thống chỉ tiêu (Có tiếp thu các ý kiến thảo luận của Đại biểu)
  14. Trình bày và biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội
  15. Diễn văn Bế mạc Đại hội
  16. Nghi thức chào cờ bế mạc
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

QUY CHẾ LÀM VIỆC
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỘC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM
LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2012 – 2015
_____________

Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
Căn cứ kế hoạch số 01/KH-ĐTN_TL ngày 30/01/2012 của Ban Thường vụ Đoàn Trường về việc tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 - 2015;
Để đảm bảo Đại hội Đại biểu Đoàn hội Đại biểu Đoàn Trường nhiệm kỳ II diễn ra thành công, Ban Tổ chức Đại hội xây dựng quy chế hoạt động Đại hội như sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Điều 1:
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 - 2015 là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công tác tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012 - 2015. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn Trường nhiệm kỳ I; xây dựng phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường nhiệm kỳ II; kiểm điểm vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành (BCH), Ban Thường vụ (BTV) Đoàn Trường, chuẩn bị đề án nhân sự và danh sách ứng cử BCH nhiệm kỳ II. Mọi hoạt động của các đoàn đại biểu và mỗi đại biểu hướng đến sự thành công của Đại hội.
Điều 2: Nguyên tắc làm việc của Đại hội:
1.Hoạt động theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”.
2.Đại hội Đại biểu Đoàn Trường chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số đại biểu chính thức và 2/3 cơ sở Đoàn được triệu tập.
3.Việc quyết định các nội dung đại hội, nhân sự BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ II, nhân sự tham dự Đại hội Đoàn cấp trên có giá trị khi đạt quá ½ số đại biểu có mặt tán thành.

CHƯƠNG II
ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Điều 3: Đại biểu chính thức của Đại hội gồm:
1.Đại biểu là Ủy viên BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ I.
2.Đại biểu do Hội nghị đại biểu các cơ sở Đoàn theo phân bổ chỉ tiêu của BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ I.
3.Đại biểu do BCH Đoàn Trường chỉ định theo quy định của Điều lệ Đoàn.
4.Trong trường hợp, Đại biểu chính thức không tham dự được, Đại biểu dự khuyết sẽ thay nhưng phải báo cáo với Ban Tổ chức Đại hội trước khi diễn ra Đại hội 1 ngày.
Điều 4: Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại biểu chính thức:

  1. Tham gia xây dựng, biểu quyết và thực hiện chương trình, quy chế làm việc của đại hội. Thảo luận và biểu quyết danh sách Đoàn chủ tịch, Ban thẩm tra tư cách đại biểu; Ban kiểm phiếu.
  2. Thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản của Đại hội.
  3. Bầu BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ II.
  4. Bầu đoàn Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn Thành phố nhiệm kỳ IX.
  5. Biểu quyết các vấn đề của Đại hội.
  6. Đề xuất ý kiến về công việc của Đại hội thông qua Trưởng đoàn Đại biểu và khi cần thì trực tiếp đề xuất với Đoàn Chủ tịch.
  7. Thực hiện các quy định sinh hoạt của đại biểu trong Đại hội.
  8. Phản ánh đầy đủ các hoạt động và kết quả của Đại hội tới tập thể đoàn viên, thanh niên tại đơn vị đại biểu đang học tập, công tác.

Điều 3: Đoàn Đại biểu:
Đoàn Đại biểu được tổ chức theo Đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn Trường, bao gồm các Đại biểu chính thức đang tham gia học tập, công tác tại đơn vị và các ủy viên BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ I được phân bổ tham gia cùng các đoàn tại Đại hội. Trưởng đoàn Đại biểu là người đứng đầu các đoàn, do BTV Đoàn Trường chỉ định. Các Đoàn Đại biểu có trách nhiệm thực hiện chương trình, quy chế làm việc của Đại hội.
Điều 4: Nhiệm vụ của Trưởng đoàn Đại biểu:
1.Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đoàn, báo cáo đầy đủ, chính xác kịp thời những ý kiến thảo luận và đề xuất của đoàn với Đoàn chủ tịch; truyền đạt ý kiến của Đoàn Chủ tịch tới các Đại biểu trong đoàn.
2.Báo cáo số lượng Đại biểu có mặt vào đầu mỗi buổi làm việc cho Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, tiếp nhận tài liệu của đại hội gửi cho Đại biểu trong đoàn, làm báo cáo theo chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch.
Điều 5: Trang phục
Các đại biểu phải đeo huy hiệu đại hội bên ngực trái, sử dụng thẻ đại biểu của Đại hội trong tất cả các phiên làm việc và hoạt động của Đại hội. Nếu đại biểu mất thẻ đại biểu phải báo cáo với Trưởng đoàn và Ban Tổ chức Đại hội.
Nam nữ mặc áo thanh niên do Ban tổ chức tặng, nam quần tây sậm màu, nữ váy sậm màu, áo bỏ vào trong quần (váy), mang giày.
Điều 6:
Đại biểu ngồi đúng vị trí quy định, không tự ý thay đổi chỗ ngồi, không rời vị trí để làm việc riêng, không được đọc báo, nói chuyện. Đại biểu không sử dụng điện thoại di động, máy nhắn tin, máy ghi âm trong khi làm việc tại đại hội. Đại biểu không mang vũ khí, chất gây cháy, nổ trong thời gian tham dự Đại hội.
Điều 7: Phát biểu ý kiến tại Đại hội:
1.Đại biểu muốn phát biểu ý kiến thì phải đăng kí với Đoàn Chủ tịch (thông qua Đoàn Thư ký), hoặc giơ tay trực tiếp, khi Đoàn Chủ tịch mời mới phát biểu.
2.Khi phát biểu phải chuẩn bị trước, ngắn gọn theo nội dung hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch và không quá 03 phút.
Điều 8:
Đại biểu dự Đại hội phải chấp hành nguyên tắc tiếp nhận và xử lý thông tin theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch. Đại biểu phải thực hiện nghiêm túc việc sử dụng và bảo quản tài liệu theo quy định, không được tự ý lưu hành những tài liệu và ấn phẩm không do Ban Tổ chức Đại hội phát ra. Đại biểu sử dụng thẻ Biểu quyết để thực hiện biểu quyết các nội dung trong Đại hội.

Điều 9: Thời gian và địa điểm tham dự Đại hội, cụ thể:
1.Thời gian: ngày 03/6/2012

  • Phiên thứ nhất: 7g30 ngày 03/6/2012.
  • Phiên thứ hai: 13g00 ngày 03/6/2012.

2.Địa điểm: Thư viện cơ sở Tham Lương, số 8 Tân Thới Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại biểu không tự ý vắng mặt, nếu vắng phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Trưởng đoàn Đại biểu.

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH, ĐOÀN THƯ KÝ, BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU, BAN KIỂM PHIẾU

Điều 10:
BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ I đề nghị số lượng và danh sách Đoàn chủ tịch, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, Ban kiểm phiếu, Đại hội thảo luận, biểu quyết bằng cách giơ thẻ Biểu quyết.
Điều 11: Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch:

  1. Điều khiển Đại hội, Hội nghị theo chương trình đã được đại biểu quyết định.
  2. Hướng dẫn đại biểu thảo luận, thông qua các báo cáo của BCH, quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ tới và những vấn đề có liên quan.
  3. Quyết định việc lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của Đại hội, Hội nghị theo thẩm quyền.
  4. Lãnh đạo công tác bầu cử của Đại hội gồm các nội dung: Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, thống nhất tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu BCH và đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên; Lấy biểu quyết của Đại hội về số lượng BCH nhiệm kỳ mới; Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử BCH và đại biểu đi dự đại hội Đoàn Thành phố; Tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử, tiếp thu ý kiến xin rút và quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử; Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử; Giới thiệu số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng ban Kiểm phiếu để Đại hội biểu quyết, điều hành hoạt động của Ban Kiểm phiếu; trao đổi những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử (nếu có).
  5. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình Đại hội, Hội nghị.
  6. Điều hành thông qua Nghị quyết Đại hội.
  7. Tổng kết, bế mạc Đại hội, Hội nghị.

Điều 12: Ban Thẩm tra tư cách đại biểu:

  1. Căn cứ vào kết quả tổng hợp danh sách và tình hình đại biểu của BCH cấp triệu tập Đại hội, tiêu chuẩn và các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xem xét tư cách đại biểu do cơ sở bầu lên.
  2. Giải quyết các đơn thư tố cáo, khiếu nại về tư cách đại biểu, về thực hiện các nguyên tắc, thủ tục của cấp dưới và tổng hợp trình Đại hội những trường hợp xét thấy không đủ tư cách đại biểu để Đại hội xem xét quyết định.
  3. Tổng hợp và báo cáo với Đại hội về tình hình, tư cách đại biểu.
  4. Hướng dẫn đại biểu thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Đại hội.
  5. Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch, của Đại hội và chức năng, nhiệm vụ của Ban.

 
Điều 13: Ban Kiểm phiếu:

  1. Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách thức tiến hành bỏ phiếu.
  2. Phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu bầu.
  3. Xem xét (theo nguyên tắc tập thể) và báo cáo với Đoàn Chủ tịch hoặc Đại hội quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc khi có đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.
  4. Lập biên bản bầu cử, công bố kết quả bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội.

 
Điều 14: Đoàn Thư ký
Đoàn Thư ký do Đoàn Chủ tịch giới thiệu và báo cáo với Đại hội. Nhiệm vụ của Đoàn Thư ký:

  1. Ghi biên bản và tổng hợp ý kiến tại buổi thảo luận. Chuẩn bị ý kiến tổng kết thảo luận cho Đoàn Chủ tịch.
  2. Tiếp nhận phiếu đăng ký phát biểu, các bài tham luận của đại biểu và các thư từ, kiến nghị gửi đến Đại hội.
  3. Các nhiệm vụ cụ thể khác do Đoàn Chủ tịch phân công theo chức năng, nhiệm vụ.

 
Đại biểu dự Đại hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Đại hội. Đại biểu vi phạm quy chế thì tùy theo mức độ vi phạm mà Ban Tổ chức đại hội có hình thức xử lý thích hợp, kể cả việc xem xét tư cách đại biểu.

BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI


PHẦN THỨ NHẤT:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2010 - 2012

 
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn Trường nhiệm kỳ I, Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2009 – 2010, năm học 2010 – 2011; Báo cáo sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên học kỳ 1 năm học 2011 – 2012 và tình hình thực tế đoàn viên, thanh niên và của Trường, BCH Đoàn Trường nhiệm kỳ I báo cáo kết quả hoạt động cụ thể như sau:
I.CÔNG TÁC GIÁO DỤC:
1.Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”
Ban Thường vụ Đoàn trường đã tiến hành triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động từ năm học 2010 – 2011 trên website cũng như trong các hoạt động tuyên truyền về truyền thống của Đoàn Trường. Đến nay, hầu hết các cơ sở Đoàn đã nắm bắt thông tin và từng bước cụ thể hóa nội dung học tập, làm theo lời Bác, phù hợp với từng đối tượng thanh niên; đầu tư nhiều giải pháp, hoạt động gắn việc thực hiện cuộc vận động với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Ngoài ra, Đoàn trường đã giới thiệu Đoàn viên – sinh viên tham gia các hoạt động cấp thành để có nhiều kênh thông tin hơn về việc tham gia và thực hiện cuộc vận động.
Lồng ghép trong hoạt động các CLB để giới thiệu những nội dung thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh đến đoàn viên – sinh viên: CLB tiếng Anh với cách học ngoại ngữ của Bác, CLB Con người và môi trường với tính cách tiết kiệm và bảo vệ môi trường của Người,…
Kết hợp bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề, đi bảo tàng để giúp sinh viên có ý thức tìm hiểu nhiều hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh và ứng dụng trong đời sống, học tập. Trong năm học 2009 – 2010, Đoàn Trường đã tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên đề: “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh "là đạo đức là văn minh” cho hơn 50 cán bộ Đoàn từ cấp cơ sở. Hội nghị đã triển khai những quan điểm về đạo đức cách mạng trong xây dựng tổ chức trên nền của tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp bồi dưỡng và làm rõ hơn nhận thức của cán bộ Đoàn trong việc học tập tấm gương của Bác trong học tập và xây dựng đất nước.
Tuy chưa có chương trình cụ thể nhưng các nội dung cuộc vận động bước đầu đã đến với Đoàn viên – sinh viên Trường. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về các nội dung thực hiện cuộc vận động được đảm bảo. Bản tin của Đoàn trường cũng đã hưởng ứng, cập nhật tin bài, tạo thêm nhiều kênh thông tin, trao đổi trong đoàn viên, sinh viên: website Đoàn Trường, diễn đàn trao đổi của sinh viên UEF, …
2.Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” bắt đầu được khởi động tại UEF từ tháng 10/2010, lồng ghép và thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó nổi bật với các nội dung: xây dựng và định hướng hoạt động các Câu lạc bộ (CLB) học thuật của sinh viên UEF và hỗ trợ Nhà trường trong công tác hướng nghiệp dành cho đối tượng học sinh THPT.
Hoạt động của các CLB học thuật đã giúp bước đầu khơi dậy đam mê nghiên cứu và ứng dụng kiến thức trong sinh viên thông qua việc thành lập CLB Sife - nghiên cứu các dự án kinh tế vì cộng đồng; Knowledge Sharing Club – nơi chia sẻ kiến thức, giới thiệu sách hay và định hướng văn hóa đọc cho Đoàn viên – sinh viên Trường; phát triển CLB tiếng Anh với nhiều hình thức sinh hoạt mới, tăng tính ứng dụng ngôn ngữ Anh trong hoạt động học tập, sinh hoạt và đời sống của sinh viên UEF, đồng hành với nhiệm vụ nâng chuẩn tiếng Anh cho sinh viên UEF mà Nhà trường đã đề ra; cùng thực hiện các hoạt động kinh doanh với CLB Kinh doanh (Business Club); thể hiện tiếng nói học thuật và đời sống sinh hoạt của sinh viên Trường thông qua Nội san Dấu ấn UEF với 03 kỳ báo phát hành đến nay,… Những hoạt động sôi nổi của các CLB trong thời gian nhiệm kỳ I đã khơi nguồn ý tưởng và đam mê cho việc chuẩn bị thành lập các CLB học thuật trong thời gian sắp tới: CLB Tài chính của khoa Tài chính – Kinh doanh tiền tệ, CLB Kỹ năng mềm của khoa Giáo dục Đại cương,…
Kết hợp với việc hỗ trợ hoạt động tư vấn, hướng nghiệp của Nhà trường, Đoàn Trường đã tham mưu việc thực hiện chương trình “Thử làm sinh viên UEF 1 ngày” dành cho đối tượng là học sinh THPT, trong đó giới thiệu các hình thức học tập, sinh hoạt của sinh viên, cho các em được thực tế tham gia như: tham gia 1 giờ học thử của sinh viên UEF, tham gia sinh hoạt tại các CLB, tiếp xúc, giao lưu và trò chuyện với các bạn sinh viên về đời sống trong và ngoài phòng học,… Trong đó, Đoàn Trường cũng đề xuất trao tặng học bổng cho đối tượng là học sinh khó khăn có thành tích học tốt.
Bước đầu thực hiện các nội dung trên, Đoàn Trường đã thành lập và định hướng phát triển cho 04 CLB học thuật, tổ chức mô hình “Thử làm sinh viên UEF 1 ngày” 2 lần cho đối tượng là học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai – tỉnh Sóc Trăng với tổng số suất học bổng là 20 suất, trị giá 500.000đ/ suất.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” còn được Đoàn trường thực hiện trong rất nhiều hoạt động tình nguyện: trao hơn 200 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi tại xã Nhị Bình – huyện Hóc Môn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tại huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp với tổng trị giá 45.000.000đ.
Ngoài hoạt động của Đoàn Trường, Câu lạc bộ Con người và Môi trường cũng chủ động trong việc thực hiện tinh thần của chương trình thông qua việc tổ chức trao học bổng trong chương trình định kỳ Giáng sinh tình nguyện 2010, 2011 và thực hiện gian hàng riêng tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học cho đối tượng học sinh THPT tại tỉnh Đồng Tháp vào tháng 1/2012 vừa qua, thu hút hơn 30 thành viên CLB tham gia hỗ trợ thông tin cho thí sinh về đời sống học tập và sinh hoạt tại môi trường đại học. Sinh viên Trường cũng đã chủ động tham gia các chương trình tư vấn tuyển sinh của Nhà trường dành cho đối tượng học sinh THPT, giúp các em giảm bớt những lo lắng và bỡ ngỡ khi chọn trường trong các kỳ tuyển sinh.
3.Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống:
Trọng tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên trong nhiệm kỳ I được Ban Thường vụ Đoàn trường chỉ đạo và tổ chức thông qua các hoạt động gắn với kỷ niệm những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và tổ chức Đoàn: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 36 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ngày Thương binh liệt sỹ; Ngày Truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhằm giáo dục tinh thần Vì biển đảo quê hương, Ban Thường vụ Đoàn Trường đã tổ chức triển lãm hình ảnh về nhà giàn DK1, biên cương, hải đảo của tổ quốc và các hoạt động “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”, tổ chức chương trình giao lưu với các chiến sĩ nhà giàn DK1 năm 2010; vận động trao tặng cho cán bộ, chiến sỹ nhà giàn DK1 30 tủ INOX trị giá gần 300 triệu đồng; vận động tặng 100 triệu ủng hộ cho chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” do Báo tuổi trẻ phát động. Trong năm 2011, tiếp tục nội dung “Vì biển đảo quê hương” trong tình hình mới, cùng với cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa”, Ban Thường vụ thực hiện đội hình quyên góp “10.000 viên đá vì Trường Sa thân yêu” với tổng số tiền ủng hộ từ Hội đồng quản trị, giảng viên giới chức và sinh viên Trường là 50.000.000đ. Ngoài những đợt hoạt động lớn như trên, Ban Thường vụ Đoàn Trường còn tổ chức chương trình văn nghệ “Mừng thành phố Nở hoa” chào mừng ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước với gần 500 đoàn viên thanh niên tham dự; tổ chức chương trình văn nghệ “Tiếng hát từ trái tim” 2011 bên cạnh các hoạt động khác chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) với gần 800 đoàn viên thanh niên tham dự; tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia Lễ dâng hương, thắp nến tri ân trong đợt hoạt động đền ơn đáp nghĩa kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ; Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ban Thường vụ Đoàn trường phối hợp với phòng Quản lý Sinh viên tổ chức tốt“Tuần sinh hoạt công dân, sinh viên” (lễ đón tân sinh viên) mỗi đầu năm, khóa học với các nội dung hoạt động nhằm nâng cao ý thức công dân cho sinh viên. Các hoạt động giao lưu sôi nổi đầu năm học, chào đón tân sinh viên từ các bạn sinh viên khóa trước đã kịp thời đáp ứng nhu cầu và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của tân sinh viên: nhảy múa Flashmob, buổi giới thiệu và tuyển thành viên cho các câu lạc bộ được nâng chất dần thành một chuỗi hoạt động hào hứng với các gian hàng câu lạc bộ sinh động, thu hút sinh viên mới. Đây cũng là kênh phát hiện các nhân tố mới cho công tác Đoàn và phong trào sinh viên Trường.
Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong sinh viên cũng được chú trọng. Ban Chấp hành Đoàn trường đã hình thành mạng lưới nắm bắt tình hình sinh viên từ chi đoàn, các cơ sở đào tạo của trường. Vì vậy, các ý kiến của sinh viên nhanh chóng được Nhà trường giải đáp và điều chỉnh theo nguyện vọng của sinh viên. Tạo thói quen tự do dân chủ một cách phù hợp trong sinh viên để tạo thêm kênh thông tin nắm bắt tư tưởng sinh viên. Sử dụng hiệu quả hệ thống webmail của Trường trong việc tiếp nhận và trả lời kịp thời các vấn đề trong sinh viên Trường.
Thông qua các đợt tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn cho Cán bộ Đoàn, Ban Thường vụ Đoàn Trường cũng đã lồng ghép các nội dung góp phần xác lập sự vững vàng trong bản lĩnh chính trị và bổ sung các nghiệp vụ, kĩ năng công tác cho cán bộ Đoàn, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của Đoàn trường. Hội trại về nguồn “Sinh viên UEF làm theo lời Bác” tại Khu di tích Lịch sử cách mạng Núi Dinh, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2011 với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa mang tính chất của bài tập cuối khóa tập huấn là một thành công trong công tác giáo dục truyền thống cho đối tượng Đoàn viên mới và cán bộ Đoàn. Hội trại không chỉ giáo dục truyền thống xây dựng và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mà còn giáo dục truyền thống, lịch sử văn hóa của dân tộc, thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết giữa các sinh viên, đặc biệt là đối với cán bộ Đoàn của trường.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống còn được Đoàn trường chú trọng thực hiện thông qua nhiều phương tiện tuyên truyền (website, Bản tin Đoàn trường, băng rôn, panô, triển lãm hình ảnh). Việc sử dụng hữu ích các kênh thông tin này đã đem đến cho đoàn viên, sinh viên hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ lớn như: 09/01, 03/02, 26/03, 30/04, 02/09, 20/11, 22/12….
Các hoạt động giáo dục truyền thống không chỉ dừng lại ở quy mô Đoàn trường. Các cơ sở Đoàn đã có những bước chủ động thực hiện các hoạt động tìm về với cội nguồn và lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trong đó có thể kể đến cuộc thi “Hành trình Khám phá” do CLB P&E (Con người và môi trường) tổ chức với điểm đến là bảo tàng, khu di tích, bia tưởng niệm … đã rất thành công với gần 100 đoàn viên sinh viên tham gia. Cuộc hành trình không chỉ để lại nhiều suy nghĩ mới về Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố anh hùng mà còn khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường sống và giữ gìn các nét đẹp văn hóa của Thành phố trong sinh viên UEF. Chi đoàn sinh viên khóa 1 cũng đã tổ chức cho 100% đoàn viên – sinh viên trong chi đoàn tham quan khu di tích địa đạo Củ Chi – Huyện Củ Chi. Đây cũng là địa điểm được Đoàn Trường giới thiệu hướng dẫn tham quan cho sinh viên UEF và sinh viên ĐH Pittsburgh (Mỹ) trong chương trình hợp tác của 02 Trường, nâng cao niềm tự hào về truyền thống và lịch sử trong Đoàn viên – sinh viên cùng tham gia chương trình.
Tất cả những hoạt động trên đã cho thấy sự lan rộng nhưng không cứng nhắc mà từng bước đi vào ý thức của từng đoàn viên, sinh viên từ các hoạt động sinh hoạt chính trị mà Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ 1 đã thực hiện.
4.Công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống:
Công tác giáo dục pháp luật trong nhiệm kỳ I chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật như: tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng cháy, chữa cháy, Luật Hôn nhân và gia đình thu hút hơn 500 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia.
Nhận thức rằng giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống là một yêu cầu hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, Đoàn trường quan tâm rèn luyện đoàn viên, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, sống trung thực, yêu thương bạn bè, tôn sư trọng đạo, tác phong lịch sự khi đến trường; tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức pháp luật khi giao thông và đảm bảo an toàn đến trường. Đồng hành với nội dung này trong năm 2010, được sự hỗ trợ của công ty Kiến Việt, Đoàn Trường đã trao tặng mỗi đoàn viên, sinh viên các khóa 1, 2, 3 một nón bảo hiểm góp phần nâng cao ý thức pháp luật khi giao thông và đảm bảo an toàn đến trường.
Tại một số chi đoàn đã phát động phong trào “Tác phong trường lớp” như: phải đeo thẻ, ăn mặc lịch sự, kín đáo khi đến trường, không chat, chơi game trong giờ học, không xả rác tại trường lớp, lịch sự nơi công cộng… Tham gia các hoạt động này, đoàn viên, sinh viên Trường ngày càng nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường sống và thể hiện văn hóa học đường.
Tháng 3/2011, cùng với chuỗi hoạt động tại các trường đại học trên toàn thành phố, Đoàn trường cũng đã phối hợp cùng Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy” với gần 200 sinh viên tham dự, bán được 100 đầu sách “Xin hãy cho con thêm thời gian” và đĩa nhạc “Én nhỏ tung bay” ủng hộ cho quỹ vì bệnh nhi ung thư với tổng số tiền thu được gần 10.000.000đ. Chương trình đã mang đến nhận thức mới và cao hơn về cộng đồng đối với sinh viên UEF, sống ý nghĩa và có ích hơn.
Tóm lại, công tác giáo dục trong nhiệm kỳ I được Đoàn trường xác định là nội dung trọng tâm cần xây dựng và thực hiện dài hơi. Do đó, cùng với đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, Ban Chấp hành Đoàn trường đã luôn quan tâm và tìm kiếm các giải pháp phù hợp để mềm hóa các nội dung giáo dục, đưa các hoạt động mang tính chính trị cao này đến với sinh viên hiệu quả hơn. Tuy còn khá ít mô hình sáng tạo và hiệu quả trong triển khai nội dung này, mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và các hoạt động nhỏ, chưa có nhiều giải pháp mới, chưa đi nhiều vào chiều sâu để tác động tích cực vào nhận thức và hành động thực tiễn, chưa thu hút số đông đoàn viên – sinh viên Trường nhưng thật sự đã có những chuyển biến tích cực trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt trong nội dung giáo dục đạo đức, lối sống và truyền thống cho đoàn viên, sinh viên Trường. Sinh viên từng bước đã nhận thức được vai trò của công tác giáo dục, quan tâm và có những chuyển biến tích cực thông qua số lượng tham gia các hoạt động nhiều và có chất lượng hơn.
Trong nhiệm kỳ mới, BCH sẽ rất cần những nội dung cụ thể hơn về mảng công tác này, áp dụng thêm các mô hình hiệu quả bên ngoài. Đặc biệt, cần làm cho đội ngũ cán bộ Đoàn nhận thức được tầm quan trọng của công tác để tạo đội tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả hơn đến từng đoàn viên, sinh viên.
II.Hoạt động phong trào:
1.Phong trào 5 xung kích:
1.1 Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường: Xung kích trong học tập, giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, xây dựng động cơ và môi trường học tập sáng tạo
Nhận thấy việc áp dụng nhanh Trường tạo nhiều khó khăn bỡ ngỡ bước đầu trong các hoạt động sinh hoạt của Đoàn viên sinh viênBan Chấp hành Đoàn Trường đã đẩy mạnh các hoạt động chuyên đề trao đổi kinh nghiệm học tập thông qua việc phối hợp với các đơn vị ngoài Trường và các khoa tổ chức giới thiệu chuyên đề hướng dẫn phương pháp học tập phù hợp với yêu cầu đào tạo của Nhà trường: phối hợp Nhà văn hóa sinh viên tổ chức chuyên đề “Chìa khóa thành công” cho sinh viên năm nhất; các chuyên đề “phương pháp học đại học”, phương pháp nghiên cứu khoa học” cũng như hướng dẫn các kĩ năng học tập theo phương pháp mới: xây dựng mục đích học tập, kĩ năng làm việc nhóm,… được lồng ghép trong chương trình sinh hoạt công dân đầu khóa,…; kết hợp các bộ môn lồng ghép việc sinh hoạt ngoại khóa, sinh động hình thức làm bài tập cho các bộ môn kĩ năng: gala kịch và hình thức dã ngoại và làm phim thể hiện nội dung bài học trong bộ môn Kĩ năng mềm, …
Định hình và nâng chất hoạt động câu lạc bộ học thuật, một phần khuyến khích sinh viên ứng dụng kiến thức học tập trong đời sống với các cuộc thi Presentation contest 2 (CLB Kinh doanh), hội thảo về kĩ năng làm việc nhóm của CLB Bạn với sách và nghiên cứu như xúc tiến dự án “Nông trại gia đình” của Sife, duy trì phát hành các số báo của Nội san Dấu ấn UEF với các chuyên mục nghiên cứu, góc tiếng Anh khá thú vị, các hoạt động tìm hiểu về sách cũng như giới thiệu sách cho sinh viên các khóa, chia sẻ ứng dụng của trò chơi Cash Flow trong học tập chuyên ngành tài chính của câu lạc bộ Chia sẻ Kiến thức. Ngoài các hoạt động thường kỳ, các câu lạc bộ cũng bắt đầu có những hoạt động lớn mang tính chuyên ngành cao: cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh “English Superstar contest” của Câu lạc bộ Tiếng Anh, hoạt động Hội quán kinh doanh lần đầu tiên khá thành công của Câu lạc bộ Kinh doanh,Những hoạt động sôi nổi đó cũng đã khơi nguồn cho sự hình thành các câu lạc bộ học thuật khác như: câu lạc bộ Đầu tư Tài chính của Khoa Tài chính - Kinh doanh tiền tệ, Câu lạc bộ Kỹ năng mềm của Khoa Giáo dục Đại cương. Điều này hứa hẹn nhiều chuyển biến về hoạt động học thuật của sinh viên trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, Đoàn trường còn giới thiệu, tuyên truyền và tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động bên ngoài: cuộc thi Phương pháp học đại học do Nhà văn hóa sinh viên tổ chức; cuộc thi Kinh tế học – tầm nhìn bạn và tôi của khoa Kinh tế Phát triển, cuộc thi IQ của câu lạc bộ Lý luận trẻ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM; Global me, Kinh tế xanh, giải thưởng Lương Văn Can do Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức, … Đặc biệt, trong năm 2011, Đoàn Trường đã làm hồ sơ đăng ký dự thi cho sinh viên Trường tham gia cuộc thi quốc tế “Giải quyết tình huống kinh doanh quốc tế” vòng quốc gia do công ty KPMG các nước tổ chức. Cuộc thi đã đem lại cho sinh viên UEF cơ hội cọ sát về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng tiếng Anh với các Trường có tiếng về đào tạo trong khu vực Tp.HCM. Điều này tác động không nhỏ vào sự tự tin và cố gắng trau dồi bản thân của sinh viên Trường, bắt nhịp với nhịp sống học tập và nghiên cứu của sinh viên toàn thành phố.

  1. Xung kích, tình nguyện vì cộng đồng:

Hoạt động vì cộng đồng của nhiệm kỳ I được mở đầu bằng Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh năm 2010 với sự tham gia của 80 đoàn viên, sinh viên tại mặt trận thành phố và mặt trận xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên thực hiện các đầu việc thiết thực và dưới hình thức đội hình chuyên ở các nội dung: sinh hoạt thiếu nhi, ôn tập hè, tuyên truyền, làm công trình,…với tổng kinh phí lên đến 100.000.000đ từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Hội đồng quản trị, quyên góp trong đoàn viên, sinh viên, giảng viên, giới chức Trường. Chiến dịch đã xây dựng được 02 căn nhà tình bạn tại xã Hòa Quang Nam trị giá 40.000.000đ, thực hiện 05 công trình (nhà vệ sinh cho trường tiểu học, 02 hồ chứa nước tập thể cho bà con người dân tộc, sửa chữa 02 nhà rông văn hóa xã, lắp đặt quạt máy cho Trường tiểu học,…) với tổng trị giá các công trình lên đến 40.000.000đ. Công tác đền ơn đáp nghĩa tại chiến dịch cũng được thực hiện với nhiều nội dung và cách thức thiết thực với số tiền 18.000.000đ. Công tác chăm lo cho thiếu nhi với nhiều nội dung và hình thức hấp dẫn, thu hút các em: sân chơi thiếu nhi mỗi tuần, sửa chữa sân chơi và tặng các dụng cụ thể thao (cầu lông, bóng, lưới,…), làm lồng đèn tặng thiếu nhi, tổ chức giải bóng đá mini, chiếu phim thiếu nhi, … Phát huy khí thế đó, chiến dịch năm 2011 đón nhận sự tham gia của hơn 100 đoàn viên sinh viên Trường tại địa bàn 4 xã thuộc quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Với quyết tâm thực hiện tốt mô hình đội hình chuyên ở các mảng: sinh hoạt thiếu nhi, rối tay, chiếu phim lưu động và tuyên truyền pháp luật, đội chiến sĩ đã thực hiện các đầu việc chăm lo thiếu nhi trên địa bàn các xã thuộc cụm 1 của quận, mở 02 lớp rối tay cho thiếu nhi và cán bộ phụ trách, tuyên truyền sâu rộng trong địa bàn dân cư về phòng chống bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết,.. Toàn đội chiến sĩ đã tổ chức 6 buổi chiếu phim lưu động, 02 cuộc thi Karaoke phục vụ thiếu nhi và các đối tượng thanh niên công nhân, tổ chức gần 20 đợt sinh hoạt thiếu nhi tại các xã và 02 sân chơi thiếu nhi cuối tuần, tổ chức 01 đợt khám phát thuốc cho hơn 200 đối tượng gia đình chính sách và người già trên địa bàn phường Tân Thới Nhất, vệ sinh đường phố và bờ kênh tại phường Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận và Trung Mỹ Tây, tổ chức thăm và tặng quà hơn 30 gia đình chính sách nhân dịp kỹ niệm ngày Thương binh liệt sĩ. Trong thời gian này, Ban chỉ huy chiến dịch cũng kết hợp thực hiện 01 chuyến công tác tình nguyện cho các chiến sĩ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với các nội dung khám phát thuốc cho người già và trẻ em, tổ chức sân chơi thiếu nhi và đêm văn nghệ trao học bổng Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam, tặng sách và truyện cho thiếu nhi các xã Hội An Đông, Mỹ An Hưng A,B. Tổng kinh phí thực hiện toàn bộ chiến dịch gần 80.000.000đ. Tuy là 02 năm đầu tiên tham gia chiến dịch nhưng những phần việc ý nghĩa đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm lớn trong lòng nhân dân địa phương và trong chính mỗi chiến sĩ. Đây cũng là hoạt động khơi mào cho hàng loạt chuỗi hoạt động tình nguyện vì cộng động của UEF, tạo nên bản sắc riêng của công tác Đoàn trong nhiệm kỳ I.
Lấy cảm hứng năm “Vì trẻ em” 2011, Đoàn Trường đã đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện tập trung vào chăm lo cho đối tượng thiếu nhi với nhiều chương trình, hình thức xuyên suốt nhiệm kỳ, không chỉ dừng lại ở cấp Đoàn trường mà còn lan tỏa đến cấp cơ sở Đoàn. Đó là hoạt động Trung thu tình nguyện hằng năm cho gần 2000 thiếu nhi ở các địa bàn đóng quân mùa hè xanh và các xã nghèo trong địa bàn Thành phố: xã Phạm Văn Cội, Củ Chi và phường Hòa Thạnh – quận Tân Phú, xã Nhị Bình huyện Hóc Môn với tổng kinh phí trao học bổng và quà tặng là 40.000.000đ.
Với mong muốn mở rộng trái tim UEF và tạo nên được hoạt động tình nguyện dài hơi, thường xuyên của sinh viên Trường tại các đơn vị, BTV Đoàn Trường đã triển khai chương trình Tour tình nguyện “Hành trình trái tim xanh” 2011 đến các mái ấm, nhà mở trong và ngoài phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Tour khởi động từ tháng 5/2011 và đã thực hiện tại các địa điểm: chùa Kỳ Quang 2, mái ấm Tre Xanh quận 1, làng nuôi dạy trẻ mồ côi và người neo đơn, bệnh tật Làng Tre – tỉnh Đồng Nai với các đầu việc cụ thể, thiết thực: chăm sóc trẻ, thực hiện bữa ăn dinh dưỡng cho các đối tượng tại nơi thực hiện chương trình, tổ chức sân chơi thiếu nhi, dạy học cho các em, hỗ trợ dọn dẹp khuôn viên chùa, sơn mới và trang trí khuôn viên sinh hoạt của mái ấm, bán đấu giá các vật phẩm làm tay của chính sinh viên tham gia chương trình, giao lưu văn nghệ, tặng quà, tiền và gửi các vật phẩm phục vụ đời sống tại các đơn vị với sự tham gia của hơn 200 Đoàn viên – sinh viên và giảng viên giới chức với kinh phí quyên góp được là hơn 20.000.000đ. Tour tình nguyện đã nhận được sự đồng thuận và nhiệt tình tham gia của đoàn viên - sinh viên Trường, đáp ứng nhu cầu vì cộng đồng rất cao và xác định được nội dung công tác trọng tâm thu hút được sự quan tâm của Đoàn viên sinh viên Trường.
Giữ vững cảm hứng chủ đạo vì thiếu nhi Việt ấy, Đoàn Trường còn vận động từ các đơn vị phòng ban, sinh viên Trường ủng hộ đồng bào bão lụt, trẻ em nghèo khó tại xã Ngọc Linh – huyện Đăk Lei – tỉnh Kontum với tổng số tiền 19 triệu và 05 thùng quần áo. Phối hợp báo Tuổi trẻ thực hiện Chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy” với gần 200 đoàn viên – sinh viên tham dự, bán được 100 đầu sách và đĩa nhạc ủng hộ cho bệnh nhi nghèo với tổng số tiền gần 10.000.000đ. Cuộc vận động Hiến máu tình nguyện tổ chức 02 lần và thu được hơn 100 đơn vị máu. Ngoài việc tham gia hiến máu tình nguyện tại trường, đoàn viên, sinh viên cũng tích cực tham gia hiến máu trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh 2010, Ngày hội hiến máu tình nguyện, Xuân tình nguyện 2011.
Những hoạt động vì cộng đồng xuyên suốt của Đoàn trường trong nhiệm kỳ không chỉ nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia từ giảng viên, giới chức, sinh viên Trường mà còn là cảm hứng hoạt động cho các câu lạc bộ trực thuộc trong hoạt động của mình. Từ các hoạt động như Christmas của Câu lạc bộ Tiếng Anh đến hoạt động thường kỳ Giáng sinh tình nguyện (thăm, tặng quà, trao học bổng và tổ chức sân chơi cho các em thiếu nhi các xả nghèo tại tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai) hay tạo ý tưởng cho dự án giáo dục “Mầm, tôi đồng ý!” dành cho lứa tuổi 3 – 5 tại Trường mầm non 19/5, tham gia Giờ Trái đất và các chiến dịch về môi trường sôi nổi của Câu lạc bộ Con người và Môi trường đã cho thấy sự quan tâm và nhu cầu chia sẻ, chăm lo cộng đồng của sinh viên UEF rất cao. Đây sẽ là mảng hoạt động hứa hẹn thu hút sự quan tâm rất lớn của sinh viên Trường.
1.3 Xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Ban Thường vụ Đoàn trường đã triển khai thực hiện đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục để định hướng thanh thiếu niên cùng góp phần tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS và sức khỏe giới tính thông qua việc tổ chức cho gần 100 đoàn viên, sinh viên tiếp xúc chương trình “Living with AIDS” năm 2010 và phối hợp Nhà văn hóa sinh viên tổ chức hội thảo về sức khỏe sinh sản cho hơn 50 đoàn viên sinh viên chủ đề “Missty to your school” năm 2011.
Tích cực hưởng ứng cuộc vận động "2 không" do Bộ giáo dục và đào tạo phát động, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chống tiêu cực trong học tập, thi và kiểm tra.
Vận động đoàn viên, sinh viên tham gia cuộc vận động “Vì thành phố văn minh hiện đại” với việc tham gia đi bộ đồng hành, tổ chức chương trình ngày hội “Bức tranh tương lai” chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội lồng ghép trong nội dung kêu gọi bảo vệ môi trường, cổ vũ sinh viên tham gia chiến dịch 350, chiến dịch Be Veg, chiến dịch 26 độ rất thiết thực. Đây là hoạt động mở màn cho chuỗi hoạt động định kỳ hưởng ứng ngày thế giới chống biến đổi khí hậu hàng năm của Câu lạc bộ Con người và Môi trường.
Định hướng, giáo dục và góp phần ngăn chặn những xu hướng thiếu tích cực về lối sống thực dụng của một số bộ phận sinh viên trong hoạt động phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường. Tuyên truyền cho Đoàn viên sinh viên tham gia bình chọn cho Vịnh Hạ Long trong hoạt động bình chọn 7 kỳ quan thiên niên kỷ của thế giới hoặc kêu gọi sinh viên Trường dang rộng vòng tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt. Tất cả đã từng bước giúp củng cố thêm lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi đoàn viên sinh viên Trường.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức chấp hành luật pháp luật (luật giao thông, phòng cháy chữa cháy,...) và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc thông qua các đợt phát động chương trình “Vì biển đảo quê hương” hay cuộc vận động “10.000 viên đá vì Trường Sa thân yêu”, nhắn tin vì Trường Sa,... được đoàn viên sinh viên Trường quan tâm, tích cực tham gia.
1.4 Xung kích hội nhập kinh tế quốc tế:
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, giảm sản phẩm, người lao động thất nghiệp gia tăng, hoạt động xung kích hội nhập kinh tế quốc tế được Đoàn trường tập trung vào việc phối hợp các khoa chuyên ngành tổ chức các chuyên đề trang bị thêm kiến thức về hội nhập quốc tế cho sinh viên như: “Letter credit: từ lý thuyết đến thực tiễn”, “Chuỗi giá trị”, “Ứng dụng DoE trong kinh tế”, … tìm kiếm giải pháp hiệu quả đề xuất để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giảm giá thành để có thể cạnh tranh được với hàng hóa các nước; góp phần vào việc cùng doanh nghiệp giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh.
Ngoài các hoạt động hội thảo như trên, Đoàn Trường đã phối hợp với các đơn vị phòng ban đưa dự án quốc tế Cool City Hunt của Đại học Fontys (Hà Lan) về với sinh viên UEF. Đây là dự án giúp phát triển ý tưởng sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với xu thế chung của giới trẻ tại mỗi quốc gia, giúp tìm ra giải pháp cho các dòng sản phẩm phù hợp lứa tuổi, tiện lợi và có tính đột phá cao. Dự án cũng là kênh tìm hiểu các xu thế khác trong đời sống của giới trẻ đang được ưa thích dưới góc nhìn của sinh viên khối ngành kinh tế: giải trí, làm việc, sinh hoạt,... Sau 03 lần tham gia, sinh viên UEF đã giới thiệu gần 300 bài viết trên trang chủ của chương trình, được đánh giá xuất sắc hơn 30 bài. Đây cũng là cơ hội kết nối sinh viên UEF với ý tưởng của cộng đồng sinh viên quốc tế, đến gần với môi trường làm việc quốc tế hơn.
Vận động sinh viên trường tham gia đợt hoạt động “Đồng hành cùng hàng Việt” thông qua việc thực hiện phiếu khảo sát và khuyến khích gia đình, người thân cùng tham gia chương trình, phát huy cao tinh thần “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

 

  1. Phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”:

2.1 Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ:

  1. Phong trào nghiên cứu khoa học bước đầu được sinh viên, cán bộ trẻ quan tâm, tham gia:

Xác định đây là một trong hai mảng quan trọng của hoạt động phong trào thuộc công tác Đoàn (bên cạnh mảng hoạt động vì cộng đồng), Đoàn Trường đã chủ động đưa hoạt động nghiên cứu đến với sinh viên, cùng với khoa định hướng một số đề tài ban đầu trong lực lượng sinh viên năm 3, 4. Việc triển khai Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka 2011 trong sinh viên Trường đã giúp khuyến khích việc quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường. Tuy chưa kịp tiến độ cũng như còn nhiều bỡ ngỡ trong việc triển khai nên 06 đề tài đầu tiên vẫn chưa tham gia giải thưởng nhưng điều này cho thấy sự quan tâm và có chuyển biến trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường.
Ngoài ra, Đoàn trường cũng phối hợp với các đơn vị của Trường giới thiệu và đem đến cho sinh viên những sân chơi quốc tế bổ ích, rèn luyện kĩ năng anh ngữ và khả năng sáng tạo của sinh viên như tham gia dự án quốc tế Cool City Hunt 2011 do ĐH Fontys – Hà Lan tổ chức với gần 100 sinh viên tham gia hội thảo giới thiệu và viết ý tưởng.

  1. Hoạt động của các Câu lạc bộ học thuật được xem là nhân tố kích thích, tạo tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu khoa học về sau. Các hoạt động được tổ chức với nội dung và hình thức phong phú như: Presentation Contest II – 2011, cuộc thi Sáng tạo phim quảng cáo (CLB Kinh doanh); Public Activity, EC’hours, Singing day, picnic, Speaking contest, giao lưu sinh viên ĐH Pittsburgh (Mỹ),… (CLB tiếng Anh); dự án Gấu bông làm tay và dự án Nông trại gia đình (CLB Sife); in ấn và phát hành ba số báo của Nội san UEF,… tổ chức thường xuyên vào mỗi tuần cho sinh viên Trường, tạo không gian học tập thú vị và sinh động. Chất lượng hoạt động câu lạc bộ học thuật ngày được nâng cao với định hướng khuyến khích sinh viên ứng dụng kiến thức học tập trong đời sống đã ngày càng thu hút được số lượng sinh viên sinh hoạt định kỳ đông hơn, nhiệt tâm hơn, thể hiện qua các dự án mới của ý tưởng và sáng tạo. Điều này đang đưa mục tiêu tạo dựng một cuộc thi mang thương hiệu riêng của sinh viên UEF đến gần thực tế hơn.
  2. Lồng ghép các nội dung học tập, nghiên cứu khoa học trong hoạt động của các bộ môn phù hợp

Với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ môn, Đoàn Trường đã đưa học thuật đến gần với sinh viên hơn thông qua các hoạt động ngoại khóa của môn học: dã ngoại, quay phim theo đề tài thuyết trình, gala kịch,… trong bộ môn Kĩ năng mềm.
Các kỹ năng Phương Pháp Tư duy và học Đại học hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề có hệ thống, cùng các chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản là những nội dung được trang bị cho tân sinh viên nhằm giúp sinh viên có đủ tự tin chủ động bước vào môi trường học tập mới.
2.2 Đồng hành với thanh niên trong mưu sinh, lập nghiệp:
Trong năm học qua, Ban Thường vụ Đoàn trường đã xác định nội dung đồng hành đối với các đối tượng đoàn viên, thanh niên. Cụ thể:
- Giới thiệu Đoàn viên, sinh viên tham gia tư vấn hướng nghiệp cho hơn 10,000 lượt học sinh các trường trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, kết hợp với các phòng, ban, trung tâm thực hiện tốt công tác tư vấn tuyển sinh tại địa bàn Thành phố và các Tỉnh, tổ chức các sân chơi học thuật..., tổ chức chương trình giao lưu tư vấn hướng nghiệp “Thử làm sinh viên UEF 1 ngày” với hơn 200 học sinh và giáo viên trường chuyên THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Tỉnh Sóc Trăng tham gia.
- Đoàn Trường cũng đã tham gia công tác tham mưu lãnh đạo Nhà trường về việc cấp học bổng cho Đoàn viên - sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập có giá trị hơn 850 triệu đồng/năm.
2.3 Đồng hành trong việc nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần:
Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được xác định là sân chơi thường xuyên giúp đoàn viên, sinh viên rèn luyện thể lực, thể hiện năng khiếu, tạo mối đoàn kết, giao lưu. Với định hướng đó, Đoàn trường đã thành lập 04 CLB Thể thao (Bóng rổ, bóng chuyền, Bơi lội, bóng đá) và 03 CLB – Đội nhóm về văn hóa nghệ thuật (CLB Âm nhạc, Dance, Đội Kịch – Rối) hoạt động định kì mỗi tuần với các nội dung phong phú: đấu giao hữu bóng rổ với Hultex, mở các lớp thanh nhạc, guitar, khiêu vũ, nhảy hiện đại cho giảng viên, giới chức và sinh viên Trường, lập đội tuyển tham gia các giải đấu bên ngoài. Tuy mới thành lập chưa đầy 01 năm nhưng các đội tuyển bước đầu đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ: vào vòng bán kết Giải Bóng rổ vô địch SV toàn thành 2011, Giải 4 Giải bóng rổ do ĐH Thể dục Thể thao tổ chức, Giải 4 toàn đoàn Giải Cờ vua cờ tướng HSSV toàn thành 2012 do ĐH Văn Lang đăng cai, đạt 1 HCV, 1 HCB và 1HCĐ trong Giải Vovinam sinh viên toàn thành 2011, đạt 01 huy chương đồng nội dung bơi hỗn hợp giải Bơi lội HSSV toàn thành 2011,… Ngoài ra, với việc sáp nhập 3 câu lạc bộ nghệ thuật (Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Kịch – Rối, CLB Nhảy) thành Câu lạc bộ Đỉnh Đam Mê (viết tắt là D2M) đã tạo nên động lực cho việc phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật của sinh viên Trường. Tuy chưa đạt được những thành tựu sớm như mong muốn nhưng câu lạc bộ cũng đã bắt đầu có những định hướng sinh hoạt tốt, cải thiện tình hình so với trước đây, thu hút được những nhân tố mới cho phong trào văn hóa văn nghệ của Trường.
Các nội dung hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên – sinh viên ngày càng được đầu tư và nâng chất: Hội diễn văn nghệ “Tiếng hát từ trái tim”, Lễ hội Haloween, Giải bóng đá mini nam – nữ sinh viên, Gala Kịch, phong trào Flashmob,… Trong số đó, Lễ hội Chào năm mới 2010 và Cuộc thi thanh lịch nam nữ sinh viên Tỏa sáng UEF 2012 là những ý tưởng sáng tạo đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, thể hiện bản thân và kết nối, giao lưu sinh viên các khóa, các cơ sở trong Trường, thu hút đông đảo đoàn viên sinh viên tham gia và cổ vũ.
2.4 Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng thực hành xã hội và xây dựng nếp sống văn minh đô thị:
Việc trang bị kĩ năng thực hành xã hội cho sinh viên là một trong những điểm ưu việt được Nhà trường xác định trong quá trình đào tạo tại UEF. Hiểu rõ định hướng ấy, Đoàn trường đã thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường tổ chức các chuyên đề hỗ trợ kĩ năng cho sinh viên phù hợp với từng đối tượng sinh viên: phối hợp Nhà văn hóa sinh viên tổ chức chuyên đề “Chìa khóa thành công”, chương trình sức khỏe sinh sản “Missty to your school”, phòng Quan hệ Quốc tế tổ chức chuyên đề “Phương pháp học đại học”, workshops “Living with AIDS” 2010,… Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của các CLB, Đoàn Trường phối hợp thiết kế hoặc tạo điều kiện tổ chức các chương trình rèn luyện kĩ năng cho thành viên: chuyên đề Kĩ năng viết báo cho CLB Nội san cho 50 thành viên trong các CLB, hỗ trợ điều kiện tham gia trại huấn luyện Team building – Sife it up cho CLB Sife cho 12 thành viên nòng cốt,…
CLB Con người và môi trường (P&E) cũng đi đầu trong việc thực hiện các chiến dịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên – sinh viên: chiến dịch 26 độ, Hành trình khám phá, du khảo tình nguyện Nam Cát Tiên, hưởng ứng Giờ trái đất, tham gia các hoạt động Hội thảo (Hội nghị bên lề COP16, Diễn đàn Thanh niên và Phát triển bền vững VYS 2010, Hội thảo quốc tế Green University 2010,..) và chương trình của các tổ chức môi trường Việt Nam và thế giới: Live&Learn, Exchange Connect USA, mạng lưới Thế hệ xanh Việt Nam, …

  1. Công tác quốc tế thanh niên:

Công tác quốc tế thanh niên được Đoàn trường thực hiện tốt; đảm bảo thực hiện các nội dung chỉ đạo của Thành Đoàn, Chi Ủy, Ban Giám Hiệu; góp phần hiệu quả vào việc thực hiện công tác thanh niên quốc tế; góp phần tăng cường sự hiểu biết, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đoàn viên nhà trường với thanh niên các nước, giới thiệu hình ảnhnhà trường, hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. Ban Thường vụ Đoàn trường đã phát huy hiệu quả kinh nghiệm và trình độ ngoại ngữ, kiến thức ngoại giao của sinh viên nhà trường tham gia vào công tác quốc tế thanh niên.
Trong nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Đoàn đã cùng với các phòng, ban, trung tâm tổ chức tốt chương trình học kỳ ngoại khóa Plus 3 với sinh viên trường Đại học Pittsburgh của Hoa Kỳ trong các năm 2010, 2011 và 2012 với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên – sinh viên/ năm. Bên cạnh đó, sinh viên Trường còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với sinh viên các nước Mỹ, Nhật, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc…bên cạnh 2 trường Rice University và the University of Tulsa với sự tham gia của sinh viên 70 trường đại học khác đến từ Mỹ như University of Pittsburgh, Georgia Institute of Technology4 và các trường đại học Châu Á như National University of Singapore, Hokkaido University, American University of Beirut, Đại học Keio Tokyo, IAESTE Japan, Đại học quốc gia Singapore ,…
Năm 2010 INNOVATE đã được tổ chức ở những nước như Vietnam – Singapore (2008), Vietnam – Taiwan (2009), Vietnam – Taiwan (2010). UEF là trường đại học duy nhất tại Việt Nam tham gia INNOVATE 2010. Ban Thường vụ Đoàn trường cũng đã lựa chọn và giới thiệu 4 Đoàn viên tham gia chương trình.
Trong tất cả các hoạt động trên, vai trò nòng cốt của Câu lạc bộ Tiếng Anh ngày càng được nâng cao và giữ vị trí quan trọng trong việc kết nối sinh viên UEF với cộng đồng sinh viên quốc tế có mối liên hệ mật thiết với Trường. Đây cũng chính là những cơ hội cho thành viên của câu lạc bộ và các đoàn viên sinh viên UEF học hỏi kinh nghiệm học tập, sinh hoạt và định hướng tương lai, mở rộng tư duy và nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh như định hướng.
III.Công Trình Thanh niên:
Cấp Trường: xây dựng 2 “Căn nhà tình bạn” trị giá 40 triệu đồng. Đây là những căn nhà nằm trong số những căn nhà tình bạn của Thành đoàn với sự đóng góp của các bạn đoàn viên – sinh viên và cán bộ giảng viên, giới chức nhà trường. So với đăng ký công trình thanh niên của Nhiệm kỳ 01 là 04 căn nhà tình bạn thì mới chỉ thực hiện được 50% chỉ tiêu.
Cấp chi đoàn: Một số chi đoàn thực hiện các công trình thanh niên gắn liền với hoạt động học thuật của chi đoàn: “Nhóm học tốt”, “Gương mặt học tập”,…
Nhìn chung, các hoạt động phong trào, giao lưu quốc tế được đầu tư cả hình thức và chất lượng, đã đáp ứng một phần nhu cầu của đoàn viên, thanh niên. Số lượng sinh viên, giảng viên trẻ tham gia hoạt động nghiên cứu bắt đầu có những tín hiệu đáng mừng. Vai trò của tổ chức Đoàn từng bước được thể hiện trong các hoạt động chuyên môn. Hoạt động tình nguyện, văn hóa, văn nghệ được tổ chức, tham gia xuyên suốt cả năm học và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động tình nguyện thiết kế theo giải pháp mới với “Tour tình nguyện” đã thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên và giảng viên, giới chức, tạo bản sắc riêng cho hoạt động của sinh viên UEF và nhân rộng, hình thành nhiều đội nhóm tình nguyện tự phát trong sinh viên.
Mặc dù vậy, công tác tuyên truyền, giới thiệu hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn ra xã hội còn nhiều hạn chế, chưa được các chi Đoàn đầu tư đúng mức nên đôi khi dẫn đến việc thờ ơ với các hoạt động của đoàn viên – sinh viên, làm chương trình kém hiệu quả.

  1. Công tác Xây dựng Đoàn, tập hợp thanh niên, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền:
  1. Xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị:

Đoàn trường đã tổ chức học và cấp giấy chứng nhận hoàn thành 6 bài lý luận chính trị cơ bản cho gần 800 đoàn viên; 28 chi đoàn tổ chức sinh hoạt chủ điểm, thu hút gần 800 lượt đoàn viên. Tuy nhiên, do sự biến động chi đoàn theo học chế tín chỉ nên chất lượng sinh hoạt chi đoàn không đồng đều và chưa cao.
Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong thanh niên gắn với việc xây dựng lực lượng nòng cốt tại cơ sở được quan tâm hơn. Các câu lạc bộ, đội, nhóm kịp thời cung cấp thông tin về dư luận xã hội và sinh viên giúp Đoàn trường kịp thời nắm bắt dư luận cũng như tâm tư tình cảm của đoàn viên sinh viên, có giải pháp để tác động, định hướng tư tưởng cho Đoàn viên sinh viên Trường.
Ban Thường vụ Đoàn trường tổ chức giao ban định kỳ và giao ban đột xuất cán bộ Đoàn chủ chốt để kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong đoàn viên thanh niên và quán triệt những chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Nhà trường.

  1. Công tác đoàn viên

Công tác nâng cao chất lượng đoàn viên được Ban Thường vụ Đoàn trường đầu tư bằng nhiều giải pháp, nội dung định hướng, chỉ đạo hiệu quả. Mỗi năm học, Ban Thường vụ Đoàn trường đều ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác phân tích chất lượng đoàn viên và Chi đoàn; hướng dẫn một số vấn đề trọng tâm về công tác đoàn viên, đoàn vụ, hoàn thành các loại sổ Đoàn viên, sổ Chi đoàn, mẫu Nghị quyết kết nạp; hướng dẫn thực hiện Chương trình Rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2009 – 2012; hướng dẫn thực hiện chương trình Dự bị đoàn viên theo chỉ thị của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chi Minh và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, giới thiệu được 04 đoàn viên ưu tú cho chi bộ hướng dẫn làm hồ sơ, xem xét kết nạp 01 đoàn viên sinh viên, giới thiệu hơn 20 đoàn viên ưu tú tham gia học lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng,...
Căn cứ trên giới thiệu của các cơ sở Đoàn cùng với kết quả tham gia lớp Bồi dưỡng nhận thức về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn Trường đã kết nạp được 35 đoàn viên mới. Tổng số đoàn viên của nhà trường đến thời điểm tháng 5/2012 là 1042 đoàn viên thuộc 35 Chi đoàn, đều đăng ký thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Công tác quản lý đoàn viên cũng được các chi đoàn quan tâm thực hiện, đầu tư trong việc quản lý sổ đoàn viên, sổ chi đoàn và các loại sổ liên quan đến công tác tổ chức của Đoàn tại đơn vị. Trong năm học 2010 - 2011, có 25% Chi đoàn vững mạnh, 75% Chi đoàn khá, không có Chi đoàn trung bình, yếu. Đối với đoàn viên, có 16,44% đoàn viên xuất sắc; 67,24% đoàn viên khá; 16,07% đoàn viên trung bình, không có đoàn viên yếu. Có 02 đoàn viên không tham gia phân tích chất lượng đoàn viên, chiếm 0.25%. Năm học 2011 – 2012 chưa tiến hành phân tích chất lượng Đoàn viên.
 

  1. Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn:

Ban Thường vụ Đoàn trường đã ban hành và triển khai thực hiện Hướng dẫn phương thức tổ chức hoạt động Đoàn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chi đoàn.
Ban Chấp hành Đoàn Trường với 01 Bí Thư, 3 thường vụ, 11 ủy viên đã ra quyết định thành lập 2 ban trực thuộc: Ban Tổ chức và Ban Phong trào. Số lượng chi đoàn cơ sở trực thuộc là 35. Định hướng hoạt động ngoài phòng học với mô hình Câu lạc bộ được chú trọng và xây dựng, phát triển nhanh. Từ tháng 9/2010 đến tháng 01/ 2011, Đoàn Trường đã thành lập mới 09 CLB mới ở các mảng học thuật, văn hóa văn nghệ TDTT, tình nguyện, xây dựng và tiếp nhận lại 03 CLB học thuật đã từng hoạt động hiệu quả: CLB tiếng Anh, Nội san UEF và CLB Kinh doanh nâng số lượng câu lạc bộ được thành lập và xây dựng trong giai đoạn nhiệm kỳ 1 lên con số 12.
Để phát triển chuyên môn sâu, đồng thời tạo điều kiện chăm lo tốt cho các câu lạc bộ chuyên ngành, theo sự chỉ đạo của BGH Trường, Đoàn Trường đã tổ chức chuyển giao 07 câu lạc bộ mang tính chuyên ngành cho các đơn vị Khoa, phòng, bộ môn phù hợp vào tháng 01/2012. Cụ thể: Câu lạc bộ Tiếng Anh chuyển giao cho Bộ môn Ngoại ngữ quản lý; Câu lạc bộ Sife chuyển giao cho Phòng Nghiên cứu Khoa học và Quan hệ Quốc tế; Câu lạc bộ Kinh doanh chuyển giao cho Khoa Quản trị Kinh doanh; Câu lạc bộ Bóng rổ, Bóng đá, Bóng chuyền, Cờ chuyển giao cho Bộ môn Giáo dục Thể chất. Sau thời gian chuyển giao đến nay, các Câu lạc bộ vẫn giữ vững được hoạt động và có nhiều chuyển biến khởi sắc, hiện thực nhiều ý tưởng được ấp ủ từ giai đoạn mới thành lập.
Cho đến nay, Đoàn Trường quản lý trực tiếp hệ thống 05 câu lạc bộ ở các mảng khác nhau: Câu lạc bộ Chia sẻ Kiến thức (viết tắt là KSC) chuyên mảng phát triển học thuật, Câu lạc bộ Đỉnh Đam Mê (viết tắt là D2M) chuyên mảng hoạt động nghệ thuật, Nội san Dấu ấn UEF – thông tin đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên UEF, Diễn đàn sinhvienuef.com – kênh thông tin của sinh viên Trường và Câu lạc bộ Con người và Môi trường (viết tắt là P&E) thuộc mảng tình nguyện vì cộng đồng.
Đoàn Trường cũng đang trong giai đoạn thiết lập đề án, xin ý kiến Chi ủy về việc thành lập chi đoàn giảng viên – giới chức UEF, tăng cường lực lượng đoàn viên và giảng viên, giới chức của Trường cho phong trào chung.

  1. Công tác cán bộ Đoàn:

Ban Thường vụ Đoàn trường đã tiến hành rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến công tác cán bộ như: Quy định về tiêu chuẩn cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quy định về phân bổ nhiệm vụ BCH.
Tổ chức cho hơn 100 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn. Thông qua các hoạt động phong trào, hoạt động chuyên môn, Đoàn viên thanh niên luôn giữ vai trò xung kích, đăng ký thực hiện nhiều nội dung hoạt động. Hầu hết cán bộ chủ chốt Đoàn trường đều tham gia các Ban Chỉ đạo hoạt động và đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng do nhà trường phân công.
Công tác rà soát và quy hoạch cán bộ Đoàn được đầu tư; Chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao và chuẩn hóa về tiêu chuẩn. Công tác quản lý cán bộ được đầu tư và có cơ chế cập nhật thường xuyên, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác cán bộ. Việc thực hiện Chương trình Rèn luyện đoàn viên gắn sát với thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, phù hợp với đặc thù của đơn vị và từng đoàn viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Đoàn Trường vẫn tiếp tục đề xuất lên Chi ủy – Ban Giám hiệu về định mức phụ cấp nhiệm vụ cho cán bộ Đoàn các cấp nhằm kịp thời động viên tinh thần và nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ Đoàn hoạt động tại cơ sở, chuẩn bị lực lượng tốt hơn cho nhiệm kỳ mới.

  1. Công tác tập hợp thanh niên, xây dựng Hội Sinh viên Trường:

Ban Thường vụ Đoàn trường triển khai, tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ, tạo sự đoàn kết, tập hợp đông đảo sinh viên nhà trường. Trong đó, có chương trình Gala Chào Xuân 2011 thu hút hơn 600 cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia.
Tập hợp thanh niên thông qua các hoạt động phong trào, câu lạc bộ, đội nhóm.
Sau một nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đoàn Trường đã tạo ra được khá nhiều hoạt động hiệu quả đẩy mạnh công tác tập hợp thanh niên và tăng cường giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết thân ái trong sinh viên nhà trường, với sinh viên các trường trên địa bàn TP. HCM.
Đang trong giai đoạn lên đề án và củng cố nhân sự để thành lập Ban Vận động Hội sinh viên Trường trong nhiệm kỳ mới.
Việc duy trì sinh hoạt Chi đoàn định kỳ chưa được đảm bảo tại một số chi đoàn. Tỷ lệ đoàn viên ưu tú được phát triển Đảng còn thấp. Chất lượng đoàn viên tuy được nâng cao nhưng tính chính trị, tiên phong, gương mẫu của đoàn viên chưa nổi bật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn còn thiếu thường xuyên nên hiệu quả chưa như mong muốn. Ban Thường vụ Đoàn trường chưa ban hành hướng dẫn sinh hoạt Đoàn trong điều kiện học chế tín chỉ. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng công tác tập hợp sinh viên đã khởi sắc hơn, nhận được sự quan tâm của sinh viên đến phong trào nhiều hơn.

  1. Đoàn tham gia xây dựng Đảng:

BTV Đoàn trường giới thiệu hơn 20 đoàn viên ưu tú cho Chi bộ xem xét, bồi dưỡng, gửi học các lớp Bồi dưỡng Kết nạp Đảng, trong đó có 8 Đoàn viên là cán bộ giảng viên, giới chức.
Trong số đó, BTV Đoàn Trường cũng đã giới thiệu 04 Đoàn viên ưu tú cho Chi bộ hướng dẫn khai lí lịch xin vào Đảng, đã được chuẩn y kết nạp 01 Đoàn viên ưu tú.
7.Công tác kiểm tra:
Trong các buổi tập huấn đối với cán bộ chủ chốt, các cấp bộ Đoàn đều lồng ghép các nội dung nghiệp vụ về công tác kiểm tra.
Trong năm, Đoàn trường đã thực hiện công tác giám sát việc công nhận tiến bộ trong xử lý kỷ luật, quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý kỷ luật cán bộ; thực hiện tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng; tham mưu giải quyết chặt chẽ các văn bản và các trường hợp xử lý có liên quan.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra tại Đoàn trường được quan tâm tập huấn nghiệp vụ và cung cấp thông tin, văn bản cần thiết, tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn trường thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn đúng theo tiến độ chương trình công tác năm đề ra; đảm bảo thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo đột xuất của Ủy ban Kiểm tra Đoàn trường và Ban Thường vụ Đoàn trường. Hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Đoàn trường thể hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban Thường vụ Đoàn trường theo đặc thù và điều kiện hoạt động từng quý, đảm bảo thực hiện tốt các nội dung đề ra.
Tuy nhiên, cán bộ làm công tác kiểm tra của Đoàn trường chủ yếu là kiêm nhiệm nên công tác kiểm tra tại một số đơn vị chưa đạt hiệu quả cao.


V.Công tác chỉ đạo:
Căn cứ các nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành Đoàn đã cụ thể hóa thành Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2010 – 2011 bằng những nội dung trọng tâm và giải pháp cụ thể; nhất là các giải pháp thực hiện chủ đề năm của Trung ương Đoàn và chủ đề năm của Thành phố. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Đoàn trường tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt chương trình công tác năm 2010 của Ban Thường vụ Đoàn trường cho cán bộ Đoàn trường.
Ban Thường vụ Đoàn trường phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ và các đồng chí phụ trách cơ sở trực thuộc và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của chi đoàn. Qua đó, Ban Thường vụ Đoàn trường đã nắm thông tin hoạt động và có những định hướng, chỉ đạo cơ sở kịp thời, nhanh chóng; phát hiện được những mô hình, giải pháp hoạt động hiệu quả trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại các chi đoàn. Đồng thời, Đoàn trường luôn đảm bảo công tác chỉ đạo được thực hiện thông suốt. Thông tin qua mail của sinh viên, thông tin trên website nhà trường đã phát huy hiệu quả trong thực hiện công tác chỉ đạo, truyền đạt các nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành Đoàn đến cơ sở. Bên cạnh việc nhận báo cáo bằng văn bản, Ban Thường vụ Đoàn trường còn tiếp nhận thông tin, báo cáo của cơ sở Đoàn qua thư điện tử; góp phần tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho chi đoàn.
Công tác chỉ đạo trong hệ thống Đoàn của trường được đảm bảo, thông suốt đã thể hiện được vai trò điều hành, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đoàn trường.
Công tác cán bộ được Đoàn Trường quan tâm thực hiện từ việc tạo nguồn, rèn luyện, bố trí công việc, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn có thành tích học tập tốt, công tác tốt vào các vị trí chủ chốt, trau dồi khả năng lý luận chính trị…
Bước đầu triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến công tác chỉ đạo và tiếp nhận thông tin giữa Đoàn trường và chi đoàn.
Ban Thường vụ Đoàn Trường có chế độ làm việc định kỳ với Đảng ủy – Ban Giám hiệu để xin ý kiến chỉ đạo về chương trình công tác Đoàn từng năm học, các chủ trương; tham mưu cho Đảng ủy Trường các nội dung có liên quan đến sinh viên như công tác phát triển Đảng, kinh phí hoạt động, kinh phí hỗ trợ cán bộ Đoàn, tăng số lượng chuyên trách Đoàn,..
Điểm hạn chế trong công tác chỉ đạo là một số chi đoàn chưa nghiêm túc trong việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Đoàn trường do tính chất lỏng lẻo về chi đoàn trong giai đoạn đầu của học chế tín chỉ. Số lượng các văn bản, nội dung chỉ đạo gấp từ cấp Đoàn trường đến chi đoàn vẫn còn nhiều. Chế độ phân công lao động trong Ban Chấp hành; chế độ thông tin, báo cáo của một số chi Đoàn chưa được đảm bảo.

  1. Kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu trong nhiệm kỳ I:
STT Chỉ tiêu Kết quả thực hiện Tỷ lệ
1 80% thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Trong toàn trường chỉ có 01 trường hợp bị xử phạt về việc gian lận trong thi cử. 94,02%
2 Hằng năm có 25% đoàn viên xếp loại xuất sắc, 75% đoàn viên xếp loại khá, không có đoàn viên trung bình và yếu + Năm học 2010 – 2011: 16,44% đoàn viên xuất sắc; 67,24% đoàn viên khá; 16,07% đoàn viên trung bình, không có đoàn viên yếu.
+ Năm học 2011 – 2012: 17,05% đoàn viên xuất sắc; 72,45% đoàn viên khá; 10,15% đoàn viên trung bình, không có đoàn viên yếu.
Trên 65%
3 80% chi đoàn đạt danh hiệu vững mạnh, không có chi đoàn yếu kém + Năm học 2010 – 2011: 25% Chi đoàn vững mạnh, 75% Chi đoàn khá, không có Chi đoàn trung bình, yếu.
+ Năm học 2011 – 2012: 26.47% Chi đoàn vững mạnh, 73,53% Chi đoàn khá, không có Chi đoàn trung bình, yếu.
33%
4 Mỗi năm học tổ chức ít nhất 01 giải về thể dục thể thao và văn nghệ cấp trường. + Năm học 2010 – 2011: 01 giải văn nghệ, 01 giải bóng đá mini.
+ Năm học 2011 – 2012: chưa thực hiện.
50%
5 Mỗi năm tổ chức 1 chiến dịch tình nguyện với sự tham gia của 50 đoàn viên trong đó có 10% là ĐVTN thuộc chi đoàn cán bộ giáo viên Đạt 100%
6 Vận động Đoàn viên hiến máu tình nguyện: 100 lượt ĐVTN/năm Đạt 100%
7 Mỗi năm kết nạp Đảng ít nhất 01 đoàn viên ưu tú. 01 đoàn viên ưu tú được xem xét kết nạp 50%
6 Tổ chức ít nhất 01 cuộc thi tìm hiểu kiến thức chuyên môn. Chưa thực hiện 0%

 
Nhìn chung, việc thực hiện các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ I vẫn chưa thực sự nổi bật. Đó là bởi sau một thời gian tổ chức các hoạt động và nắm bắt nhu cầu sinh viên, nhiều định hướng công tác đã có sự thay đổi cho phù hợp hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các nội dung nghị quyết Đại hội I đã đề ra.

BCH ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ I

PHẦN THỨ HAI:
PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2012 – 2015

 
A.BỐI CẢNH CHUNG:
Giai đoạn 2012 - 2015 được xác định là giai đoạn xây dựng và phát triển hoạt động công tác Đoàn và phong trào sinh viên Trường sau thời kỳ định hình tổ chức ở nhiệm kỳ đầu tiên. Đây là giai đoạn cần tìm ra phương thức hoạt động hiệu quả trong môi trường đào tạo theo học chết tín chỉ nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác đào tạo của Nhà trường về thái độ và nâng cao kỹ năng thực hành cũng như phát huy được thế mạnh của sinh viên. Kết quả thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ I (2010 - 2012) là tiền đề tích cực cho việc đẩy mạnh các phong trào hoạt động mới có hiệu quả.
Hoạt động của công tác Đoàn và phong trào sinh viên Trường luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Chi ủy, sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà trường cũng như sự động viên, ủng hộ, chia sẻ từ các đơn vị phòng, ban, trung tâm trong trường, sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ chí Minh. Nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành (BCH) Đoàn Trường và chi đoàn có kinh nghiệm tổ chức, tập hợp thanh niên, có uy tín với thanh niên, làm cán bộ đoàn nhiều năm liền.
Các hoạt động về học thuật, nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, không chỉ với mục tiêu có sản phẩm tham gia các hoạt động nghiên cứu bên ngoài như Giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học hằng năm mà cần có một giải thưởng riêng mang thương hiệu của sinh viên UEF. Đây cũng là giai đoạn đưa phong trào “Sinh viên 5 tốt” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động đã trở thành mục tiêu phấn đấu của sinh viên. Các cuộc thi học thuật luôn khơi dậy niềm đam mê học tập và sáng tạo của sinh viên thu hút lực lượng tham gia.
Hoạt động của các Chi đoàn cần được củng cố, cần thành lập chi đoàn giảng viên – giới chức UEF để tạo cầu nối liên kết giữa Đoàn viên, sinh viên với giảng viên trong khoa. Cán bộ trẻ tham gia công tác Đoàn là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào sinh viên Trường trong nhiệm kỳ II cũng đối mặt với một số khó khăn: chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường đặt ra nhu cầu về việc xác lập nhanh hệ thống các chi đoàn theo kiểu mới, phù hợp hơn nhằm tránh việc suy yếu lực lượng và sức hút từ hoạt động cơ sở, giảm tải hoạt động cho Đoàn Trường; Nhân sự trong nhiệm ký II gần như hoàn toàn mới do các thành viên trong BCH nhiệm kỳ I đã đến thời gian ra trường, cần 1 sự chuyển giao nhanh và yêu cầu nắm bắt công tác rất cao đối với thành viên mới; Cán bộ làm công tác Đoàn vẫn còn kiêm nhiệm; chế độ đối với cán bộ Đoàn chưa được ban hành và áp dụng để tạo động lực phát triển; có hiện tượng mất đoàn kết trong nội bộ cán bộ Đoàn, làm suy yếu sức mạnh tập thể. Những vấn đề trên tuy chưa mang tính nghiêm trọng nhưng là những nội dung cần khắc phục sớm để đảm bảo sự bền vững cho sức mạnh chung của công tác Đoàn tại UEF.



B.NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM – KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG:
I.Nhiệm vụ trọng tâm:

  • Nhiệm vụ 1: Có giải pháp hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh học tập và làm theo lời Bác”; tập trung xây dựng đạo đức và lối sống đẹp, nâng cao ý thức công dân trong thanh niên; định hướng và bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, bồi dưỡng tinh thần tự hào và yêu mến về ngôi trường của mình trong sinh viên.
  • Nhiệm vụ 2: Đẩy mạnh hoạt động phong trào ở 03 mảng sau: học thuật và nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội và phát huy tinh thần xung kích Vì cộng đồng với kế hoạch hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
  • Nhiệm vụ 3: Đẩy mạnh và xác lập hệ thống quản lý mô hình CLB tốt hơn, đưa hoạt động CLB trở thành trọng tâm cho hoạt động phong trào tại UEF. Gắn kết các câu lạc bộ trong hoạt động phong trào, xem đây là giải pháp đoàn kết và tập hợp sinh viên trong nhiệm kỳ.
  • Nhiệm vụ 4: Xây dựng mô hình hoạt động của chi đoàn phù hợp với học chế tín chỉ. Xây dựng hệ thống quy trình của công tác Đoàn, đặc biệt là trong mảng công tác tổ chức. Thực hiện hiệu quả Chương trình rèn luyện đoàn viên hiệu quả. Chú trọng công tác huấn luyện, bồi dưỡng, quy hoạch và chăm sóc cho đội ngũ cán bộ Đoàn.

II.Khẩu hiệu hành động:
-Phương án 1: Tuổi trẻ UEF:
Thống nhất ý chí – Kết tinh sáng tạo – Chung sức vì cộng đồng – Hội nhập và Phát triển

-Phương án 2: Tuổi trẻ UEF:
Thống nhất ý chí – Đoàn kết sáng tạo – Vì cộng đồng xanh – Hội nhập và Phát triển

C.NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
I.CÔNG TÁC GIÁO DỤC:
1.Thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đổi mới hình thức tổ chức việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các chương trình, hoạt động của Đoàn; xây dựng chủ đề năm thực hiện nội dung trên dựa vào định hướng của Chi ủy trường để có sự đồng bộ trong toàn trường.
Định hướng các cơ sở Đoàn thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với từng đối tượng thông qua việc sinh hoạt chi đoàn định kỳ, đăng ký thực hiện Chương trình Rèn luyện Đoàn viên, công trình thanh niên, xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh, xây dựng hình ảnh nhà kinh tế tương lai năng động, vừa hồng vừa chuyên.
Tổ chức bình chọn và tuyên dương các cá nhân, tập thể điển hình làm theo lời Bác hàng năm trong đối tượng đoàn viên, thanh niên; tăng cường giới thiệu các gương điển hình đến với sinh viên, học sinh thông qua hệ thống bản tin, trang điện tử của Đoàn Trường.
Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về tấm gương, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều hình thức và nội dung phong phú.
Giải pháp cụ thể: tổ chức tuyên dương điển hình cấp Trường được bầu chọn từ cơ sở; kết hợp bộ môn Kỹ năng mềm tổ chức cuộc thi “Cùng Bác học kỹ năng”; kết hợp bộ môn Mác – Lenin tổ chức cuộc thi sưu tầm tư liệu về Bác.
2.Đổi mới cách thức tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Tiếp tục phát huy các nội dung đã thực hiện được: hỗ trợ công tác tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, tổ chức mô hình “Một ngày thử làm sinh viên UEF” cho đối tượng học sinh các trường THPT có nhu cầu, trao tặng học bổng từ các nguồn tài trợ, quyên góp được trong các chương trình tình nguyện của Đoàn Trường.
Tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ UEF nhằm tạo điều kiện cho đoàn viên, sinh viên Trường giao lưu với các thầy cô và sinh viên các khóa đã ra trường là những cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực; nâng cao lòng yêu nghề, định hướng tương lai cho các nhà kinh doanh trẻ.
Khuyến khích các đơn vị cơ sở (chi đoàn, câu lạc bộ trực thuộc) thực hiện các chương trình giao lưu và tập huấn kỹ năng nghề nghiệp lồng ghép trong các chương trình hoạt động, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc với người thành công, dần hoàn thiện cá nhân.
3.Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống:
Tổ chức thực hiện hệ thống thông tin tuyên truyền và tham gia tốt các hoạt động do Thành Đoàn phân công; tổ chức và vận động đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động trong các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước và Nhà trường.
Phối hợp với phòng Quản lý sinh viên tổ chức các hội nghị chuyên đề tìm hiểu và học tập Nghị quyết Đảng, chủ động thông tin Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức hội nghị thông tin thời sự, kinh tế, xã hội cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp; tổ chức cho sinh viên tìm hiểu và thực hiện tốt nội quy, quy định Nhà trường, tìm hiểu triết lý văn hóa UEF nhằm nâng cao ý thức rèn luyện bản thân và tin tưởng vào công tác đào tạo của Nhà trường.
Kết hợp bộ môn Mac – Lenin khuyến khích sinh viên tham gia hội thi “Ánh sáng thời đại” hàng năm do Thành Đoàn kết hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng lí luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn, lực lượng nòng cốt chính trị và đoàn viên, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác tuyên giáo tại đơn vị thông qua các lớp tập huấn.
Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống chào mừng 05 năm thành lập Trường kết hợp với các hình thức tọa đàm, giao lưu nhân chứng lịch sử, giao lưu khóa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên, chiếu phim tư liệu,...nhằm nâng cao lòng tự hào và ý thức đóng góp công sức vào thành công của Nhà trường trong đoàn viên, sinh viên.
Tham gia hội thi tìm hiểu truyền thống của Đoàn, xem phim truyền thống, vận động đoàn viên đeo huy hiệu Đoàn vào tháng thanh niên và các đợt sinh hoạt Chi đoàn nhằm nâng cao hiểu biết và tự hào về truyền thống của tổ chức, của Đoàn Trường.
4.Công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống:
Phối hợp với phòng Quản lý sinh viên tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ, nội quy học đường, quy tắc ứng xử thông qua các đợt học tập trung “Tuần lễ công dân sinh viên” và hệ thống thông tin của các khoa, website, diễn đàn điện tử…
Phối hợp với bộ môn Luật Kinh tế trong hệ thống đào tạo của Nhà trường tổ chức các phiên tòa giả định nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên về pháp luật kinh tế của nước ta.
Thông qua hoạt động các câu lạc bộ nâng cao ứng xử trong giao tiếp, ý thức sống vì cộng đồng với nhiều hoạt động phong phú: giới thiệu chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”, “Hiểu về trái tim”,…
Kết hợp với Thư viện và câu lạc bộ Chia sẻ Kiến thức định hướng và nâng cao dần văn hóa đọc cho Đoàn viên sinh viên Trường.
Tăng cường tuyên dương, giới thiệu những gương điển hình trong học tập, hoạt động Đoàn, hoạt động tình nguyện,…gắn với danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”,... thông qua các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc, diễn đàn, gặp gỡ - đối thoại, hệ thống thông tin, website của trường, khoa,…
II.Hoạt động phong trào:
1.Phong trào 5 xung kích:
1.1Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường
Đoàn viên sinh viên, học sinh, giảng viên trẻ tích cực thực hiện phong trào “Dạy tốt, học tốt”, tham gia đóng góp sáng kiến, ứng dụng nội dung, phương pháp dạy và học mới phù hợp với yêu cầu đào tạo của Trường; xây dựng động cơ học tập và môi trường học tập sáng tạo trong sinh viên.
Thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Văn hóa trong giảng đường” với các nội dung cơ bản như ăn mặc lịch sự khi đến Trường, thực hành văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Trường trong thi cử, đeo thẻ sinh viên,…
Thực hiện phong trào “Sạch lớp – đẹp trường” như: phòng học không rác, White toilet,...
Đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ học thuật, kết hợp với các khoa chuyên
Đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ trẻ: thành lập và xây dựng định hướng hoạt động cho chi đoàn giảng viên, giới chức; đẩy mạnh phong trào thi đua giảng dạy tốt, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn; tổ chức tọa đàm và đưa ra hành động thiết thực thực hiện giải pháp “Đổi mới quản lý giáo dục Đại học” theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cho giảng viên cơ hữu đăng kí các tiết học tốt, các giờ học kiểu mẫu, phát huy phương pháp giảng dạy mới theo yêu cầu Nhà trường, ứng dụng công nghệ thông tin, đăng ký xây dựng công trình thanh niên gắn với chuyên môn.
1.2Xung kích, tình nguyện vì cộng đồng:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến dịch, phong trào tình nguyện như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Hiến máu nhân đạo, Tiếp sức mùa thi; chú trọng xây dựng hiệu quả các đội hình tình nguyện thường xuyên tại các đơn vị dưới hình thức chương trình Tour tình nguyện. Thiết kế các chương trình trên theo dạng chuỗi hoạt động nhằm tạo sự thường xuyên, tạo môi trường cho sinh viên ứng dụng kỹ năng thực hành xã hội từ các chuyến công tác.
Định hướng lồng ghép công tác tình nguyện vào hoạt động của các câu lạc bộ trực thuộc, nhân rộng tinh thần tình nguyện trong đoàn viên sinh viên Trường. Đoàn kết các đội nhóm tình nguyện tự do trong sinh viên vào hoạt động chung của Đoàn trường nhằm tăng sức mạnh và nguồn lực cho hoạt động chung của phong trào vì cộng đồng.
1.3Xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Tham gia các cuộc vận động vì biên giới – hải đảo do Thành Đoàn và các đơn vị trực thuộc phát động. Có giải pháp phù hợp, nắm chắc thông tin, tư tưởng, nhận thức của đoàn viên, thanh niên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Tiếp tục có giải pháp tập hợp, nắm tình hình thanh niên thông qua các diễn đàn trên mạng internet. Tuyên truyền, giáo dục thanh niên nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền; nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Tuyên truyền, giáo dục thanh niên nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền. Duy trì các hoạt động liên kết, giao lưu với công an, bộ đội đóng quân trên địa bàn thành phố và các vùng biên giới.
Tổ chức hoạt động cụ thể, thiết thực của sinh viên UEF gắn liền với cuộc vận động “Vì Trường Sa thân yêu”: Phát động chương trình “Gửi người anh hùng giữ biển” trong Đoàn viên sinh viên Trường gửi đến các chiến sĩ Trường Sa; tổ chức tọa đàm trong cán bộ Đoàn về tình hình biển đảo,...
1.4Xung kích hội nhập kinh tế quốc tế:
Duy trì các hoạt động giao lưu với thanh niên quốc tế như giới thiệu chương trình đón tàu thanh niên Đông Nam Á cho sinh viên, đẩy mạnh hoạt động giao lưu qua chương trình Plus 3 với ĐH Pittsburgh, thúc đẩy việc gửi sinh viên sang thực hiện chương trình tại Hoa Kì. Ngoài ra, tăng cường các hoạt động tập huấn, trau dồi kỹ năng, ngoại ngữ, văn hóa cho đội ngũ cán bộ Đoàn nòng cốt nhằm làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng các hoạt động.
Phối hợp Bộ môn Ngoại ngữ và Câu lạc bộ Tiếng Anh tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế, tăng cường khả năng giao tiếp tiếng Anh trong sinh viên Trường.
2.Phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”:
2.1 Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ:
Nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích sinh viên thi đua học tập; tôn vinh các tấm gương học sinh, sinh viên, viên chức trẻ tiêu biểu.
Phát huy các kĩ năng học tập và làm việc nhóm, xây dựng kĩ năng học tập suốt đời cho đoàn viên – sinh viên Trường.
Tập trung củng cố, phát triển các loại hình đội nhóm học thuật, các cuộc thi, giải thưởng nghiên cứu khoa học trong thanh niên, sinh viên. Thử nghiệm tổ chức hội nghị Nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giảng viên trẻ. Phát động phong trào tuổi trẻ sáng tạo, cuộc thi ý tưởng.
Chỉ đạo cơ sở thực hiện các nội dung: Duy trì, đẩy mạnh các CLB - đội - nhóm học thuật với những mô hình thực tế hơn, đề xuất giải pháp ứng dụng dạng thực hiện dự án có yếu tố kinh doanh; phát huy hoạt động các CLB ngoại khóa, liên kết tổ chức hoạt động học thuật với các câu lạc bộ học thuật không trực thuộc Đoàn Trường; Đổi mới và phát triển các cuộc thi học thuật truyền thống. Có hướng xác định đề tài nghiên cứu khoa học về khả năng tự học trong sinh viên.
Tìm kiếm ý tưởng cho cuộc thi học thuật mang tính đặc thù cho sinh viên UEF.
2.2 Đồng hành với thanh niên trong mưu sinh, lập nghiệp:
Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa của các CLB học thuật, gắn kiến thức chuyên môn sinh viên với thực tiễn cuộc sống và nền kinh tế đất nước. Đặc biệt phát triển hoạt động định kì CLB tiếng Anh, tạo phong trào nói tiếng Anh trong toàn Trường nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của sinh viên, hỗ trợ công cụ trogn lao động và công tác sau này.
Tham mưu Ban Giám hiệu các điển hình học tập và hoạt động tốt nhận học bổng theo quy định của Nhà trường. Giới thiệu các loại hình học bổng đến sinh viên tạo động lực phấn đấu.

2.3 Đồng hành trong việc nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần:
Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao thể lực cho sinh viên. Chú trọng công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong trường học. Phối hợp với Phòng Quản lý sinh viên và Bộ môn Giáo dục thể chất tổ chức Hội thao toàn Trường và các giải thể thao thường xuyên ở các môn như: bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua cờ tướng, bóng chuyền. Từ đó phát hiện và đào tạo bồi dưỡng những nhân tố tích cực bổ sung cho các đội nhóm năng khiếu chuẩn bị cho các cuộc thi trong hệ thống các Trường đại học và cao đẳng trên toàn thành phố.
Tổ chức các hội diễn, hội thi văn nghệ trong sinh viên nhằm nâng chất hoạt động đời sống sinh viên UEF. Từng bước hình thành môi trường tập luyện và thưởng thức nghệ thuật trong sinh viên thông qua các lớp thanh nhạc, guitar mở thường xuyên.
Phát huy thế mạnh các cuộc thi và chương trình văn hóa nghệ thuật trong sinh viên: Lễ hội Chào năm mới, cuộc thi Tỏa sáng UEF,… Đưa ra thêm những ý tưởng chương trình mới phù hợp với diện rộng sinh viên hơn: UEF Music Icon, UEF got talent,
Từng bước nâng chất hoạt động của Câu lạc bộ Đỉnh Đam Mê thuộc mảng nghệ thuật, tuyển chọn nòng cốt cho phong trào, thành lập đội văn nghệ xung kích cấp Trường, tham gia các sân chơi sinh viên toàn Thành.
2.4 Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng thực hành xã hội và xây dựng nếp sống văn minh đô thị:
Đẩy mạnh các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội, tập trung trang bị các kỹ năng không nằm trong chương trình đào tạo của Nhà trường theo hệ thống và phù hợp với từng đối tượng sinh viên.
Mở thêm các chuyên đề hỗ trợ sinh viên trong việc trang bị kiến thức xã hội cho bản thân: giới tính, văn hóa yêu trong giảng đường, sức khỏe sinh sản,…
Tổ chức thường xuyên các hoạt động huấn luyện, rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, cộng đồng ở các cấp. Tổ chức các Hội trại huấn luyện kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp. Vận động thanh niên nâng cao nhận thức và khả năng thực hành về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp.
3.Nâng chất hoạt động của các câu lạc bộ - đội - nhóm:
Xác định mô hình câu lạc bộ là giải pháp tập hợp lực lượng và là tâm điểm phát triển phong trào, tạo tính liên kết mạnh và sâu trong đoàn viên, sinh viên nên cần có những giải pháp cụ thể củng cố hoạt động các câu lạc bộ và tạo tính liên kết sâu và rộng trong hệ thống các câu lạc bộ.
Giải pháp đề xuất như sau:
-Về mặt tổ chức hoạt động: tùy vào tính chất cụ thể của các câu lạc bộ, cần lên chiến lược phát triển ngắn và dài hơi cho mỗi loại hình câu lạc bộ, đáp ứng nhu cầu sở thích của sinh viên và phù hợp với điều kiện đặc thù của Trường trên nền những hoạt động đã có.
-Về công tác quản lý: kiểm tra và định hướng các câu lạc bộ củng cố hệ thống quản lý thành viên, cách thức tuyển chọn thành viên, điều phối hoạt động và cách thức liên kết các câu lạc bộ nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động và tổ chức. Xác lập hệ thống thong tin xuyên suốt giữa câu lạc bộ và Đoàn Trường, giữa các câu lạc bộ với nhau. Cử ủy viên Ban Chấp hành và Ban Thường vụ phụ trách công tác câu lạc bộ, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
-Về chính sách: tham mưu Chi ủy - Ban Giám hiệu về Quy chế hoạt động mô hình câu lạc bộ - đội – nhóm trong Trường, áp dụng cho hệ thống tất cả các câu lạc bộ - đội – nhóm chính quy được Nhà trường và các đơn vị bảo trợ nhằm ổn định công tác tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ. Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo Trường về chính sách phụ cấp đối với Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ nhằm kịp thời động viên tinh thần của cán bộ làm công tác này.
III.Công tác Xây dựng Đoàn, tập hợp thanh niên, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền:

  1. Công tác tập hợp thanh niên, xây dựng Hội Sinh viên Trường:

Chú trọng đầu tư công tác phát hiện, bồi dưỡng thủ lĩnh thanh niên ở các nhóm đối tượng thanh niên, thu hút các nhóm vào hoạt động chung làm tăng sức mạnh của sự tập hợp.
Tham mưu Chi ủy - Ban Giám hiệu về Quy chế hoạt động của mô hình câu lạc bộ - đội - nhóm theo sở thích, học tập tại Trường, gắn kết hoạt động của các câu lạc bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thu hút và tập hợp đoàn viên sinh viên. Rà soát công tác tổ chức nhân sự và cách thức quản lý của các câu lạc bộ trực thuộc nhằm tăng nguồn lực, đảm bảo độ thuyết phục đối với thành viên tham gia.
Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cộng tác với Đoàn Trường nhằm hỗ trợ cho công tác tuyên truyền các hoạt động cũng như các nội dung công tác của Đoàn Trường đến sâu rộng trong đoàn viên, sinh viên.
Không ngừng cải tiến hệ thống thông tin của Đoàn Trường (website, diễn đàn sinh viên) nhằm cung cấp các kênh thông tin kịp thời, chính xác, nâng chất lượng tuyên truyền.
Quyết tâm thực hiện đề án xây dựng Hội Sinh viên Trường, nhanh chóng thành lập Ban Vận động với nòng cốt là sinh viên, đeo bám và thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Hội Sinh viên Thành phố và cấp ủy nhằm tạo đà cho việc hoàn thành nội dung thành lập Hội Sinh viên Trường trong nhiệm kỳ II.

  1. Xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị:

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên là cán bộ Đoàn chủ chốt cấp trường và cộng tác viên tuyên truyền nhằm triển khai kịp thời đến sinh viên các chính sách cũng như quy định của Nhà trường, Đoàn cấp trên, các vấn đề thời sự được sinh viên quan tâm;
Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, truyền thống cách mạng trong đoàn viên ở các cấp bộ Đoàn.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các đợt sinh hoạt chi đoàn chủ điểm trong năm học theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Thành Đoàn;
Từng bước xây dựng hoạt động của Nhóm Trung kiên, tạo thêm lực lượng tuyên truyền viên uy tín.

  1. Xây dựng Đoàn về tổ chức :
    1. Công tác đoàn viên

Xây dựng mới Chương trình Rèn luyện Đoàn viên theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Thành Đoàn.
Quán triệt công tác tổ chức phân loại đoàn viên, ban hành hướng dẫn mới phù hợp với chương trình rèn luyện đoàn viên và các nội dung, chương trình hành động của Đoàn Trường.
Tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa Ban Thường vụ Đoàn trường với cán bộ Đoàn từ cấp chi đoàn thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề chính trị sinh viên.
Thực hiện công tác phát triển Đoàn viên mới từ các đối tượng là Đoàn viên dự bị, thanh niên tích cực.

  1. Công tác cán bộ Đoàn:

Xây dựng kế hoạch và xin ý kiến Chi ủy việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.
Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Đoàn về lý luận chính trị, năng lực công tác Đoàn, kỹ năng, nghiệp vụ công tác cán bộ Đoàn.
Tập huấn chuyên đề định kì cho từng đối tượng cán bộ Đoàn các cấp.

  1. Tổ chức cơ sở Đoàn:

Xây dựng, triển khai và tập huấn thực hiện đồng bộ chi đoàn 3 tiêu chí “3 nắm, 3 biết, 3 làm” (3 nắm: nắm đoàn viên, nắm thanh thiếu nhi, nắm tình hình đơn vị; 3 biết: biết nghị quyết, biết chương trình, biết nhu cầu; 3 làm: làm chương trình rèn luyện đoàn viên, làm công trình thanh niên, làm công tác vận động quần chúng).
Quán triệt công tác chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở, tăng cường hướng dẫn và tạo sự chủ động cho chi Đoàn, câu lạc bộ, tập trung đầu tư cho hoạt động của chi đoàn, đầu tư cho công tác cán bộ Đoàn từ cấp chi đoàn. Chỉ đạo các câu lạc bộ đăng cai một số hoạt động quan trọng.
Tiến hành rà soát, đánh giá công tác quản lý đoàn viên, chấn chỉnh hệ thống sổ sách, hồ sơ quản lý đoàn viên và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
Điều chỉnh hướng dẫn phân loại Chi đoàn cho phù hợp với tình hình mới của công tác.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho Bí thư Chi đoàn.

  1. Đoàn tham gia xây dựng Đảng:

Tổ chức cho Đoàn viên ưu tú gặp gỡ Chi ủy Nhà trường. Qua đó giải đáp thông tin và nắm bắt tình hình tư tưởng, nhu cầu nguyện vọng của Đoàn viên ưu tú;
Tổ chức tọa đàm tìm giải pháp thành lập và xây dựng nội dung hoạt động của nhóm Trung kiên. Giời thiệu Đoàn viên ưu tú cho Chi bộ xét học lớp Bồi dưỡng Kết nạp Đoàn, tạo lực lượng sinh hoạt cho nhóm Trung kiên.
Tham mưu các cấp ủy Đảng thực hiện tốt chỉ tiêu đảng viên mới kết nạp từ đoàn viên ưu tú và tập trung quan tâm giới thiệu kết nạp Đảng trong cán bộ, giảng viên trẻ.

  1. Công tác kiểm tra:

Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ủy ban kiểm tra Đoàn trường theo từng năm học.
Xây dựng kế hoạch tập huấn đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác kiểm tra tại cơ sở và đổi mới cách thức tập huấn.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình công tác của Đoàn và thực hiện báo cáo về Đoàn cấp trên đúng thời gian quy định.
Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất các tiểu ban và cơ sở.
IV.Công Trình Thanh niên:
Cấp Trường:
1/ Xây dựng kỉ yếu “UEF - 5 năm đầu của quá trình xây dựng”
2/ Xây dựng “Quỹ tình nguyện” hỗ trợ công tác tình nguyện vì cộng đồng.
3/ Xây dựng phần mềm Quản lý Đoàn viên trên nền phần mềm Quản lý Đoàn viên của Thành Đoàn triển khai, tích hợp trong website Đoàn Trường.
Cấp cơ sở: định hướng các cơ sở đăng ký công trình thanh niên phục vụ công tác học tập và phát huy chuyên môn của đơn vị.
V.Công tác chỉ đạo:
Căn cứ vào phương hướng và chỉ tiêu của nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Đoàn Trường sẽ xây dựng chương trình công tác từng năm học.
Tổ chức rút kinh nghiệm công tác phân công khối hoạt động và vai trò của đồng chí Ủy viên Thường vụ phụ trách khối vào mỗi năm học.
Tăng cường rà soát và củng cố, kiện toàn kịp thời Ban Chấp hành Đoàn các cấp;
Duy trì chế độ hội họp của Ban Thường vụ Đoàn Trường 01 tuần/ lần, cố gắng họp mở rộng Ban Chấp hành 1 quý/lần;
Tăng cường các hoạt động phối hợp với các đơn vị phòng, ban, khoa, trung tâm trong Trường;
Củng cố công tác thông tin báo cáo giữa các cấp bộ Đoàn, đảm bảo chế độ thông tin báo cáo với Đoàn cấp trên và Chi ủy, Ban Giám hiệu.
VI.Hệ thống chỉ tiêu:
1.100% đoàn viên tham gia học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp.
2.90% đoàn viên có ít nhất một phần việc cụ thể, thiết thực làm theo lời Bác.
3.05 đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học tham gia Giải thưởng Eureka.
4.Vận động 100 triệu đồng cho quỹ học bổng dành cho cán bộ Đoàn.
5.Vận động ít nhất 3000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện trong nhiệm kỳ.
6.90% cán bộ Đoàn tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ.
7.Bồi dưỡng, giới thiệu 50 đoàn viên ưu tú cho Chi bộ gửi đi học Bồi dưỡng Kết nạp Đảng và phấn đấu kết nạp 10 Đảng viên trong nhiệm kỳ.
8.Thành lập Chi bộ Sinh viên.
9.Phát triển 200 đoàn viên mới.
10.Mỗi năm, có ít nhất 30% chi đoàn được phân tích loại chi đoàn mạnh, 40% đoàn viên được phân tích loại xuất sắc, 60% bí thư chi đoàn đạt danh hiệu Bí thư chi đoàn xuất sắc.

BCH ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ I

BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM

CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHIỆM KỲ I (2010 - 2012)

_______
Qua hai năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Trường đã có thêm một bước phát triển quan trọng trong một số chỉ tiêu cơ bản. Tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường.
Đại hội Đại biểu Đoàn Trường nhiệm kỳ I đã bầu ra Ban Chấp hành Đoàn Trường gồm 15 đồng chí (trong đó có 02 cán bộ và 13 sinh viên); Ban Thường vụ Đoàn Trường có 04 đồng chí (trong đó có 02 cán bộ và 02 sinh viên).
Tại Đại hội lần này, Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ I nghiêm túc kiểm điểm việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn Trường nhiệm kỳ I với những ưu, khuyết điểm như sau:
I.TRÁCH NHIỆM BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG
1.Ưu điểm
-Ban Chấp hành là một tập thể đoàn kết, thống nhất, năng động. Luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình đề ra chương trình hoạt động, thường xuyên và tích cực kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động. Chú trọng bám sát nội dung kế hoạch đã đề ra, gắn liền với nhiệm vụ chính trị chung mà Nhà trường, Thành đoàn giao cho.
-Các ủy viên Ban Chấp hành không ngừng trau dồi nhận thức, trình độ lý luận chính trị, tăng cường học hỏi kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn và chuyên môn, từng bước tạo uy tín trong đoàn viên, thanh niên. Mỗi đồng chí đều ý thức việc nắm bắt nhu cầu sinh viên để thiết kế các hoạt động phù hợp hơn và thường xuyên đưa ra những ý tưởng sáng tạo, sát với nhu cầu sinh viên, tạo được sức hút cho hoạt động phong trào.
-Ban Chấp hành hoạt động với tinh thần bàn bạc dân chủ, ý thức trách nhiệm cao, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng tiểu ban, từng cá nhân trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội và các kế hoạch đã đề ra.
-Nghiêm túc tiếp thu và thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chi ủy – Ban Giám hiệu, Đoàn cấp trên.
-Duy trì tốt chế độ hội họp Ban Chấp hành, Ban Chấp hành mở rộng theo đúng Điều lệ Đoàn và Quy chế làm việc của BCH Đoàn Trường, có chế độ thông tin báo cáo kịp thời.
2.Hạn chế :
-Vẫn còn một vài Ủy viên Ban Chấp hành chưa phát huy hết khả năng và trách nhiệm trong công việc của mình, còn trông chờ vào tập thể và sự phân công của Thường trực, chưa chủ động nghiên cứu, thảo luận, đề xuất ý kiến với Ban Chấp hành, thậm chí có đồng chí bỏ bê công việc.
-Việc gắn kết và thể hiện vai trò của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành còn chưa thường xuyên và rõ nét làm giảm sức mạnh thông tin và tập hợp lực lượng cho phong trào, suy yếu sức mạnh của chi đoàn cơ sở.
-Chế độ hội họp, phân công công việc ở một số tiểu ban chưa đều.
-Sự phân chia cơ sở học tập và thời khóa biểu học tập của các đồng chí Ủy viên khá dày đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung.
II.TRÁCH NHIỆM BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN TRƯỜNG
1.Ưu điểm:
-Ban Thường vụ đoàn kết, thống nhất cao, chủ động, sáng tạo đề ra các nội dung, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.
-Các Ủy viên Thường vụ luôn có ý thức trách nhiệm cao, thẳng thắn trong bàn bạc và quyết định, có sự phân công phụ trách gắn bó với các cơ sở, các tiểu ban một cách hợp lý.
-Ban Thường vụ có chế độ báo cáo giao ban, làm việc với Chi ủy – Ban Giám hiệu, Đoàn cấp trên. Có chế độ hội họp định kì Ban Thường vụ 01 tuần/ lần để bàn bạc thống nhất nội dung, kế hoạch tham mưu cho Ban Chấp hành. Thường xuyên họp đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện.
-Luôn luôn chú trọng và quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kế cận tạo lực lượng kế thừa. Phát huy được thế mạnh của các nhân tố cũng như sức mạnh tập thể của Đoàn cơ sở.
-Ban Thường vụ biết lắng nghe ý kiến đóng góp của Ban Chấp hành, tập thể cán bộ Đoàn, Đoàn viên – sinh viên trong điều hành công việc hoạt động.
2.Hạn chế:
-Vai trò chỉ đạo cho Đoàn cơ sở chưa được thể hiện rõ nét ở một số đơn vị.
-Còn có ủy viên Ban Thường vụ chưa có sự bố trí hợp lý cho công tác làm ảnh hưởng tới vai trò và uy tín của mình trong công việc được giao.

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ I

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẢO LUẬN

Dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh
lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 – 2014

Để việc thảo luận và góp ý văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 – 2015 hiệu quả, đề nghị đại biểu phát biểu theo các nhóm vấn đề sau:
I.Nội dung thảo luận chung:
-Tập trung thảo luận, đánh giá về việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả đạt được của công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ I, tập trung ở các mảng công tác giáo dục, các hoạt động phong trào 5 xung kích – 4 đồng hành, công tác tổ chức xây dựng Đoàn, công tác chỉ đạo, kết quả thực hiện chỉ tiêu, đánh giá chung. Các số liệu, nhận định đánh giá trong từng nội dung đã chính xác và đầy đủ chưa?
- Theo đồng chí, nhiệm vụ trọng tâm, khẩu hiệu hành động nêu trong dự thảo có phù hợp với tình hình và xu hướng vận động của thanh viên trường trong thời gian tới hay không?
-Đồng chí có đồng ý với hệ thống chỉ tiêu, công trình thanh niên của nhiệm kỳ II không? Có điều chỉnh, sửa đổi không? Đồng chí có đề xuất giải pháp gì để cụ thể hoá và mang lại hiệu quả cho các chỉ tiêu, công trình thanh niên cấp trường đưa ra hay không?
II.Nội dung thảo luận từng tổ:
1.Tổ 1: Công tác giáo dục
Nội dung cần chú trọng thảo luận và đề xuất giải pháp:
-Phương thức triển khai và thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Những mô hình giải pháp bạn muốn đề xuất và kiến nghị với Đoàn Trường để cuộc vận động dễ đi vào chiều sâu và cụ thể hơn.
-Giải pháp thực hiện để hình thành ý thức tự giác cho đoàn viên, thanh niên trong việc thực hiện cuộc vận động này như thế nào?
-Những mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện công tác giáo dục của Đoàn đối với đoàn viên, thanh niên Trường trong tình hình hiện nay và giai đoạn mới như trong dự thảo văn kiện đã phù hợp, đầy đủ chưa?
-Giải pháp hiệu quả tuyên dương và nhân rộng các gương điển hình trong đoàn viên thanh niên?
-Các giải pháp có hiệu quả và khả thi không; cần điều chỉnh bổ sung gì không?
2.Tổ 2: Hoạt động phong trào
Nội dung cần chú trọng thảo luận và đề xuất giải pháp:
-Việc phát huy chuyên môn học tập tại trường gắn với vấn đề xã hội trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện như thế nào? Các công trình, phần việc hiệu quả và thiết thực cần thực hiện là gì?
-Đồng chí có đóng góp gì cho việc đổi mới hoạt động tình nguyện những năm tới, giải pháp nâng cao phong trào tình nguyện của sinh viên Trường? Phương thức tổ chức như thế nào để có hiệu quả hơn?
-Đồng chí có đề xuất gì trong việc nắm bắt tình hình, tư tưởng của sinh viên đối với vấn đề chính trị của đất nước và quốc tế thông qua các hoạt động, phong trào không? Có ý kiến về công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên bằng những phương pháp hay hoạt động thiết thực và gần gũi hơn?
-Qua những hoạt động giao lưu, ngày hội với những tổ chức, đội nhóm hay bạn bè Quốc tế, đồng chí có đề xuất, đóng góp gì để những hoạt động ấy tốt hơn không?
-Đối với các cuộc thi, giải thưởng Nghiên cứu khoa học các đồng chí có những ý tưởng mới hay đề xuất để việc tổ chức và tham gia tốt hơn?
-Các đồng chí có ý kiến về hoạt động của những Câu lạc bộ - Đội – Nhóm hay không? Đồng chí có đề xuất gì về việc gắn kết hoạt động của các tổ chức ấy hay gợi ý thêm những hình thức mới để tập hợp sinh viên thông qua Câu lạc bộ - Đội – Nhóm?
-Ngoài những chương trình tình nguyện, chương trình hỗ trợ sinh viên (việc làm, học bổng…) do Đoàn trường tổ chức, đồng chí có đề xuất các giải pháp, đổi mới nội dung, chương trình tình nguyện hay hình thức hỗ trợ sinh viên trong giai đoạn tới để phát huy thế mạnh của trường hay không?
-Đề xuất những loại hình, sân chơi mới phù hợp? Giải pháp các hoạt động nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành xã hội, tham gia xây dựng nếp sống văn minh đô thị?
3.Tổ 3: Xây dựng Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng
Nội dung cần chú trọng thảo luận và đề xuất giải pháp:
-Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng các sản phẩm tuyên truyền của Đoàn trong giai đoạn hiện nay?
-Giải pháp thực hiện chương trình RLĐV nhằm phát huy vai trò và nâng cao chất lượng đoàn viên?
-Công tác tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao năng lực công tác cho cán bộ Đoàn các cấp như thế nào là hiệu quả, nhất là đội ngũ Bí thư chi đoàn. Những đề xuất, giải pháp?
-Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn; giải pháp tổ chức sinh hoạt chi đoàn trong điều kiện học chế tín chỉ?
-Đề xuất giải pháp cho hoạt động kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra Đoàn trường?
-Giải pháp nâng chất công tác bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên ưu tú để phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên?
-Góp ý công tác chỉ đạo của Đoàn trường?
-Các giải pháp thực hiện chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở?

BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI







 

TIN LIÊN QUAN