TRUNG TÂM PHÁP LUẬT HOA KỲ
Nghiên cứu - Trao đổi

CẢI CÁCH WTO TRONG BỐI CẢNH LEO THANG CỦA CÁC XUNG ĐỘT ĐỊA CHÍNH TRỊ

28/12/2023
Nguyễn Nam Trung, LLM
 
Công bố trên: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về “Chuyển đổi số, hợp tác và hội nhập toàn cầu trong trạng thái bình thường mới”, do Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, năm 2023 
Link: REFORMING THE APPELLATE BODY OF THE WORLD TRADE ORGANIZATION (WTO)...
 
Tóm tắt:
Ngày nay, với sự leo thang của các căng thẳng về chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các nền kinh tế lớn, sự gia tăng của các biện pháp trả đũa thương mại, các lệnh trừng phạt về kinh tế, và sự xuất hiện của chủ nghĩa bảo hộ, vai trò của WTO trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột thương mại giữa các quốc gia thành viên trở nên ngày một cấp thiết. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO dường như bị trì hoãn do sự ngưng hoạt động và khủng hoảng của Cơ quan Phúc thẩm WTO, là cơ quan có nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định, dễ dự đoán trong việc áp dụng pháp luật WTO, và hạn chế các báo cáo sai của cơ quan giải quyết tranh chấp. Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự ngưng hoạt động của cơ quan phúc thẩm WTO là sự phản đối của Mỹ đối với việc bổ nhiệm các thành viên cơ quan phúc thẩm. Đối diện với thực tế trên, Dr. Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc của WTO, tại Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới 2023 vào ngày 13 tháng 2 tại Dubai đã nhấn mạnh một trong các ưu tiên hang đầu của WTO trong thời gian tới là thiết lập được 1 cơ chế giải quyết tranh chấp 2 cấp hiệu quả. Do đó, bài viết này sẽ làm rõ (i) vai trò của cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; (ii) sự phản đối của Hoa kỳ đối với việc bổ nhiệm thành viên của Cơ quan phúc thẩm; (iii) những bất cập, hạn chế trong hoạt động của Cơ quan phúc thẩm dẫn đến sự phản đối của Hoa kỳ; (iv) giải pháp đề xuất thực tế trên,
Từ khoá:
WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp, ngưng hoạt động, khủng hoảng, cơ quan phúc thẩm, cải cách
 
TIN LIÊN QUAN