Góc báo chí

Đại học UEF đào tạo theo mô hình chất lượng cao

23/09/2010
Bài được đăng trên báo Người lao động, link gốc tại đây
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM ra đời từ đóng góp của các nhà giáo giàu tâm huyết với giáo dục nước nhà, do tiến sĩ Huỳnh Bá Lân làm Chủ tịch HĐQT; Nhà giáo Nhân dân, GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền là hiệu trưởng. Trường hoạt động với tôn chỉ “Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập - Không vụ lợi ”.
Sinh viên UEF trong giờ học với giảng viên nước ngoài

Những khác biệt ở UEF
Ở UEF, nhà trường tổ chức lớp nhỏ, dưới 40 sinh viên (lớp ngoại ngữ, thực hành máy tính chỉ có 18-22 sinh viên). Nhờ sĩ số ít mới có thể áp dụng phương pháp đào tạo theo mô hình chất lượng cao như ở các nước tiên tiến.

Học phí UEF tương đối cao, góp phần đầu tư cần thiết để tạo điều kiện cho sinh viên học tập trong một môi trường giáo dục hiện đại với chất lượng quản lý tốt. Tại đây, tất cả phòng học đều có máy lạnh, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, trung tâm thông tin - thư viện hoàn hảo, có thể cung cấp dữ liệu, đặc biệt cơ sở dữ liệu về kinh tế rất phong phú cho sinh viên và giảng viên nghiên cứu.

Trường thường xuyên lấy ý kiến từ các nhà tuyển dụng, trao đổi học thuật với các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới. UEF áp dụng các chương trình đào tạo có tính liên thông quốc tế với nội dung giảng dạy cơ bản, hiện đại và thực tiễn.

Hiện tại, mức giảng phí mà nhà trường trả cho giảng viên từ 440.000 đồng đến 660.000 đồng/tiết học. Nhờ trả giảng phí cao nên trường chọn được các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp tiên tiến. Điều khác biệt nữa ở UEF là mỗi lớp học luôn có một trợ giảng kèm theo giảng viên chính nhằm giúp sinh viên tự tin trao đổi bài học, thảo luận nhiều hơn, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu ứng dụng kiến thức đã được học.

Sinh viên UEF được chủ động chọn tiến độ học tập linh hoạt theo năng lực. Sự quan tâm, chăm lo cho sinh viên không chỉ ở tại trường mà còn ở đời sống ngoài lớp học.

Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp

Sinh viên học năm cuối tại UEF không phải chạy tìm chỗ thực tập mà ngược lại, các em còn được lựa chọn trong số các doanh nghiệp đối tác chiến lược của trường (như các Ngân hàng Ngoại thương VN, Sài Gòn Công Thương, Việt Á, Kiên Long,...; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty CP Kiến Á, Khang Điền, Công ty CP Bảo hiểm AAA...). Đó là các địa chỉ thực tập đúng với lĩnh vực chuyên môn, phù hợp nguyện vọng làm việc trong tương lai của sinh viên. UEF trả thù lao cho các chuyên viên, các quản trị viên của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn các em.

Sự hợp tác chặt chẽ, liên tục và lâu dài giữa UEF và các doanh nghiệp giúp tránh được hậu quả sinh viên ra trường không làm được việc, kiến thức kỹ năng xa rời thực tiễn không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà còn lãng phí về thời gian và cơ hội của người học.

UEF mở rộng hợp tác quốc tế

UEF có chương trình liên kết đào tạo quốc tế, cấp bằng cử nhân Mỹ với các ĐH đã được cơ quan kiểm định giáo dục công nhận như ĐH Missouri - St. Louis, ĐH Houston - Victoria. Các sinh viên theo học các chương trình này tại Việt Nam trong 2 năm, do UEF tổ chức quản lý đào tạo được các ĐH Mỹ công nhận, sau đó tiếp tục được đào tạo 2 năm tại Mỹ. Nhờ đó, sinh viên và gia đình tiết kiệm được chi phí đáng kể.

Hằng năm, UEF có chương trình trao đổi sinh viên với ĐH Pittsburgh (UP), hiện đứng trong top 20 trường ĐH tại Mỹ. Đây là cơ hội hằng năm để sinh viên 2 trường UEF – UP giao lưu, tìm hiểu học hỏi lẫn nhau về văn hóa, lịch sử, kinh tế và thực tập ngôn ngữ, bên cạnh những hoạt động giao lưu ngoại khóa.

Từ khi thành lập đến nay, UEF mời được nhiều chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới về trường giảng dạy, trao đổi, như GS Frances L. Hoffmann của tổ chức Fullbright, chuyên gia Mr. Clemens Raijmakers thuộc Tổ chức PUM - Hà Lan, GS Steven G. Gilmour, ĐH Queen Mary – London, GS David Berman thuộc ĐH Pittsburgh - Mỹ... Các chuyên gia trên đã góp phần phân tích, tư vấn cho bộ máy quản lý cũng như đóng góp ý kiến trong việc thiết kế chương trình đào tạo của UEF. 
Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên UEF nghiên cứu

Sinh viên học tại UEF được nhà trường khuyến khích tham gia nghiên cứu, nhất là các dự án nghiên cứu quốc tế. Điển hình như dự án quốc tế Cool City Hunt, sinh viên UEF đã gửi kết quả nghiên cứu của mình bằng hình ảnh kèm theo bài thuyết trình bằng tiếng Anh đến hội đồng giám khảo và nhận được sự phản hồi về sản phẩm tham dự của mình. Sinh viên còn được giao lưu với các thành viên tham dự khác trên toàn thế giới.

Như vậy, ngoài việc học hỏi, sinh viên được trải nghiệm với những cảm xúc thú vị có tính hội nhập toàn cầu. GS-TS Carl Rohde, Trường ĐH Khoa học Ứng dụng Fontys - Hà Lan, cho biết những đóng góp của sinh viên giỏi sẽ được đăng trên trang nhất của www.scienceofthetime.com. Mỗi tháng có khoảng 25.000 công ty trên toàn thế giới truy cập vào trang web này. Đây là cách tốt nhất để sinh viên giới thiệu về mình.

HĐQT, Ban Giám hiệu và các phụ huynh của UEF đang thực hiện những gì tốt nhất để sinh viên sẽ có được việc làm, làm việc có hiệu quả và làm đúng với ngành nghề đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp.
 
Bài và ảnh: NGỌC LAN
TIN LIÊN QUAN