Đào tạo

Marketing

01/09/2021
1. Giới thiệu chương trình đào tạo
Marketing là gì? Sinh viên sẽ được học những gì từ ngành marketing?
Khái niệm Marketing là gì? Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Một cách ngắn gọn và chính xác nhất theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”. 
 


Thế mạnh của sinh viên học ngành marketing
Trong quá trình học tập, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện các kỹ năng để xây dựng thế mạnh cần có, làm hành trang bước vào môi trường làm việc trong thế kỷ 21 bao gồm: 
Kỹ năng giao tiếp: Đặc thù của ngành marketing sẽ đòi hỏi nhân sự làm việc có kỹ  năng giao tiếp tốt, để có khả năng làm việc với các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Sở hữu một kỹ năng giao tiếp khéo léo, thông  minh, lịch thiệp và nhanh nhạy là yếu tố giúp nhân viên xây dựng mối quan  hệ trong công việc tốt đẹp.

Kỹ năng làm việc nhóm: đây là một kỹ năng quan trọng khi công việc hiện nay đều giao  tiếp “mở”, làm việc với nhiều người, nhiều nhóm, đối tác khác nhau. Trong đó kỹ năng lắng nghe ý kiến người khác, giải quyết các mâu thuẫn có thể xảy ra trong công việc, phân tích vấn đề và tìm hướng giải quyết, để cùng hướng về  một mục tiêu chung.

Kỹ năng tư duy sáng tạo: Sinh viên ngành marketing rất cần  kỹ  năng này và cần phát huy tố chất sáng tạo còn tìm ẩn. Nghề marketing là một công việc đòi  hỏi tính sáng  tạo không ngừng để đáp ứng yêu cầu của công việc, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đặc biệt là ứng  phó nhanh với sự thay đổi của môi trường, của xã hội.
Kỹ năng tư duy phản biện: là cách rèn luyện một quá trình gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác, đa chiều cho một vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Tư duy phản biện đòi  hỏi kỹ năng lập luận phản biện phải rõ ràng, có tính lo-gic, đầy đủ để thuyết phục 
 
Các kiến thức được lĩnh hội và kỹ năng nghề đạt được:
Sinh viên ngành marketing sẽ tiếp cận các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện.
 

Đồng thời, sinh viên sẽ học được cách phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, tổ chức hệ thống thông tin marketing, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho doanh nghiệp, tổ chức công tác.
Để có thể ứng dụng vào công việc được trong thực tế, sinh viên sẽ được học các môn học hấp dẫn như: Marketing căn bản, Quản trị Marketing, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR, Tổ chức sự kiện,…

2. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo cử nhân Marketing nắm vững kiến thức nền tảng, hiện đại về tài chính, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp và ngân hàng, có năng lực hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng tài chính tại các tổ chức của nền kinh tế, phát triển nghề nghiệp bản thân trong môi trường cạnh tranh và bối cảnh hội nhập toàn cầu.
3. Mục tiêu cụ thể
PO1:  Đào tạo người học có kiến thức nền tảng rộng và sâu về lĩnh vực tiếp thị, có năng lực ứng dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo và xây dựng thương hiệu;
PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp: hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng tiếp thị tại các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế trong trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu;
PO3: Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.
PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập;
PO6: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt
PO7: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách với xã hội, cộng đồng.
 

4. Chuẩn đầu ra
Về kiến thức
PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
PLO2: Diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ mô và vi mô.
PLO3: Nhận biết, diễn giải và có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế các kiến thức căn bản về quản trị và quản trị tiếp thị.
PLO4: Nhận biết, diễn giải kiến thức tiếp thị hiện đại, có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tiếp thị của đơn vị doanh nghiệp,
PLO5: Phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị, xây dựng chiến lược thương hiệu cho cá nhân và doanh nghiệp, xây dựng chiến lược quảng cáo.
PLO6: Biết sử dụng các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng trong việc thực hành nghiên cứu tiếp thị/ biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế ấn phẩm quảng cáo trực tuyến và phi trực tuyến, xây dựng Content Marketing trên mạng xã hội và internet.

Về kỹ năng
PLO7: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán).
PLO8: Có kỹ năng làm việc nhóm.
PLO9: Có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành.
Về thái độ
PLO10: Có phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị. Có sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của ngành, chuyên ngành.
PLO11: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.
PLO12: Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính – ngân hàng đã được đào tạo.
PLO13: Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
 

5. Cơ hội nghề nghiệp
Dù ngành marketing mới được giảng dạy tại Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhưng đã trở thành một trong những ngành “hot” trên thị trường, phát triển và thu hút một lực lượng lao động lớn. Hiện nay, hầu như không một doanh nghiệp, ngành kinh doanh nào không có bộ phận tiếp thị trong công ty, nên cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở chào đón các bạn sinh viên ngành marketing

Người học tốt nghiệp ngành Marketing có thể đảm nhận các vị trí:
Chuyên viên phân tích thị trường; nghiên cứu tiếp thị
Chuyên viên bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp
Chuyên viên marketing trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ và các tổ chức
Chuyên viên quảng cáo, truyền thông trong các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện; các tổ chức phi lợi nhuận
Chuyên viên quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp và cho cá nhân
Các vị trí cấp cao như quản lý bộ phận, giám đốc chi nhánh, giám đốc tiếp thị, giám đốc điều hành;
 

6. Cơ hội học tập
Sau khi được đào tạo ở bậc đại học, sinh viên có thể học tiếp các chương trình liên thông nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế.
 

 
7. Marketing tại UEF có gì khác biệt
Không quá nếu như nói Marketing là ngành “làm dâu trăm họ”- Nơi đào tạo ra các “nghệ sĩ gen Z” đa-zi-năng. Có thể nói, Marketing chính là “nguồn cội” cho sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, ngày nay “người chơi hệ marketing” luôn là các ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón.

Khi nhắc đến “MARKETING LAND - UEF”, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến “vương quốc” của các nhà marketers trẻ tuổi, năng động, sáng tạo nhưng cũng không kém phần bản lĩnh. Sự sáng tạo trong giảng dạy kết hợp sâu rộng trong chuyên môn từ những “người lái đò” tận tâm tận lực. Khoa Quản trị kinh doanh - trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM tin chắc rằng, chất lượng ngành Marketing tại nhà UEF sẽ luôn là một sự lựa chọn “đỉnh của chóp” cho sinh viên. 

Xem video giới thiệu ngành TẠI ĐÂY 

 

 

 
TIN LIÊN QUAN