Đào tạo

Quản trị nhân lực

01/09/2021
1. Giới thiệu chương trình đào tạo
Hàng năm, số lượng doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam có khoảng vài trăm doanh nghiệp với các loại hình khác nhau. Vì vậy, nguồn lực quản lý doanh nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển luôn ở mức cao.  Người lao động sau khi được thu hút về với doanh nghiệp được quan tâm bằng các chính sách, phúc lợi hợp lý, đồng thời tham gia các khóa huấn luyện đào tạo để phát triển chuyên môn và thăng tiến trong công việc. Ngành quản trị nhân lực qua đó cũng thay đổi, trở thành một trong những ngành nghề năng động, có mức lương hấp dẫn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Nắm bắt được triển vọng phát triển của ngành, không ít thí sinh chọn ngành Quản trị nhân lực để theo học và làm đòn bẩy khởi nghiệp.

 




Thế mạnh khi sinh viên học ngành Quản trị nhân lực tại UEF:
  • Sinh viên có thể nắm vững khối kiến thức quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp từ đó biết cách quản lý con người,
  • Sinh viên biết cách xây dựng các qui trình, các chính sách nhân sự cho doanh nghiệp
  • Sinh viên có thể thực hành tốt các công tác nhân sự tại các doanh nghiệp bao gồm dự báo nhu cầu nhân sự, tuyển dụng, đào tạo phát triển nhân sự, đánh giá nhân sư trong tổ chức, xây dựng quan hệ lao động…
  • Sinh viên được trang bị các kiến thức bổ trợ về chiến lược và tài chính, các kỹ năng cần thiết vận dụng trong công tác quản lý nhân sự. 
  • Sinh viên có khả năng vận dụng ngoại ngữ chuyên ngành và tin học thành thạo trong quá trình thực hành công tác chuyên môn.
Kiến thức cơ sở: Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị văn phòng, Luật lao động, Giao tế nhân sự, Hành vi tổ chức, Đạo đức kinh doanh…
Kiến thức chuyên ngành: Tuyển dụng nguồn nhân lực, Quản trị lương thưởng phúc lợi, Hệ thống thông tin nhân sự, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Quản trị thành tích, Văn hóa doanh nghiệp…

 

2. Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân quản trị nguồn nhân lực đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao chuyên ngành đồng thời nhằm tạo ra những tri thức khoa học làm nền tảng cho đào tạo ở bậc cao hơn. Bên cạnh đó Cử nhân quản trị nguồn nhân lực cũng có năng lực thực hiện hiệu quả các công việc của Quản trị nguồn nhân lực như phân tích thiết kế công việc, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá kết quả thực hiện công việc, lương thưởng và phúc lợi, sức khoẻ và an toàn lao động,… . Cử nhân quản trị nguồn nhân lực còn có kỹ năng phân tích, phản biện và giải quyết các vấn đề về nhân sự, có năng lực tự học, nghiên cứu và học tập ở bậc học cao hơn

 

3. Mục tiêu cụ thể
Cử nhân ngành QTNL có khả năng:
Về kiến thức:
PO1: Đào tạo người học có kiến thức nền tảng rộng và sâu về lĩnh vực quản trị nhân lực, có năng lực ứng dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực;
Về kỹ năng:
PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp:  hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng quản trị nhân lực tại các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế trong trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu;
PO3: Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.
PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập;
Về thái độ:
PO6: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt
PO7: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách với xã hội, cộng đồng.

 

4. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước;
PLO2: Diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ mô và vi mô;
PLO3: Nhận biết, diễn giải và có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế các kiến thức căn bản về quản trị và quản trị kinh doanh;
PLO4: Nhận biết, diễn giải kiến thức quản trị nhân sự, có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế nhằm đánh giá thực trạng hoạt động nhân sự của đơn vị doanh nghiệp, các quy trình chính sách về nhân sự, quy định luật về người lao động được ban hành;
PLO5: Đọc, hiểu, xử lý, lập và phân tích các báo cáo tình hình nhân sự, các quy trình, kế hoạch hoạt động nhân sự (tuyển dụng, đào tạo phát triển, ngân sách cho nhân sự…), báo cáo phân tích nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp;
PLO6: Biết sử dụng các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng trong việc thực hành nghiệp vụ quản trị nhân lực/ nắm các kiến thức bỗ trợ cho việc lên kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp;
PLO7: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán);
PLO8: Có kỹ năng làm việc nhóm;
PLO9: Có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành;
PLO10: Có phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị. Có sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của ngành, chuyên ngành.
PLO11: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học;
PLO12: Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ quản trị nhân lực đã được đào tạo;
PLO13: Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.

5. Cơ hội nghề nghiệp:
Với kiến thức được trang bị chuyên về quản lý và sử dụng nguồn lực con người, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
+ Chuyên viên, quản lý phụ trách hoạt động hành chính nhân sự tại các đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.
+ Chuyên viên, quản lý chuyên trách trong các lĩnh vực: Tuyển dụng, tiền lương - tiền công, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật, quy hoạch phát triển cán bộ nhân viên,...
+ Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm, viện nghiên cứu trên cả nước.

6. Cơ hội học tập
Liên thông trong với các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế

 
 

7. Quản trị nhân lực tại UEF có gì khác biệt? 
Tại UEF, bênh cạnh kiến thức chuyên môn từ giảng viên đầu ngành, sinh viên ngành Quản trị nhân lực còn được tham gia các khóa học kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, các buổi hội thảo, workshop chuyên ngành nhân sự. Ngoài ra, sinh viên còn tham dự các buổi báo cáo chuyên đề với các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự đến từ các doanh nghiệp, tham quan thực tế tại bộ phận nhân sự ở các tập đoàn lớn để nâng cao năng lực chuyên môn. 

Xem video giới thiệu ngành Quản trị nhân lực TẠI ĐÂY

 
Ngành Quản trị nhân lực - Khoa Quản trị kinh doanh UEF
TIN LIÊN QUAN