TRUNG TÂM THAM VẤN TÂM LÝ
VÀ HỖ TRỢ PHÁP LUẬT
Tham vấn tâm lý

UEFers cập nhật kiến thức về sức khỏe sinh sản và giới tính từ bác sĩ chuyên khoa

29/12/2022
Với mong muốn giúp sinh viên hiểu đúng và đủ về sức khỏe sinh sản, giới tính, phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm lây qua đường tình dục, sáng nay (28/12), Trung tâm Tham vấn tâm lý và Hỗ trợ pháp luật phối hợp với Công ty eDoctor tổ chức chương trình “Trang bị kiến thức sức khỏe giới tính cho sinh viên”.
Sinh viên đã được gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ Bác sĩ Phạm Thị Kim Tùng – Chuyên khoa Sản phụ khoa. Chương trình còn có sự tham dự của ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Hoàng – Giám đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý và Hỗ trợ pháp luật cùng các đại diện của công ty eDoctor, Hiruscar. 
 


Ban tổ chức trao hoa cảm ơn bác sĩ Kim Tùng và các đơn vị đồng hành 
 
Theo thống kê, mỗi năm ở nước ta có đến 300.000 ca nạo phá thai. Đáng lo ngại hơn, phần lớn trong số này rơi vào các bạn nữ từ 15 đến 19 tuổi. Hiện nay tình trạng quan hệ tình dục của sinh viên ngày càng sớm trong khi kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục lại chưa được trang bị đầy đủ. Chính điều này đã dẫn đến nhiều câu chuyện đau lòng.
 


Bác sĩ Kim Tùng đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe giới tính cho sinh viên 
 
Với chủ đề này, Bác sĩ Kim Tùng đã chia sẻ với sinh viên về các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp và các biên pháp tránh thai an toàn. Trong đó, đề cập đến các bệnh lây qua đường tình dục, bác sĩ đã chỉ ra các triệu chứng, hậu quả và cách phòng ngừa thích hợp. 
Về phương pháp tránh thai tạm thời, bác sĩ Tùng đã cung cấp kiến thức về 12 biện pháp phổ biến hiện nay. Tỉ lệ thành công của từng biện pháp cũng được chuyên gia chỉ ra cụ thể. Bên cạnh đó, biện pháp tránh thai vĩnh viên gồm thắt ống dẫn tinh và thắt ống dẫn trứng cũng được bác sĩ đề cập. 
 




Những băn khoăn của các bạn sinh viên đã được giải đáp 
 
Sau những chia sẻ của bác sĩ, sinh viên cũng có nhiều nỗi băn khoăn và đặt câu hỏi cho bác sĩ giải đáp. 
Những kiến thức được chia sẻ sinh động từ chương trình đã giúp UEFers có góc nhìn chi tiết hơn về vấn đề sức khỏe sinh sản, giới tính. Điều này tạo "rào chắn" để các bạn tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh, tự tin khám phá và phát triển trong môi trường đại học. 
 
TIN LIÊN QUAN