Ngành nghề

Nghề Chế biến lâm sản

02/12/2013

Lâm sản hay lâm thổ sản là một từ có nguồn gốc Hán Việt dùng để chỉ các sản vật từ rừng, có thể là từ động vật, thực vật, nấm,... Hiện nay, Lâm sản thường phân thành hai chính:
- Gỗ: Theo nghĩa hẹp dùng để chỉ các loại gỗ quý hiếm, có vân thớ đẹp, có mùi thơm, hoặc cứng, bền. Theo nghĩa rộng là chỉ nguồn cung cấp vật liệu gỗ phục vụ cho các hoạt động sống của con người.Xem thêm bài viết về Gỗ.
- Lâm sản ngoài gỗ: Chỉ các sản vật khác ngoài gỗ, thiết thực cho cuộc sông, sinh hoạt của con người, ví dụ: làm dược liệu, làm cảnh, dùng làm lương thực thực phẩm,...Xem thêm bài viết về Lâm sản ngoài gỗ.

Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Sức bền vật liệu - Cơ học - Nhiệt kỹ thuật - Điện kỹ thuật - Hình họa và Vẽ kỹ thuật - Cơ lưu chất - Lâm nghiệp - Khoa học gỗ… đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nguyên lý cắt gọt - Keo dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp - Sử dụng máy chế biến - Công nghệ xẻ - Hóa chất phủ - Công nghệ ván nhân tạo - Khai thác lâm sản - Công nghệ sợi giấy - Lâm sản ngoài gỗ …

Kỹ sư chế biến lâm sản thường làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, xưởng sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, công ty, tập đoàn, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản.

Công việc chủ yếu của kỹ sư chế biến lâm sản là quản lý, lập kế hoạch, hướng dẫn, điều hành sản xuất, Họ rất am hiểu về cơ khí kỹ thuật, công nghệ, họ là nhân vật không thể thiếu của mọi cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Khi ra trường sinh viên có được khả năng làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản. Sinh viên học ngành Chế biến lâm sản khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên trên toàn quốc: Công ty Lâm sản, Cty Chế biến lâm sản xuất khẩu, Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu, Công ty Thương mại lâm sản, Công ty Xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ….; Giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành Chế biến Lâm sản.


Một số tố chất cần có khi theo học Nghề Chế biến lâm sản:

- Yêu thiên nhiên, môi trường

- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên

- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng

- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật

- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên

- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên

- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý

TIN LIÊN QUAN