Ngành nghề

Nghề Cơ điện tử

29/11/2013

Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy cơ điện tử ra đời.

Cơ điện tử (hay kỹ thuật Cơ khí và Điện tử học) là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Mục đích của lãnh vực kỹ thuật nhiều lãnh vực này là nghiên cứu các máy tự hành từ một viễn cảnh kỹ thuật và phục vụ những mục đích kiểm soát của những hệ thống lai tiên tiến. Chính từ là kết hợp của 'Cơ khí' và 'Điện tử học'.

Nói một cách khác, Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử.


Ứng dụng của Cơ điện tử vào các lĩnh vực sản xuất:

- Tự động hóa, và trong lãnh vực của kỹ thuật rôbôt
- Cơ khí hệ thống trợ động
- Các hệ điều khiển và cảm ứng
- Kỹ thuật ô tô, trong thiết kế của các hệ thống con như các hệ thống phanh chống khóa
- Kỹ thuật máy tính, trong thiết kế của các cơ chế như các điều khiển máy tính

Trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm cơ điện tử hiện nay thường bao gồm các hệ thống điện, hệ thống khí nén, hệ thống điện tử, hệ thống PLC, hệ thống cảm biến, hệ thống thuỷ lực, CNC và hệ thống robot. Trong đó, mảng chế tạo các bộ phận và hệ thống cơ điện tử thường bao gồm các bộ phận thiết kế, phát triển các phần mềm ứng dụng, chế tạo các chi tiết, lắp ráp và thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp cơ điện tử đòi hỏi tư duy thiết kế và chế tạo liên ngành. Phần thiết kế có độ tự do lớn bảo đảm tính liên kết hoàn hảo của hệ thống trong khi phần chế tạo các phần tử, chi tiết lại được thực hiện ở các ngành công nghiệp độc lập. Thiết kế sản phẩm cơ điện tử là loại “thiết kế hướng tới thị trường” khác với các lợi thiết kế sản phẩm truyền thống là “thiết kế cho đạt các chỉ tiêu kỹ thuật”, hoặc thiết kế để “cơ giá thành rẻ nhất”. Thiết kế cơ điện tử đòi hỏi áp dụng các công nghệ cao cho các chức năng vượt trội nhưng giá thành có sức cạnh tranh và lợi ích thoả mãn người tiêu dùng.

Cơ điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt nam hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì vậy, cơ điện tử ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng. Và trong thời gian ngắn, cơ điện tử đã thu được nhiều thành quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.

Do cơ điện tử đang được đầu tư phát triển, và khả năng ứng dụng của cơ điện tử vào công nghiệp sản xuất là rất rộng, do dó người thuộc chuyên môn cơ điện tử có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.


Một số tố chất cần có của người Kỹ sư Cơ điện tử:

- Sống thực tế, giải quyết vấn đề đơn giản, hiệu quả

- Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ

- Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và làm các công việc thủ công

- Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao

- Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình

- Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu

- Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy

TIN LIÊN QUAN