Ngành nghề

Nghề Công nghệ sinh học

29/11/2013

Công nghệ sinh học là công nghệ dựa trên sinh học, đặc biệt được ứng dụng trong nông nghiệp, khoa học thực phẩm, và dược phẩm.

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vât để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Qua từng thời kỳ phát triển, công nghệ sinh học chia thành 3 giai đoạn chính:

- Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các sản phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm... theo phương pháp truyền thống, xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp...
- Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym.
- Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường.

Ngày nay, công nghệ sinh học đang được ứng dụng vào trong rất nhiều các lĩnh vực của cuộc sống: công nghiệp, nông nghiệp, y học... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái tổ hợp" những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người và công nghệ tế bào và kĩ thuật chuyển gen hiện nay rất phát triển ở Việt Nam.

Ứng dụng của Công nghệ sinh học vào đời sống ở các lĩnh vực như:

-   Y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin)

-   Môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...)

-   Nông - lâm - ngư - nghiệp ( sản xuất giống, chuẩn đoán bệnh, kiểm soát chất lượng)

-   Công nghiệp ( điều khiển các quá trình lên men trong ngành thực phẩm, vật liệu sinh học...)

Kỹ sư công nghệ sinh học có thể làm việc trong các ngành nghề sau:

- Vi sinh vật học
- Công nghệ sinh học và kỹ thuật môi trường
- Công nghệ sinh học Biển và Môi trường
- Công nghệ Sinh học công nghiệp
- Công nghệ Sinh học phân tử
- Công nghệ sinh học Y sinh
- Bảo vệ thực vật
- Điện tử Y sinh
- Công nghệ Nanô sinh học
- Côn trùng học
- Đất và dinh dưỡng cây trồng
- Động vật học
- Hóa sinh học
- Lý sinh học
- Công nghệ sinh học nông nghiệp
- Thủy sinh vật học

Để trở thành một Kỹ sư Công nghệ sinh học, bạn cần có một số tố chất sau:

 

-   Đam mê khoa học và sáng tạo.

 

-   Tính cẩn trọng và tỉ mỉ.

-   Có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt.

TIN LIÊN QUAN