Ngành nghề

Nghề Công nghệ thực phẩm

29/11/2013

Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lượng thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà - cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,... Cả nước có hàng nghìn nhà máy thực phẩm lớn nhỏ, đã và đang sản xuất được nhiều sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Kỹ sư Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (thịt, cá, sữa, café, chè, đồ hộp, gia vị…), quản lý chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm… Các cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu  được đào tạo với trình độ chuyên môn cao.

Kỹ sư công nghệ thực phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thiết kế cho các sản phẩm mới, đóng gói bao bì, làm việc chặt chẽ với bộ phận tiếp thị sản phẩm, với xưởng sán xuất và các nhà cung cấp nguyên liệu. Công việc của họ bắt đầu bằng việc nghiên cứu và kết thúc bằng việc phát triển dây chuyền thực phẩm.

Để đạt đến thành công, các kỹ sư còn phải quan tâm đến những kiến thức nằm ngoài chuyên môn khác như marketing hoặc sản xuất. Đây là một nghề dành cho những người thích tìm tòi, học hỏi; có tổ chức, kỷ luật, nghiêm túc, là những tính cách rất cần thiết trong công việc. Một điều quan trọng nữa là các kỹ sư phải hết sức kiên trì vì họ phải thường xuyên thực hiện các thí nghiệm nhiều lần trước khi tìm ra một công thức đúng.

Kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, sản xuất, các nhà cung cấp nguyên liệu, kỹ sư nghiên cứu, phát triển để tham gia công đoạn thiết kế sản phẩm. Công việc của họ bắt đầu từ các nghiên cứu và kết thúc bằng việc phát triển dây chuyền sản xuất. Một khi các nguyên lý sản xuất, đóng gói sản phẩm được xác định, họ sẽ giám định lại toàn bộ quá trình thực hiện và tiến hành kiểm tra. Khi kết quả đạt được như mong đợi của người tiêu dùng, kỹ sư nghiên cứu và phát triển sẽ xác định các phương thức sản xuất. Cuối cùng, họ sẽ theo dõi quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.

Để làm tốt nghề này, bạn cần có những tố chất cần thiết như:

- Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đỏi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.

- Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.

- Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.

TIN LIÊN QUAN