Ngành nghề

Nghề Địa lý (Kỹ sư Địa lý)

29/11/2013

Địa lý là một khoa học nghiên cứu về sự biến đổi vị trí không gian về hiện tượng tự nhiên và con người trên Trái Đất. Địa lý là chuyên ngành vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, thực hiện chức năng nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên...

Địa lý có 2 phân ngành lớn là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội. Địa lý tự nhiên nghiên cứu về: Địa lý sinh vật học, Khí hậu học & Khí tượng học, Địa lý học duyên hải, Quản lý môi trường, Khảo sát xây dựng, Băng học, Thủy văn học & Thủy đạc học, Sinh thái học cảnh quan, Hải dương học, Thổ nhưỡng học... Địa lý con người nghiên cứu về: Địa văn hóa, Địa lý phát triển, Địa lý kinh tế, Địa lý sức khỏe, Địa sử học, Địa chính trị, Địa lý dân cư & Nhân khẩu học, Địa lý xã hội, Địa lý vận tải, Địa lý du lịch, Địa lý đô thị...

Các Kỹ sư Địa lý làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất; mối tương tác giữa hoạt động sống của con người với điều kiện tự nhiên; đặc điểm văn hoá và đời sống của các dân tộc, các tổ chức dân cư trên các vùng, miền khác nhau.

Kỹ sư Địa lý tuỳ theo từng ngành chuyên sâu mà họ theo đuổi sẽ có điều kiện làm việc khác nhau. Công việc của các nhà địa lý thường phải đi xa, tới nhiều vùng đất khác nhau, gọi là công tác thực địa. Ngay cả những người làm bản đồ cũng phải đi khảo sát thực tế thì mới vẽ bản đồ chính xác được. Nhưng cũng có một số ít nhà địa lý không phải di chuyển hay đi xa nhiều, đó là những người làm trong các trạm thuỷ văn, khí tượng, hải văn, trạm nghiên cứu xói mòn...

Kỹ sư Địa lý thường có các máy móc chuyên dụng hỗ trợ công việc nghiên cứu thực trạng và biến động của các thành phần tự nhiên, các máy đo đạc để đo vẽ bản đồ; cũng có khi đi sâu tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều tầng lớp dân cư, nhiều dân tộc khác nhau trên các vùng miền khác nhau như những nhà báo, nhà xã hội học thực thụ.

Kỹ sư Địa lý thu thập các dữ liệu trên mặt đất, các hình ảnh trên không hay vệ tinh, và và xử lý chúng trên cơ sở dữ liệu để trích xuất các bản đồ, bình đồ hoặc hình ảnh điện tử.

Các kỹ sư Địa lý tạo ra các công cụ lập bản đồ được sử dụng trong quy hoạch đất đai, vận chuyển, du lịch, bảo vệ chống lại thiên tai... Họ tác động để giúp đỡ các đơn vị hành chính địa phương trong các lựa chọn liên quan đến việc tổ chức lại và quản lý đất đai, môi trường...

Người kỹ sư sử dụng nhiều kỹ thuật và ứng dụng nhiều môn khoa học : toán học, tin học, địa hình học, phép đo ảnh, cảm biến từ xa...và các chế độ đồ họa khác nhau được hỗ trợ bằng máy tính, hiển thị trên màn hình, hình ảnh ảo. Họ là một một nhà cố vấn, người quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý dự án... Việc sản xuất hay nghiên cứu, phổ biến, quản lý hoặc hướng dẫn các đơn vị kỹ thuật là trách nhiệm của họ. Hơn nữa, họ là một nhà khoa học có kiến thức liên quan đến đất đai và cảnh quan cũng như dân số và xã hội. Người kỹ sư tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau : quy hoạch đô thị, môi trường, kinh tế, nhân khẩu học, quy hoạch không gian, xã hội học...

Cuối cùng, viêc vận dụng quản lý dữ liệu địa lý đã được tin học hóa cho phép họ hiển thị các sự kiện được quan sát dưới dạng biểu đồ hoặc bản đồ với độ chính xác cao (phép họa đồ). Việc giải mã các hình ảnh vệ tinh và trên không cũng là kỹ năng của họ.


Một số tố chất cần có của một Kỹ sư Địa lý:

- Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên

- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo

- Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học

- Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích

- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu

- Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ

- Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới

- Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ

- Học tốt các môn tự nhiên

Kỹ sư địa lý thu thập các dữ liệu trên mặt đất, các hình ảnh trên không hay vệ tinh, và và xử lý chúng trên cơ sở dữ liệu để trích xuất các bản đồ, bình đồ hoặc hình ảnh điện tử.

Các kỹ sư địa lý tạo ra các công cụ lập bản đồ được sử dụng trong quy hoạch đất đai, vận chuyển, du lịch, bảo vệ chống lại thiên tai... Họ tác động để giúp đỡ các đơn vị hành chính địa phương trong các lựa chọn liên quan đến việc tổ chức lại và quản lý đất đai, môi trường...
Người kỹ sư sử dụng nhiều kỹ thuật và ứng dụng nhiều môn khoa học : toán học, tin học, địa hình học, phép đo ảnh, cảm biến từ xa...và các chế độ đồ họa khác nhau được hỗ trợ bằng máy tính, hiển thị trên màn hình, hình ảnh ảo.

Họ là một một nhà cố vấn, người quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý dự án... Việc sản xuất hay nghiên cứu, phổ biến, quản lý hoặc hướng dẫn các đơn vị kỹ thuật là trách nhiệm của họ.

Hơn nữa, họ là một nhà khoa học có kiến thức liên quan đến đất đai và cảnh quan cũng như dân số và xã hội. Người kỹ sư tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau : quy hoạch đô thị, môi trường, kinh tế, nhân khẩu học, quy hoạch không gian, xã hội học...

Cuối cùng, viêc vận dụng quản lý dữ liệu địa lý đã được tin học hóa cho phép họ hiển thị các sự kiện được quan sát dưới dạng biểu đồ hoặc bản đồ với độ chính xác cao (phép họa đồ). Việc giải mã các hình ảnh vệ tinh và trên không cũng là kỹ năng của họ.

- See more at: http://www.huongnghiep-sinhvien.com/nghe-nghiep-dia-ly-khi-tuong-thuy-van/ky-su-dia-ly.html#sthash.oyp6s2pR.dpuf
TIN LIÊN QUAN