Ngành nghề

Nghề Điện công nghiệp

29/11/2013

Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó hệ thống điện công nghiệp giữ một vai trò quan trọng then chốt cho sự phát triển đó. Nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đấu nối, sử dụng điện công nghiệp rất nhiều.

Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Trong đó nhu cầu thực hiện các công việc kỹ thuật rất lớn, vì vậy các đơn vị đào tạo có nhiều chương trình đào tạo cấp độ trung cấp nghề, cao đăng nghề để đào tạo người học có được các kiến thức - kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu lao động kỹ thuật.

Khác với kỹ sư Điện công nghiệp chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống, đảm bảo hệ thống truyền tải điện ổn định với trách nhiệm cao, nhiều chất xám và kinh nghiệm chuyên môn. Người công nhân kỹ thuật điện công nghiệp (đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng) sẽ phụ trách các khâu thi công kỹ thuật, đấu nối thi công hệ thống điện theo các bản vẽ kỹ thuật, và vận hành hệ thống điện, máy điện theo các nguyên lý chỉ dẫn đã được xây dựng.


Một số lĩnh vực do Kỹ sư Điện công nghiệp đảm trách:

- Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong từng công ty sản xuất có sử dụng máy điện; đồng thời có thể đảm trách vận hành các máy điện trong công ty, mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp.

- Vận hành bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

-  Tính toán, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;


Một số tố chất cần thiết dành cho Kỹ sư Điện công nghiệp:

- Sống thực tế, giải quyết vấn đề đơn giản, hiệu quả

- Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ

- Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và làm các công việc thủ công

- Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao

- Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình

- Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu

Ngành kỹ thuật điện bao trùm một phạm vi hoạt động rộng trong các lĩnh vực như xây dựng và công nghiệp. Các kỹ sư điện tham gia vào các mảng như : sản xuất, vận tải, phân phối và sử dụng nguồn năng lượng điện.

Những nghề về điện có nhiều tiềm năng phát triển. Sự xuất hiện ồ ạt của nhiều kỹ thuật điện tử và tin học trên thị trường nhiều thành phần có xu hướng trở nên « thông minh » hơn.

Việc phát triển những thiết bị này cho phép phát triển tự động quá trình sản xuất và đảm bảo công tác quản lý ngày càng tinh vi các ứng dụng đầu ra của năng lượng điện (đối thoại khoảng cách gần hoặc xa).

Sự phát triển của mạng lưới liên quan đến truyền tải giọng nói, các dữ liệu, hình ảnh và thông tin tạo thành một lĩnh vực nghề nghiệp mới.

Một chuyên ngành đầy triển vọng
Khó mà hình dung ra thế giới hiện nay nếu không có điện cũng như điện tử. Từ các loại máy như máy giặt đồ cho đến máy bay, qua hệ thống chiếu sáng, viễn thông và giải trí, 2 ngành kỹ thuật này xuất hiện ở khắp nơi.
Nếu như đã từ lâu rôi chúng được xem như 2 chuyên ngành công nghiệp tách biệt, thì ngày nay điện và điện tử không thể nào tách rời : một vật dụng điện nhỏ nhất cũng chứa linh kiện điện tử. Chỉ cần lấy ví dụ của bóng đèn điện áp thấp hoặc đèn LED.
Dù trong bất kỳ ngành nào, những cải tiến công nghiệp hiện nay đều hòa toàn dựa trên việc xác lập các hệ thống điện tử mới. Lĩnh vực điện tử và điện đóng vai trò đột phá quan trọng trong sự cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trước sự thờ ơ của giới trẻ trong các lĩnh vực kỹ thuật nói chung, và trong ngành điện-điện tử nói riêng, các nhà tuyển dụng hiện nay không hoàn toàn hài lòng với nhu cầu họ đặt ra.

- See more at: http://www.huongnghiep-sinhvien.com/nghe-nghiep-dien-dien-tu.html#sthash.O8lgkv7x.dpuf
TIN LIÊN QUAN