Ngành nghề

Nghề Diễn viên kịch

29/11/2013

Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu.

Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn.

Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại... Một cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn, có kịch ngắn, kịch dài.

Diễn viên kịch là một nghề biểu diễn. Trên sân khấu hoặc trên màn ảnh, họ dùng lời thoại và khả năng diễn xuất của mình để làm sống dậy các nhân vật.

Diễn viên kịch nắm bắt các kỹ thuật điều hòa cử chỉ và nghệ thuật diễn đạt, đôi khi là hát hoặc múa. Trong kịch, trong phim ảnh hoặc trên truyền hình, họ thể hiện những nhân vật rất thật, rất đời thường đối với khán giả. Trên radio hoặc khi lồng tiếng trong phòng thu, công việt của họ dựa vào giọng nói là chính. Họ cũng có thể đóng quảng cáo, đọc các đoạn kịch trên tivi hoặc trên màn ảnh, hoặc có thể ghi âm một câu chuyện cho thiếu nhi trên CD.

Diễn viên kịch làm việc trên sân khấu lớn, nhỏ, trong các nhà biểu diễn, trên truyền hình hoặc đóng phim nhựa. Nguồn thu nhập của họ là tiền thù lao. Hiếm có được một vài diễn viên đạt được thù lao lớn, thường là trong các công ty kịch nghệ lớn.


Yêu cầu công việc của một Diễn viên kịch:

- Linh hoạt: diễn viên kịch cần phải biết thể hiện những vai khác nhau phục vụ cho việc diễn xuất thường xuyên.

- Sáng tạo: họ cần phải chứng minh sức sáng tạo và trí tưởng tượng để làm tăng sức sống cho nhân vật mà mình thể hiện.

- Nhạy cảm: điều quan trọng là hiểu được tâm lý nhân vật để có thể diễn xuất.

- Nghiêm khắc: cần phải có một trí nhớ và kỹ thuật làm việc tốt để có thể nhớ được những câu thoại dài.


Một số tố chất cần có khi theo nghề Diễn viên kịch:

- Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm

- Có khả năng trình diễn, biểu diễn

- Khéo léo với các động tác vận động cơ thể

- Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người

- Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa

- Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật

- Thích học môn âm nhạc

TIN LIÊN QUAN