Ngành nghề

Nghề Thú y

02/12/2013

 

Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene.... Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa nên BSTY cùng với BS Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có "thêm nhiều việc để làm hơn"...

Sau khi được bồi dưỡng các môn học về thú y học cơ bản (giải phẫu thú y, tổ chức phôi thai học, sinh lý học...); thú y học chuyên ngành (vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng, phẫu thuật ngoại khoa, dược lý thú y, độc chất học v.v.), các Bác sỹ thú y tham gia vào mạng lưới phòng chống dịch bệnh động vật nông nghiệp, động vật cảnh; an toàn thực phẩm và phòng bệnh cho người.

Trước đây chúng ta đã quen với hình ảnh các cán bộ thú y đạp xe đi tiêm động vật ốm hay thiến hoạn gia súc gia cầm cho bà con nông dân. Ngày nay những bác sỹ thú y vẫn nhiệt tình với công việc đó nếu bà con cần vì đó chính là chuyên môn của họ. Nhưng thực tế ngoài những công việc này, bác sỹ thú y phải làm và có thể làm nhiều việc khác:

- Mở phòng khám thú y tư nhân: Nhiều BSTY (chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mở phòng khám thú y chữa bênh cho động vật cảnh).

- Làm việc trong các cơ quan ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các cấp từ cơ sở đến trung ương.

- Làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện chăn nuôi, Viện thú y, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Viện vệ sinh dịch tễ, viện KHKT Nông nghiệp,...

- Làm việc tại các trung tâm kiểm dịch như kiểm dịch tại các sân bay quốc tế, cửa khẩu, cảng biển, các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm kiểm dịch...

- Làm việc tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm (công việc chủ yếu là kiểm tra chất lượng sản phẩm - KCS).

- Làm việc cho các chương trình phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong nước và tổ chức quốc.

- Nhiều BSTY mở các công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y, vaccin, thức ăn gia súc, cùng với các kỹ sư chăn nuôi sản xuất và cung ứng con giống hay dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho vật nuôi...

- Đi dạy học (làm giáo viên) cũng là một công việc của BST. Nhiều BSTY sau khi tốt nghiệp trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và dạy các môn học liên quan đến chuyên môn họ đã được đào tạo. Có nhiều người trở thành giáo viên trong các trường phổ thông.

- Ở nhiều nước, BSTY có mặt trong các cơ quan an ninh với nhiệm vụ khám chữa bênh cho các động vật phục phụ an ninh quốc phòng như ngựa, chó nghiệp vụ hay các công việc nghiên cứu phòn chống vũ khí sinh học


Một số tố chất cần có khi bạn muốn theo Nghề Thú y:

- Yêu thiên nhiên, môi trường

- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên

- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng

- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật

- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển)

- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên

- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên

- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý

TIN LIÊN QUAN