Ngành nghề

Nghề Thủy văn (Nhà thủy văn học)

29/11/2013

Thủy văn học là một ngành khoa học trái đất liên quan đến chu trình của nước, có nghĩa là các sự trao đổi giữa khí quyển, bề mặt trái đất và dưới lòng đất. Người ta nói về thủy quyển là để chỉ một phần của một hành tinh trong đó là nước. Những chu kỳ thủy văn có mặt trong thủy quyển.

Theo sự trao đổi giữa khí quyển và bề mặt trái đất, thủy văn học tập trung đến lượng mưa (mưa và tuyết), sự thoát hơi nước của thực vật và sự bay hơi trực tiếp từ lớp bề mặt vỏ Trái đất.

Ngành thủy văn nghiên cứu về các dòng chảy, hiện tượng xói mòn, sự chảy của các nguồn nước và lũ lụt.

 

Nhà thủy văn học là một chuyên gia trong việc nghiên cứu về chu kỳ nước, đặc biệt phần bao gồm lượng mưa và dòng chảy của các nguồn nước. Tùy theo cấu trúc công việc và chuyên môn của họ, các hoạt động của một nhà thủy văn học có thể thay đổi.

• Họ nghiên cứu, giữa mặt phân giới của khí tượng và thủy văn, hiệu quả của lượng mưa lên các chế độ nước.
• Họ thực hiện các sự đo đạc thủy học, nêu đặc tính dòng chảy, sự thấm, sự bay hơi.
• Họ giám sát các chế độ thủy văn, tính toán lưu lượng.
• Họ phân tích các dữ liệu và tham số, và làm rõ đặc tính của chế độ thủy văn.
• Họ cũng chịu trách nhiệm ước tính các hậu quả của sự thay đổi (việc quy hoạch, thay đổi việc sử dụng đất) lên các chế độ thủy văn.
• Công việc liên quan đến ngành thủy văn học thông thường bao gồm một phần công việc mô hình hóa.

 

Các điều kiện công việc thay đổi tùy vào vị trí. Thường nhà thủy văn học phải đi công tác rất nhiều để tìm được lời giải cho vùng mà họ phân tích, mô hình hóa hay tính toán và để tham dự các cuộc họp.

- See more at: http://www.huongnghiep-sinhvien.com/nghe-nghiep-dia-ly-khi-tuong-thuy-van/nha-thuy-van-hoc.html#sthash.5rapcM45.dpuf

Thủy văn là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái Đất, và vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.

Thủy văn học là một ngành khoa học trái đất liên quan đến chu trình của nước, có nghĩa là các sự trao đổi giữa khí quyển, bề mặt trái đất và dưới lòng đất. Ngành thủy văn nghiên cứu về các dòng chảy, hiện tượng xói mòn, sự chảy của các nguồn nước và lũ lụt. Do đó, các nghiên cứu thủy văn là rất hữu ích vì chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta sống và cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về khoa học môi trường, chính sách và hoạch định môi trường.

Các lĩnh vực của thủy văn học bao gồm khí tượng-thủy văn, thủy văn nước mặt, địa chất thủy văn, quản lý lưu vực sông và chất lượng nước, những nơi mà nước đóng vai trò chủ đạo. Hải dương học và khí tượng học không được xếp vào thủy văn học bởi vì nước chỉ là một trong rất nhiều đối tượng nhiên cứu quan trọng của chúng.

Nhà thủy văn học là một chuyên gia trong việc nghiên cứu về chu kỳ nước, đặc biệt phần bao gồm lượng mưa và dòng chảy của các nguồn nước. Tùy theo cấu trúc công việc và chuyên môn của họ, các hoạt động của một nhà thủy văn học có thể thay đổi.

- Họ nghiên cứu, giữa mặt phân giới của khí tượng và thủy văn, hiệu quả của lượng mưa lên các chế độ nước.

- Họ thực hiện các sự đo đạc thủy học, nêu đặc tính dòng chảy, sự thấm, sự bay hơi.

- Họ giám sát các chế độ thủy văn, tính toán lưu lượng.

- Họ phân tích các dữ liệu và tham số, và làm rõ đặc tính của chế độ thủy văn.

- Họ cũng chịu trách nhiệm ước tính các hậu quả của sự thay đổi (việc quy hoạch, thay đổi việc sử dụng đất) lên các chế độ thủy văn.

- Công việc liên quan đến ngành thủy văn học thông thường bao gồm một phần công việc mô hình hóa.

Các điều kiện công việc thay đổi tùy vào vị trí. Thường nhà thủy văn học phải đi công tác rất nhiều để tìm được lời giải cho vùng mà họ phân tích, mô hình hóa hay tính toán và để tham dự các cuộc họp.


Một số tố chất cần thiết cho nghề Thủy văn:

- Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên

- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo

- Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học

- Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích

- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu

- Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ

- Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới

- Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ

- Học tốt các môn tự nhiên

TIN LIÊN QUAN