Nghiên cứu khoa học của Giảng viên

Workshop “Thảo luận tìm ý tưởng và lập nhóm nghiên cứu” của GV khoa QTKD

19/04/2022

Tiếp nối chuỗi Workshop “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học" dành cho giảng viên, khoa Quản trị kinh doanh tiếp tục tổ chức buổi workshop thứ hai với chủ đề “Thảo luận tìm kiếm ý tưởng và lập nhóm nghiên cứu” vào ngày 12/4/2022 vừa qua.

Điểm đặc biệt lần này, workshop được chia làm 2 phiên, cụ thể: Phiên 1 - gặp mặt chung, chia sẻ thông tin Phiên 2 - các ngành trao đổi, chọn đề tài nghiên cứu chi tiết. 

 

Ở phiên gặp mặt chung, Ban chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh giới thiệu ý nghĩa các chủ đề, vai trò và tầm quan trọng trong việc chọn đề tài nghiên cứu theo từng nhóm ngành. Hơn nữa, lãnh đạo khoa còn định hướng các đề tài cho các ngành thuộc khoa. 

 

Theo đó, TS.Huỳnh Nhựt Nghĩa - phó trưởng khoa dẫn dắt: "Năm 2022 này, các giảng viên khoa QTKD đều quyết tâm thực hiện tối thiểu 1 công trình nghiên cứu khoa học. Từ đó làm cơ sở cho đề tài NCKH các cấp cao hơn. BCN Khoa rất mong quý thầy cô chia sẻ, cùng tham gia và thực hiện để chúng ta cùng có 1 đề tài nghiên cứu hiệu quả."

 

Ngay sau đó, phiên 2 cũng diễn ra với từng "room" của mỗi ngành. Ở ngành Marketing, ThS.Lê Hồng Đắc - trưởng ngành cho biết về đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và mua xe máy điện tại Thị trường Tp.HCM". Theo các giảng viên ngành marketing, Thị trường xe máy điện hiện nay là một thị trường rất là khởi sắc. Công suất nhà máy Vinfast hiện nay 500 000 xe/năm nhưng mà thị phần năm ngoái, mỗi tháng Vinfast chỉ bán được trên dưới 10 000 xe. Trong khi, tổng xe máy bán  trong thị trường năm ngoái là 2.7%, chưa đến 5%. Đặc biệt là giá xăng tăng, thì ít ai sử dụng xe máy điện. Mặc dù xe máy điện tốt như vậy, bảo vệ môi trường như vậy thì tại sao người dân Việt Nam nói chung, người dân TPHCM nói riêng lại không sử dụng xe máy điện. Chính vì thế, đề tài này đã được "khởi sắc" với các giảng viên ngành Marketing. 

 

Phiên trao đổi đề tài giữa các giảng viên ngành Marketing

 

Tại phòng gặp mặt ngành Quản trị kinh doanh qua sự điều hành của ThS.Trần Anh Tùng - trưởng ngành. Các thầy cô phát triển đề tài về Việc mua căn hộ chung cư với kỳ vọng thu nhập của gen Z tại Tp.HCM. Đặc biệt, team Quản trị kinh doanh đi theo mô hình hồi quy biến nhị phân Logistic, sẽ không phải đi khảo sát theo kiểu thông thường, mà sẽ khảo sát theo thang câu hỏi, chọn “có” và  “không” và hỏi về thu nhập kỳ vọng của họ. Sau đó, chạy mô hình hồi quy Logistic để chủ yếu là dự báo chứ không phải là đi kiểm định. Đây là phương pháp khá mới. Có rất nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của Gen Z, tuy nhiên phương pháp này chứng minh được xu hướng của Gen Z không thích an cư lạc nghiệp, không thích mua nhà, mua chung cư; họ đang có xu hướng ở nhà thuê để dành tiền để đi du lịch, phát triển bản thân nhiều hơn.

 

 

Ngành Quản trị kinh doanh sôi nổi hơn với các phương pháp nghiên cứu khác biệt

 

Không thể kể đến team Quản trị nguồn Nhân lực với chủ đề về Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho chương trình đào tạo ở UEF. Đề tài này cần thiết vì nó liên quan đến ngành Quản trị Nhân lực, và giúp cho ngành QTNL nhìn lại xem khi mà ứng dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ có những đổi mới gì. Cạnh đó, ThS.Đặng Thanh Thủy - trưởng ngành còn giới thiệu thêm một số đề tài về Các yếu tố tác động đến hoạt động đào tạo trực tuyến hoặc Truyền thông nội bộ doanh nghiệp,... 

 

 

Khá nhiều ý tưởng được đề xuất bởi các giảng viên ngành Quản trị nhân lực

 

Như vậy, buổi workshop “Thảo luận tìm ý tưởng và lập nhóm nghiên cứu” lần này, các giảng viên khoa Quản trị kinh doanh đã tìm kiếm thêm nhiều ý tưởng, có cơ hội chia sẻ quan điểm và cùng thống nhất đề tài phù hợp. Từ đó, các "mắt xích" trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đối với khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và Nhà trường nói chung. 

Phương Anh - Thủy Tiên

TIN LIÊN QUAN