Hoạt động học thuật

IRers tiếp cận kiến thức “Cạnh tranh siêu cường” qua chia sẻ từ chuyên gia

11/10/2022
Với mục đích bổ trợ kiến thức chuyên ngành cho sinh viên Quan hệ quốc tế, nâng cao khả năng tư duy phản biện và cách tiếp cận đa chiều; Đồng thời mở rộng môi trường trao đổi kiến thức học thuật giữa giảng viên và sinh viên về chủ đề cạnh tranh giữa các siêu cường trên thế giới, vào ngày 6/10 vừa qua, Khoa Quan hệ quốc tế UEF đã tổ chức tọa đàm khoa học "Cạnh tranh siêu cường và giới thiệu sách cho tân sinh viên ngành Quan hệ quốc tế"
Chương trình có sự tham gia của TS. Trần Thanh Huyền - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, TS. Đào Minh Hồng - Phó Trưởng khoa Quan hệ quốc tế cùng các giảng viên và sinh viên theo dõi. 
Diễn giả của tọa đàm là anh Ngô Di Lân - Nghiên cứu sinh, Nghiên cứu viên, Trợ giảng Đại học Brandeis, Hoa Kỳ. 
 


Diễn giả Ngô Di Lân giúp sinh viên hình dung rõ hơn về kiến thức "cạnh tranh siêu cường" 
 
Ở phần chia sẻ về chủ đề cạnh tranh siêu cường, diễn giả xây dựng nội dung trình bày dựa theo những câu hỏi để cùng thảo luận với các bạn sinh viên. 
Theo đó, NCS. Ngô Di Lân cho biết việc giới hạn mục tiêu theo đuổi quyền lực được chủ nghĩa tân hiện thực trả lời thông qua 2 trường phái chính: “hiện thực phòng thủ” (defensive realism) -  quyền lực chỉ là phương tiện, chứ không phải là mục đích cuối cùng của các quốc gia và “hiện thực tấn công” (offensive realism) cho rằng quyền lực không có giới hạn và các quốc gia cần đạt được càng nhiều quyền lực càng tốt nhằm đảm bảo an ninh và chiếm thế áp đảo so với các quốc gia khác trong hệ thống. 
Với cách nhìn trên và sức mạnh đang lên, không một quốc gia nào chấp nhận làm một cường quốc nguyên trạng mà sẽ cố gắng thay đổi trật tự quốc tế hiện hữu để trở thành bá quyền trong khu vực.
 



Sinh viên tích cực đặt câu hỏi cho diễn giả 
 
Bên cạnh đó, diễn giả cũng giúp sinh viên phân biệt nước nhỏ, các quốc gia tầm trung, các siêu cường theo tiêu chí: diện tích, dân số, tiềm lực của quốc gia.
Tại tọa đàm, diễn giả Ngô Di Lân cũng đã giới thiệu sách “1% mỗi ngày - không ngừng chinh phục bản thân” của mình biên soạn. 
Nội dung của sách tập trung vào việc rèn luyện tư duy phản biện. Diễn giả cũng chia sẻ quá trình tìm kiếm động lực viết nên quyển sách. Tác giả mong muốn người đọc có suy nghĩ mới, có động lực mới, để mọi người suy xét những đáp án cho cuộc đời mình một cách lý tính và có chọn lọc hơn. 
 


Tọa đàm còn giúp sinh viên tham khảo nhiều thông tin bổ ích qua tác phẩm của diễn giả 
 
Buổi tọa đàm không những mang lại cho các bạn sinh viên những góc nhìn thú vị về cạnh tranh giữa các siêu cường trên thế giới, mà còn để lại nhiều cảm xúc tích cực, những cách rèn luyện bản thân hiệu quả thông qua cuốn sách “1% mỗi ngày - không ngừng chinh phục bản thân” mà diễn giả chia sẻ. 
 
Khoa Quan hệ Quốc tế 
TIN LIÊN QUAN