Hoạt động học thuật

[Reference books for IR] - Tuần 8 - “Bản sắc – Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ”

15/11/2021

[Reference books for IR] - Tuần 8 -  “Bản sắc – Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ” (Identity: The Demand for Dignity and The Politics of Resentment)

 

Có lẽ nhiều người đã biết đến Francis Fukuyama qua bài tiểu luận “Sự cáo chung của Lịch sử?” (The End of History?) vào giữa năm 1989 (khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc) và sau đó là cuốn sách “Sự cáo chung của Lịch sử và Con người Cuối cùng” (The End of History and the Last Man) vào năm 1992. Trong các môn học Toàn cầu hoá, Nhập môn Quan hệ Quốc tế, Lý thuyết Quan hệ Quốc tế, đều có đề cập đến câu hỏi về sự đồng tình hay không đồng tình về “sự cáo chung” mà Fukuyama đề cập – Đó là dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại.” Ông lập luận rằng với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nền dân chủ tự do và nền kinh tế thị trường đã trở thành những hệ thống tổ chức xã hội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi người về sự công nhận của xã hội. Và nếu thiếu bất kỳ sự thay thế nào tốt hơn, nền dân chủ tự do và nền kinh tế thị trường về sau sẽ hầu như không bị thách thức vì các cuộc chiến tranh sẽ trở nên ít diễn ra hơn. 

 

Sau đó, trong bối cảnh thay đổi của thế giới, khi mà các phiếu bầu ở Anh ủng hộ cho Brexit và phiếu bầu ở Hoa Kỳ ủng hộ cho Trump tăng cao, thì đó là khởi điểm cho sự ra đời của cuốn sách Bản sắc – Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ (Identity: The Demand for Dignity and The Politics of Resentment) của Francis Fukuyama. Mở đầu tác phẩm, ông đã luận giải cho sự ra đời của tác phẩm Bản sắc, chính là vì từ sau bài tiểu luận “sự cáo chung của lịch sử” của mình, ông thường xuyên nhận được câu hỏi liệu sự kiện X xảy ra thì có làm mất hiệu lực luận đề đó của ông không? Sự kiện X có thể là “cuộc đảo chính ở Peru, chiến tranh ở Balkan, vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hay việc Donald Trump đắc cử. Một số người đã đặt câu hỏi cho Fukuyama tại sao dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản phải là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, với mức độ bạo lực và bất bình đẳng mà chúng tiếp tục gây ra. Những người khác đã chỉ ra sự trỗi dậy của các trào lưu chính thống tôn giáo đang đe dọa các nền dân chủ tự do như thế nào.

Tuần thứ 8 của dự án Reference books for IR xin được giới thiệu đến các bạn bài Book Chapter Review được viết bởi TS. Trần Thanh Huyền, Trưởng Khoa, Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM.

Các bạn có thể xem toàn văn bài review qua link: https://bom.so/book-week-8
Các bạn có thể đọc nội dung của sách được giới thiệu tại link: https://bom.so/reference-book-week-8

Link các bài viết trong sách đã được dịch sang tiếng Việt:

Chương 1: http://nghiencuuquocte.org/2020/10/15/su-troi-day-cua-chinh-tri-pham-gia/#more-37427  

Chương 2: http://nghiencuuquocte.org/2020/10/17/phan-thu-ba-cua-tam-hon-va-nguon-goc-cua-chinh-tri-ban-sac/

Chương 4: http://nghiencuuquocte.org/2020/10/24/tu-pham-gia-den-dan-chu/ 

Chương 5: http://nghiencuuquocte.org/2020/11/08/cac-cuoc-cach-mang-pham-gia/ 

TIN LIÊN QUAN