Nghiên cứu Khoa học sinh viên

IRers bổ sung hành trang khoa học với chuyên đề về phương pháp viết lịch sử nghiên cứu vấn đề

18/08/2023
Chiều 16/8, chuyên đề thứ tư thuộc khuôn khổ chuỗi workshop nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (CIS) thuộc Khoa Quan hệ quốc tế tổ chức đã diễn ra thành công. Sinh viên tích lũy thêm những kiến thức về phương pháp viết lịch sử nghiên cứu vấn đề cùng diễn giả Nguyễn Thế Phương - Nghiên cứu sinh An ninh Hàng hải, Đại học Canberra.
 

Sinh viên Quan hệ quốc tế tiếp cận phương pháp viết lịch sử nghiên cứu vấn đề trong buổi thứ tư của chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học
 
Hoạt động có sự đồng hành của ThS. Bùi Thạch Hồng Hưng và ThS. Võ Ngọc Bích Vy - Giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế. 
Theo chia sẻ của diễn giả, lịch sử nghiên cứu vấn đề là một trong những bước quan trọng của bất kỳ bài nghiên cứu nào. Đó là việc phân tích có chọn lọc các nghiên cứu liên quan đến chủ đề, cho thấy mối liên quan đến đề tài đang nghiên cứu; giải thích chứng minh cách mà nghiên cứu của tác giả trả lời câu hỏi đã đặt ra hay các khoảng trống trong lĩnh vực đang được nghiên cứu. Với lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả có thể tiếp cận theo quy trình tam giác ngược: đi từ những cái chung đến sâu vào phân tích các vấn đề liên quan, từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu. 
 


Diễn giả chia sẻ thông tin chi tiết gắn với những ví dụ thực tiễn
 
Nhằm giúp UEFers thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm các chủ đề, tài liệu, thầy Thế Phương đã hướng dẫn quy trình 11 bước. Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ phải tham khảo từ nhiều nguồn học liệu khác nhau để có những góc nhìn về vấn đề nghiên cứu. Diễn giả chia sẻ nguồn tài liệu đáng tin cậy mà các bạn nên chọn là những tài liệu sơ cấp như bài báo mô tả, chỉ trích lý thuyết, bài báo tập trung vào lịch sử nghiên cứu vấn đề, bài báo cáo cá nhân, báo cáo về tiêu chuẩn và quy trình mang tính chuyên môn,... Sau khi tham khảo các nguồn, người thực hiện nghiên cứu cần sắp xếp tài liệu, chủ đề theo nhóm để phục vụ nghiên cứu thuận lợi hơn. 
Ngoài ra, diễn giả cũng chia sẻ cho sinh viên những bí quyết để phân tích chủ đề, tài liệu như: tìm kiếm các định nghĩa, tập trung số liệu thống kê quan trọng, tập trung mô tả lịch sử nghiên cứu vấn đề, cách sử dụng phương pháp luận,...
 



Sinh viên trao đổi những thắc mắc trong quá trình thực hiện đề tài
 
Sau bốn buổi chuyên đề, IRers đã tiếp thu nhiều kiến thức, bí quyết thực hiện nghiên cứu khoa học từ các diễn giả giàu kinh nghiệm. Chuỗi hoạt động này sẽ chính thức khép lại với chuyên đề "Review và phản biện tư liệu" của cô Lê Ngọc Thảo Nguyên - Nghiên cứu sinh Ngoại giao công chúng Đại học Nottingham. IRers hãy tiếp tục tham gia để có những sản phẩm nghiên cứu chất lượng sau này nhé. 
 
Quy Nguyễn
Ảnh: Thành Thắng
TIN LIÊN QUAN