Hoạt động sinh viên

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế “bội thu” trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên

17/05/2022
Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại UEF nói chung và ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế nói riêng liên tục thu về những thành tựu nổi bật. Năm nay, giữ vững phong độ ấy, ngày 10/5 vừa qua, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa với 16 đề tài được nghiệm thu từ 3 ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Hàn Quốc. 
Hội nghị có sự tham dự của PGS.TS. Ngô Cao Cường – Phó Hiệu trưởng thường trực Nhà trường, TS. Võ Văn Thành Thân – Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, TS. Nguyễn Thị Lan – Phó Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, ThS. Phạm Thị Thùy Linh – Phó Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế cùng các thầy cô đến từ 3 ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Hàn Quốc. 
 



Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế diễn ra thành công vào ngày 10/5 vừa qua
 
Mở đầu chương trình, PGS.TS. Ngô Cao Cường đã gửi lời chức mừng đến Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế vì năm nay số lượng đề tài nghiệm thu tăng vượt bậc so với những năm trước. Điều đó cho thấy thầy trò khoa đã đầu tư thời gian và nỗ lực không ngừng để tạo ra nhiều đề tài chất lượng. Thầy cũng khuyến khích các bạn sinh viên khoa tiếp tục phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học, Nhà trường cũng như khoa sẽ liên tục tạo điều kiện để giúp các bạn thể hiện hết khả năng của mình. 
 
 
PGS.TS. Ngô Cao Cường gửi lời chức mừng đến các bạn sinh viên
 
Tiếp đó, TS. Võ Văn Thành Thân đã động viên các bạn sinh viên tự tin trình bày đề tài của mình. Thầy cũng chia sẻ về những kiến thức và kỹ năng các bạn đạt được khi tham gia nghiên cứu khoa học như: khả năng làm việc nhóm, hiểu sâu hơn về chuyên ngành mình đang theo học, rèn luyện được sự tự tin khi tham gia thuyết trình,...
 
 
TS. Võ Văn Thành Thân chia sẻ lợi ích khi tham gia nghiên cứu khoa học và động viên tinh thần sinh viên
 
Trong 16 đề tài được nghiệm thu, có 6 đề tài đến từ ngành Ngôn ngữ Nhật, 6 đề tài thuộc ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và 4 đề tài thuộc ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Cụ thể như sau: 
6 Đề tài ngành Ngôn ngữ Nhật:
1. Nghệ thuật “Lối sống tối giản của người Nhật” – Nhóm tác giả: Phan Lê Kim Thảo đến từ lớp 19D1TN-TM03 do TS. Lê Duy Hưng và cô Kamata Masashi hướng dẫn.
2. Giải pháp giúp GenZ nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Nhật trong thời đại 4.0 – Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Thùy Hân (19D1TN-BD01), Hồ Mai Thi (19D1TN-BD01), Trần Lê Minh Thư (19D1TN-TM04), Nguyễn Huỳnh Khánh Ly (19D1TN-BD01) do ThS. Lý Như Quỳnh đồng hành hướng dẫn.
3. Khảo sát nhu cầu của nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin của sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) – Nhóm tác giả: Nguyễn Võ Hương Thu, Trần Ngọc Thảo Vân, Nguyễn Thị Lan Phương đến từ lớp 19D1TN-TM04 do cô Phan Châu Phương Anh hướng dẫn. 
4. Sự lo âu và các vấn đề liên quan trong học nói tiếng Nhật của sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Kinh tế - Tài Chính TP.HCM năm 2022 – Tác giả Vũ Thị Thanh Thùy (19D1TM-04) do ThS. Nguyễn Trần Vũ Thư hướng dẫn
5. Nét đẹp của Ả đào "Geisha" Nhật Bản – Nhóm tác giả: Nguyễn Võ Huy Du (19D1TN-BD01), Nguyễn Thu Ngân (19D1TN-TM01), Đinh Thùy Linh (18D1TN-TM07), Lê Lâm Khánh Linh (19D1TN-TM01) do TS. Võ Văn Thành Thân và ThS. Hoàng Vũ Đức hướng dẫn. 
6. Ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ Nhật Bản: Sự thay đổi của tiếng Nhật qua các thời đại – Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm (19D1TN-TM03), Phạm Thị Trà My (19D1TN-TM03), Dương Ngọc Thanh Bình (19D1TN-BD01), Phan Thị Diệu (19D1TN-BD01) với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Phong Nhã. 
 
6 đề tài Ngôn ngữ Hàn Quốc:
 
1. Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống Pansori của Hàn Quốc – Nhóm tác giả: Nguyễn Đồng Bảo My, Dương Ngọc Tường Vy, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Hồ Như Quỳnh, Phan Minh Khôi đến từ lớp 20D1HQ01 do ThS. Phạm Thị Thùy Linh hướng dẫn. 
2. Tìm hiểu về Seungmu - Vũ điệu thầy tu - trong văn hóa truyền thống của Hàn Quốc – Nhóm tác giả: Lê Hoàng Thanh Vy, Nguyễn Tịnh Vy, Nguyễn Thanh Trúc đến từ lớp 20D1HQ03 do ThS. Phạm Phương Thảo hướng dẫn.
3. Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam – Nhóm tác giả: Bùi Thái Nguyên, Nguyễn Quỳnh Hương, Dương Hoài Thương, Nguyễn Trí Trung, Bùi Phương Nguyên thuộc lớp 20D1HQ01 do ThS. Nguyễn Thanh Nam hướng dẫn. 
4. Hình tượng người phụ nữ truyền thống trong các phẩm Văn học Hàn Quốc – Tác giả: Nguyễn Vũ Thiên Duyên lớp 19D1HQ01 - TM01 với sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thùy Linh và ThS. Phạm Phương Thảo. 
5. Banchan trong ẩm thực của người Hàn Quốc – Nhóm tác giả: Lê Đặng Nhật Uyên, Hà Thị Lộc Yến, Lê Thanh Huệ, Đặng Thị Mỹ Duyên đến từ lớp 20D1HQ04 và bạn Lê Hoàng Phúc lớp 20D1HQ03 do ThS. Phan Nhân hướng dẫn.
6. Văn hóa rượu trong đời sống của người Hàn – Nhóm tác giả: Bùi Ái Thi và Trương Anh Thư lớp 20D1HQ03 với sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thùy Linh và giảng viên Choi Young Taek. 
 
4 đề tài Ngôn ngữ Trung
 
1. Lửa trong ẩm thực Trung Hoa – Nhóm tác giả: Vương Lương Bảo Châu, Phạm Thị Tuyết Huỳnh, Võ Ngọc Anh Thư lớp 20D1TQ01 với sự đồng hành của TS. Nguyễn Thị Lan.
2. Một số phương pháp viết chữ Hán đúng và đẹp – Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh Trúc, Phạm Nhật Băng, Phạm Thùy Tuyết Như, Trần Xuân Thủy, Nguyễn Thị Huyền Trang lớp 20D1TQ03 do ThS. Hứa Phạm Cẩm Tú hướng dẫn.
3. Một số phương pháp vui học nhằm nâng cao kỹ năng nói tiếng Trung cho sinh viên – Nhóm tác giả: Hồ Trương Thanh Yến, Đào Vũ Yến, Nguyễn Thị Ái Hoa, Nguyễn Đoàn Như Ngọc lớp 20D1TQ01 do ThS. Trương Ngọc Quỳnh và ThS. Lê Thanh Huy hướng dẫn.
4. Triết học trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa – Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Thư, Phan Thị Thúy Linh, Nguyễn Huỳnh Thanh Hiền, Huỳnh Vĩnh Kỳ lớp 20D1TQ03 do ThS. Trương Ngọc Quỳnh hướng dẫn. 
 
 



Sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu và trả lời các câu hỏi từ hội đồng nghiệm thu
 
Nhìn chung, các đề tài đều được thầy cô đánh giá cao vì bám sát thực tế ngành học, đáp ứng được yêu cầu của một bài nghiên cứu, đưa ra được lý do nghiên cứu, thực trạng, phương pháp, có sử dụng khảo sát thực tế, đề xuất giải pháp,...
Hy vọng rằng từ những đề tài trên, các nhóm tác giả sẽ tiếp tục chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng để đề tài thêm hoàn thiện và tham gia các giải thưởng nghiên cứu khoa học các cấp cao hơn.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN