Tin tức sự kiện

UEFers được cập nhật kiến thức liên quan đến ứng dụng tham vấn tâm lý về quyền trẻ em

14/11/2022
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người trở nên văn minh tiến bộ hơn. Tuy nhiên, không thể xóa bỏ hoàn toàn những thành phần xấu khỏi xã hội. Và nạn xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề đang gây bức xúc trong cộng đồng. Quan ngại hơn, mọi người lại có ít kỹ năng về cách phòng chống xâm hại trẻ em, chưa biết cách chia sẻ giúp trẻ vượt qua cú sốc tinh thần.
Nhằm giúp các bạn trẻ hiểu thêm về vấn đề này cũng như có nhiều kiến thức để bảo vệ những em bé xung quanh mình, vừa qua – 12/11, Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông UEF đã tổ chức workshop "Ứng dụng tham vấn tâm lý về quyền trẻ em" với sự đồng hành của diễn giả Phan Thị Lan Hương – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em.
 

Chương trình thu hút rất đông sinh viên UEF tham dự
 
Với kinh nghiệm làm việc phong phú: 13 năm làm việc tại Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, 14 năm làm tham vấn cho trẻ em và phụ huynh, 5 năm tham gia đào tạo hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ, thành viên dự án “Hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ",… cô Phan Thị Lan Hương đã mang đến những góc nhìn, câu chuyện thực tế về vấn đề xâm hại trẻ em đang diễn ra ngày càng tinh vi hiện nay và cách xử lý đúng đắn.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021 có tới 2000 vụ trẻ bị xâm hại. Riêng quý 1 năm 2022, lực lượng chức năng phát hiện gần 450 vụ với gần 500 đối tượng, xâm hại hơn 450 trẻ em. Trong đó, số vụ xâm hại tình dục trẻ em hơn 300 vụ.
 

 
Nhiều câu chuyện xâm hại trẻ em được khách mời chia sẻ
 
Mọi người thường nghĩ trẻ em bị xâm hại chỉ cần kiện ra tòa là mọi thứ đều ổn, nhưng thực ra không phải vậy. Nếu không được xử lý đúng cách có thể để lại nhiều chấn thương tâm lý nặng nề và nếu không được điều trị tâm lý kịp thời thì cuộc đời phía trước của các em sẽ trở thành "màu xám".
Theo chuyên gia, với trẻ em bị xâm hại, đặc biệt là các em có bệnh hoặc khuyết tật thì con đường đấu tranh công lý sẽ rất gian nan. Nhiều trường hợp các em sẽ bị người nhà phạm nhân cáo buộc lại hoặc bố mẹ sẽ bắt ép các em giấu chuyện này đi vì sợ tai tiếng. Điều này dẫn đến những "bóng ma tâm lý" tuổi thơ của các em.
 
 


Sinh viên UEF chia sẻ góc nhìn cùng chuyên gia
 
Với những câu chuyện và giải đáp mà cô Phan Thị Lan Hương mang tới, mong rằng các bạn sẽ ngày càng yêu thương và bảo vệ các em nhỏ nhiều hơn. Hãy trang bị cho mình những kiến thức vững vàng và một tâm hồn tươi đẹp để giúp đỡ các em nhỏ có một cuộc sống hạnh phúc.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN