Tin tức sự kiện

​UEFers tìm hiểu ứng dụng tâm lý học nhân cách vào thực tiễn qua góc nhìn của bác sĩ chuyên khoa

16/10/2023
Nhằm giúp UEFers có cái nhìn “cận cảnh” về cách thức ứng dụng tâm lý học trong thực tiễn, sáng 14/10, Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông đã tổ chức buổi workshop “Ứng dụng tâm lý học nhân cách trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe tinh thần”
Đồng hành với buổi workshop có TS. Đặng Anh Lực - Phó Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông, các giảng viên ngành Tâm lý học. Diễn giả chia sẻ là Bác sĩ Lê Ngọc Phương Uyên. 
 
TS. Đặng Anh Lực trao thư cảm ơn đến diễn giả Lê Ngọc Phương Uyên 

Mở đầu buổi workshop, diễn giả đã chia sẻ sơ lược về rối loạn nhân cách. Bác sĩ Phương Uyên cho biết: “Vấn đề này rất phức tạp, bản thân là một bác sĩ chuyên khoa tâm thần, trong buổi hôm nay tôi sẽ cung cấp đến các bạn một số thông tin cơ bản, còn để đi sâu hơn, chúng ta sẽ cần thêm thời gian”. Dựa theo kinh nghiệm lâu năm, diễn giả phân tích rõ cụm từ “nhân cách”. Nhân cách được hiểu là một tập hợp các đặc tính của một người từ bên ngoài lẫn bên trong. 
 
Diễn giả phân tích rõ hơn về khái niệm nhân cách

Để UEFers hình dung rõ hơn về nhân cách, diễn giả đã minh họa bằng câu: “Giang Sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. “Những gì liên quan đến nhân cách sẽ có tính chất bền vững, độc nhất, cá nhân nhưng nó tương đối” - Cô Phương Uyên nhấn mạnh. Tham khảo một số tài liệu về tâm thần học, diễn giả cho rằng có nhiều dữ liệu về khía cạnh lâm sàng của tâm lý cá nhân. 
 
Quá trình hiểu về nhân cách cần kết hợp nhiều yếu tố

Yếu tố nhân cách sẽ quy định về hành vi của một người. Diễn giả chia sẻ: “Hành vi ở đây không chỉ về hành động mà còn bao hàm cả vấn đề về suy nghĩ, cách thức tương tác trong quan hệ. Điều này giúp cho mình hình dung về khuynh hướng và sự nhất quán trong hành vi đó”. Hành vi thường chi phối bởi nhân cách bên trong khi bạn lựa chọn một hành động nào đó, diễn giả trao đổi thêm. 
Đứng trên góc độ chuyên môn về tâm lý học, diễn giả làm rõ thêm về một số yếu tố hình thành nên nhân cách gồm: yếu tố văn hóa, yếu tố giao tiếp, yếu tố môi trường, yếu tố hoạt động,... Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng khi hình thành nên nhân cách. 
 
Diễn giả minh họa rõ về nhân cách ảnh hưởng trong hành vi 

Diễn giả nhấn mạnh “Tâm lý học sẽ lý giải chi tiết hơn so với tâm thần học”. Khi nói về định nghĩa của rối loạn nhân cách, chuyên gia đã minh họa bằng các case study liên quan đến vấn đề trên. Các case study này có tính chất lan tỏa. Lan tỏa hiểu là vượt qua mọi tình huống có tính nhất quán. 
Trong quá trình chia sẻ, diễn giả cũng trực tiếp tương tác với các bạn sinh viên về các case study quan trọng về khuynh hướng nghiên cứu bằng việc phân loại các nhóm nghiên cứu về rối loạn nhân cách. Bên cạnh việc phân tích từng nhóm, diễn giả còn minh họa bằng các ví dụ thực tế để giúp các bạn sinh viên có cái nhìn thực tế hơn. UEFers cũng đã nhanh chóng tương tác sôi nổi với diễn giả. 
 

UEFers tương tác sôi nổi với diễn giả qua các case study thú vị 

Khép lại buổi workshop, UEFers đã được truyền bí kíp quan trọng giúp các bạn nắm vững kiến thức về cách thức vận dụng tâm lý học trong thực tiễn, cụ thể là trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe tinh thần. 
 
Thêm một buổi workshop giàu tính thực tiễn được Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông tổ chức thành công
 
 
Quang Huy
Ảnh: Media Team
 
TIN LIÊN QUAN