Học thuật

Chuỗi học thuật “Thủ tục hải quan trong Kinh Doanh Quốc Tế”: Thực học - thực làm

11/03/2022
Tối ngày 06/03/2022 vừa qua là buổi khép lại chuỗi sự kiện “Thủ tục Hải quan trong Kinh doanh quốc tế”. Buổi 5 với chủ đề về: “Xuất xứ hàng hóa”, với sự tham dự của diễn giả Ths. Phạm Anh Thông, Phó Giám đốc Công ty TNHH JK Brian Việt Nam, đồng thời là Giảng viên nội bộ Tân Cảng STC. Bằng kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu được tích lũy qua nhiều năm trong lĩnh vực hải quan, Ông tận tâm chia sẻ những kiến thức và giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên. 
Buổi học thu hút sự chú ý hàng trăm sinh viên đam mê học hỏi, trau dồi mở rộng kiến thức ngôi nhà chung UEF. Tất cả đều nhận thấy rằng Thủ tục xuất xứ hàng hóa đi các nước khác là một trong những nền tảng cơ bản góp phần cho vận chuyển hóa giao thương của các nước trên toàn cầu. Các bạn sinh khó thể nào bỏ lỡ cơ hội chia sẻ kinh nghiệm quý báu của diễn giả khi nhắc tới những trình tự làm đơn hàng hàng hóa đi các nước khác tùy thuộc Form xuất xứ đó hợp lệ hay không?

Diễn giả Phạm Anh Thông đã chia sẻ đến các bạn sinh viên rằng không nên đứng trên cương vị một một người đi học nữa mà phải đặt mình vào doanh nghiệp, mà là nhân viên để nhìn nhận, hiểu rõ hơn về vấn đề ngày hôm nay cũng như những khó khăn nào sẽ cần được giải quyết của nhân viên trong doanh nghiệp. 
Tác dụng của chứng từ xuất xứ 

Phần đầu của buổi học, diễn giả đã bắt đầu nói về tổng quan của C/O. Có rất nhiều tác dụng của C/O nhưng thông thường thì C/O có 4 tác dụng chính đó là Chứng nhận xuất xứ; Tránh gian lận thương mại; Giảm thuế quan nhập khẩu và là một trong những chứng từ trong thanh toán. Diễn giả nhấn mạnh rằng nhiều bạn sinh viên vẫn thường hay hiểu nhầm về tác dụng giảm thuế của C/O cho việc xuất khẩu, nhưng thực chất là làm C/O để cho nước mà doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế. Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì sẽ tạo được uy tín và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
 Các loại Form C/O 

Tiếp theo đó, diễn giả đã lần lượt liệt kê và giới thiệu cho sinh viên những Form C/O ứng với 2 loại C/O có ưu đãi và không đãi. Ví dụ như: C/O form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, C/O form AK hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN - Hàn Quốc,....
 Cơ quan xin cấp C/O

Khi thực hiện xuất một lô hàng đi nước ngoài thì chúng ta cần xin cấp Form C/O ở Phòng Quản lý xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp; Phòng Công nghiệp thương mại VN (VCCI) cấp; hoặc doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ C/O (REX) trên hệ thống của VCCI khi hàng xuất khẩu qua châu Âu và có trị giá dưới 6000 Euro.
 Website do Anh Thông tạo để giúp doanh nghiệp làm C/O 

Hơn hết, Ông Phạm Anh Thông còn nhiệt tình hướng dẫn cách xác định mẫu chứng nhận hàng hóa xuất xứ trên website: http://xuatxuhanghoa.com/. Không những thế, hiểu về Luật và điều quan trọng nhất trong việc làm C/O để làm bất kì văn bản nào của nhà nước cấp.
 Luật áp dụng cho chứng nhận xuất xứ CPTPP
 Quy trình cấp C/O tại Cơ quan cấp
 
Ngoài ra, có 2 lỗi thường gặp khiến C/O bị trả lại là hồ sơ không đầy đủ và sai tiêu chí cấp xuất xứ, do đó vấn đề khi chuẩn bị cho một lô hàng xuất xứ vô cùng chuẩn bị hết sức cẩn thận về giấy tờ hồ sơ và đặc biệt quan trọng tiêu chí xuất xứ qua nước bạn có đảm bảo mục tiêu quy định chưa vì nếu sai sẽ làm tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
 Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu

Đồng thời, diễn giả còn lưu ý thêm rằng: Mỗi loại C/O có một Form quy định riêng, doanh nghiệp cần phải làm theo hướng dẫn và tuân thủ theo quy định từng loại. Doanh nghiệp sẽ mua Form C/O tại cơ quan cấp C/O tùy theo mức phí hiện thời. Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân (áp dụng cho doanh nghiệp lần đầu tiên xin C/O).
 Hướng dẫn kê khai điện tử tại doanh nghiệp 

Cuối buổi học, diễn giả lần lượt giải đáp các thắc mắc từ các bạn sinh viên. Với sự nhiệt tình tư vấn và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm khi làm chứng từ, Ths. Phạm Anh Thông đã giúp sinh viên chúng ta mở mang được vô số kiến thức thực tiễn về từ các xác định Form C/O cho đến những quy trình xin C/O tại doanh nghiệp, qua đó giúp sinh viên hình dung rõ nét hơn về bức tranh của nghề chứng từ. 

Có thể nói, C/O là chứng từ không thể thiếu và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thủ tục hải quan, và quy trình xin cấp C/O cũng không hề đơn giản cho nhân viên khi ở bộ phận chứng từ. Vì vậy mà buổi học thứ 5 cũng như là buổi học cuối cùng đã khép lại hành trình đầy thú vị và bổ ích của chuỗi sự kiện “Thủ tục hải quan trong Kinh Doanh Quốc Tế”. Từ đó, sự kiện đã tạo thêm một nguồn động lực cho các bạn sinh viên trên con đường tiếp nối theo đuổi ước mơ làm việc trong ngành xuất nhập khẩu của mình.

 
D.A & T.V
TIN LIÊN QUAN