Tin tức sự kiện

Khoa Kinh tế tổ chức thành công Hội đồng Thẩm định Chương trình đào tạo cho 4 ngành học

31/01/2024

 

 

Sáng ngày 23 tháng 01 năm 2024, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM (UEF) đã tổ chức thành công Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo Cử nhân cho bốn ngành của Khoa bao gồm ngành Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Bất động sản và Kinh tế quốc tế. 

 

Hội đồng thẩm định diễn ra trong không khí nghiêm túc và chuyên nghiệp, với sự tham gia tích cực của Thầy/Cô giảng viên đến từ các Trường Đại học uy tín trong khu vực TP. HCM - có đào tạo ngành học được thẩm định, đại diện Lãnh đạo doanh nghiệp các công ty/tập đoàn đa quốc gia, các chuyên gia độc lập,...

 

Trong buổi họp, các Thầy/Cô đại diện Hội đồng xây dựng đã trình bày tổng quan về CTĐT được thẩm định bao gồm các nội dung như căn cứ để xây dựng CTĐT; Mục tiêu của chương trình đào tạo; Chuẩn đầu ra của CTĐT; Khối lượng học tập của CTĐT; Cấu trúc và nội dung của CTĐT; Ma trận phân nhiệm chuẩn đầu ra của CTĐT; việc thực hiện tham khảo, đối sánh với các CTĐT của các cơ sở giáo dục khác; Đề cương chi tiết học phần; Hướng dẫn thực hiện CTĐT và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Cụ thể như sau:

 

Về ngành Kinh doanh quốc tế, TS. Nguyễn Anh Duy - Trưởng ngành Kinh doanh quốc tế, giữ vai trò đại diện Hội đồng xây dựng đã trình bày tổng quan về CTĐT; trong đó, CTĐT ngành Kinh doanh quốc tế năm 2024 có nhiều điểm nổi bật như định hướng mở chuyên ngành quản trị các công ty đa quốc gia và chuyên ngành ngoại thương, bổ sung thêm nhiều môn học mới như Quản trị công ty đa quốc gia Tài chính công ty đa quốc gia; Lãnh đạo và quản trị sự thay đổi; Quản trị Marketing toàn cầu; Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp; Thương mại quốc tế trong thời đại số;... Sau phần trình bày của TS. Nguyễn Anh Duy, các thành viên của Hội đồng thẩm định gồm TS. Trần Thị Trang - Trưởng Khoa, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Chủ tịch hội đồng); TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Giảng viên, Trường ĐH Ngoại Thương, Cơ sở 2, TP.HCM (Ủy viên Phản biện 1); TS. Nguyễn Xuân Trường, Giảng viên, Trường Đại học Ngân Hàng TP. HCM (Ủy viên Phản biện 2); TS. Đặng Lợi Hoan, Giám đốc bộ phận xử lý đơn hàng đa kênh, Maersk (Ủy viên); ThS. Nguyễn Lê Đông Xuân, Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (Ủy viên Thư ký) đã đưa ra những góp ý và nhận xét nhằm xây dựng CTĐT hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

 

Cuối buổi thẩm định, hội đồng đề xuất và thống nhất một số điều chỉnh cụ thể trong nội dung CTĐT của ngành Kinh doanh Quốc tế để đảm bảo sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc toàn cầu. Hội đồng cũng nhấn mạnh việc tăng cường cho sinh viên thực tập và học tập thực tế tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia để sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào môi trường công việc. 

 

Về hội đồng của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, ThS. Đỗ Thị Thu Hà - Phó Trưởng Khoa kiêm Trưởng ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, giữ vai trò đại diện Hội đồng xây dựng đã trình bày tổng quan về CTĐT; trong đó, CTĐT ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm 2024 có nhiều điểm nổi bật như định hướng mở chuyên ngành: Nghiệp vụ Logistics và Quản trị doanh nghiệp Logistics toàn cầu, bổ sung thêm nhiều môn học mới như Công nghệ và Truyền thông trong Logistics, Containers và Giao nhận hàng hóa, Hàng hóa nguy hiểm, An toàn và Bảo mật trong giao nhận. Đồng thời, ThS Đỗ Thị Thu Hà cũng trình bày về định hướng đẩy mạnh tổ chức tour tham quan, tìm hiểu về hoạt động logistics tại miền Bắc và nước ngoài. Sau phần trình bày, HĐTĐ gồm PGS. TS. Vũ Ngọc Bích, Phó Viện trưởng, Viện Quản trị công nghiệp và Logistics, Trường Đại học Bình Dương (Chủ tịch hội đồng), TS. Lê Thị Thanh Ngân, Giảng viên, ngành Kinh doanh và Thương mại quốc tế, Tổ Logistics & SCM, Trường Đại học Ngoại Thương, Cơ sở 2, TP.HCM (Ủy viên Phản biện 1), TS. Nguyễn Thành Nhật Lai, Giảng viên Viện Quản trị công nghiệp và logistics, Giám đốc trung tâm đào tạo doanh nghiệp - Trường Đại học Bình Dương; Giám đốc dự án công ty TNHH NPH Thế giới số (Ủy viên Phản biện 2); TS. Trương Quang Ái - Giám đốc điều hành và Cổ đông sáng lập Công ty TNHH FARMACARE (Ủy viên), ThS. Trần Quang Ánh Tuyết, Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (Ủy viên thư ký) đưa ra nhận xét và góp ý nhằm xây dựng CTĐT hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

 

Hội đồng nhìn chung hài lòng với những mục tiêu và tiêu chí đào tạo của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Hội đồng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo lý thuyết gắn với thực tiễn. Để hỗ trợ sinh viên tối đa trong việc học tập và phát triển sự nghiệp, hội đồng đã đề xuất tăng cường thêm nhiều hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo chuyên ngành, và các sự kiện tương tác với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp sinh viên tiếp xúc với các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, và cơ hội có việc làm ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.


 

Về hội đồng của ngành Bất động sản, ThS. Trần Hoàng Nam - Trưởng ngành Bất động sản, giữ vai trò đại diện Hội đồng xây dựng đã trình bày tổng quan về CTĐT; theo đó, CTĐT ngành Bất động sản năm 2024 sẽ bổ sung bổ sung nhiều môn học mới thuộc chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới bất động sản, Quản lý sàn giao dịch bất động sản và Quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng. Đồng thời ThS Trần Hoàng Nam cũng trình bày về định hướng chia ra ba ngành chuyên ngành là Phát triển bất động sản, Kinh doanh bất động sản và Quản lý bất động sản. Sau phần trình bày, hội đồng với sự tham gia của TS. Phạm Ngọc Tùng, Giám đốc Đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh - (Chủ tịch hội đồng) TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan, Giám đốc Chương trình kiêm Trưởng ngành Bất động sản, Đại học Kinh tế TP.HCM (Ủy viên Phản biện 1), TS. Phạm Thái Sơn, Giảng viên chính, Trường Đại học Việt Đức & Chuyên gia cấp cao, Tổ chức UN Habitat Việt Nam (Ủy viên Phản biện), ThS. Nguyễn Văn Hùng, Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land (Ủy viên), TS. Huỳnh Nhựt Nghĩa - Phó Trưởng Khoa, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (Ủy viên thư ký) đưa ra nhận xét và góp ý nhằm xây dựng CTĐT hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. 

Sau gần 2 giờ làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Hội đồng thẩm định đã đánh giá rất cao tính hiện đại, toàn diện, đa ngành, tích hợp của chương trình đào tạo mới và thống nhất biểu quyết thông qua chương trình đào tạo này. Mặt khác, Hội đồng thẩm định cũng đưa ra hàng loạt ý kiến đóng góp rất cụ thể và thực tế từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Với tinh thần học hỏi và thái độ cầu thị, Khoa Kinh tế, UEF sẽ tiếp thu và điều chỉnh Chương trình đào tạo Cử nhân Bất động sản Khóa 2024 theo các góp ý của các chuyên gia. Hy vọng rằng, trong tương lai gần, những sinh viên được đào tạo bài bản từ Khoa Kinh tế, UEF sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn vào mục tiêu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của ngành Bất động sản Việt Nam.

 


 

Về hội đồng của ngành Kinh tế quốc tế, TS. Phạm Quốc Hải - Trưởng ngành Kinh tế quốc tế, giữ vai trò đại diện Hội đồng xây dựng đã trình bày tổng quan về CTĐT. Trong đó, CTĐT ngành Kinh tế quốc tế năm 2024 có nhiều điểm nổi bật như định hướng mở thêm hai chuyên ngành (i) Đầu tư quốc tế và (ii) Phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng lúc, các môn học mới sẽ được bổ sung nhằm mở rộng kiến thức cho người học như Kinh tế quốc tế nâng cao, Kinh tế công, Địa lý kinh tế thế giới,... Sau phần trình bày của TS. Phạm Quốc Hải, hội đồng với sự tham gia của PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ, Trưởng khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM- (Chủ tịch hội đồng), PGS. TS. Hà Thị Ngọc Oanh, Giảng viên, Học viện hành chính Quốc gia TP.HCM (Ủy viên Phản biện 1), TS. Nguyễn Hoàng Lê, Viện Phát triển Nguồn nhân lực và Kinh doanh - Đại học Kinh tế TP.HCM (Ủy viên Phản biện 2), ThS. Trần Xuân Trang, Trưởng Phòng Huấn luyện, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM (Ủy viên), TS. Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Marketing - Kinh Doanh Quốc Tế, Trường ĐH Công nghệ TP HCM (Ủy viên thư ký) đưa ra nhận xét và góp ý thiết thực và hữu ích. Quyết định mở thêm chuyên ngành và cập nhật chương trình đào tạo của Cử nhân Kinh tế Quốc tế đã nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao từ hội đồng thẩm định. Đây được coi là một bước quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho nghề nghiệp trong tương lai.

 


Nhìn chung, sự thành công của Hội đồng thẩm định cho 4 Chương trình đào tạo thuộc Khoa Kinh tế quản lý chứng minh sự nỗ lực không ngừng của Khoa Kinh tế trong việc nâng cao và liên tục cải tiến chất lượng đào tạo; đồng thời, cho thấy Khoa Kinh tế luôn hướng đến phương châm đào tạo nguồn nhân lực Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Bất động sản và Kinh tế quốc tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

 

Hội đồng đã có những thảo luận chi tiết về các nội dung điều chỉnh và cải tiến cụ thể cho từng ngành. Các ý kiến đóng góp từ các thành viên đã được đánh giá cao và  sử dụng để hoàn thiện chương trình đào tạo. Hội đồng thẩm định đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bốn ngành học trực thuộc Khoa Kinh tế, hứa hẹn mang lại nhiều giá trị hữu ích cho sinh viên, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền giáo dục Việt Nam.

 

Khoa Kinh tế

 
 
TIN LIÊN QUAN