Tin tức sự kiện

Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo: Top 10 dự án Dịch vụ đầy sáng tạo, thiết thực

20/06/2021
Kết thúc vòng loại Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2021" do khoa Kinh Tế tổ chức, bên cạnh bảng thi Sản phẩm và Công nghệ, ban giám khảo đã lựa chọn ra được top 10 dự án khởi nghiệp mảng dịch vụ đầy triển vọng thực thi và mang tính sáng tạo nhất. Tại thời điểm hiện tại, cả ban tổ chức và các nhóm thí sinh được chọn đang tích cực chuẩn bị để đến với cột mốc tiếp theo – trình bày dự án ở vòng loại bán kết. 

Nhìn chung, các bạn sinh viên UEF có rất nhiều ý tưởng dịch vụ vô cùng sáng tạo, từ dịch vụ mua sắm, du lịch, chăm sóc thú cưng, đến cải thiện môi trường, nông nghiệp, sức khỏe, và giáo dục, … Top 10 đề tài được chọn ở bảng Dịch vụ bao gồm:  (1). Dịch vụ rác tái chế; (2). WHIZE - dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tinh thần, và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi; (3). Xây dựng hệ thống giảng dạy học phần giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học; (4). Ứng dụng E-commerce (C2B) trong kênh O2O online to offline vào chuỗi cung ứng nông sản khu vực TPHCM; (5). Máy bán khẩu trang tự động; (6). Dịch vụ cho thuê, mua bán, thanh lí, trao đổi thời trang "Mix and Giv"; (7). MIMEO’S HOUSE - Place for boss shop; (8). BRAVES - Cầu nối đem sinh viên UEF đến gần hơn với doanh nghiệp ngay từ khi mới bắt đầu năm thứ 3 đại học; (9). M-HEALTHCARE- Chăm sóc sức khỏe di động; (10). Dịch vụ thuê ngoài Marketing và CSR. 

Kết nối cộng đồng là tiêu điểm trong chủ đề của các dự án

Hầu hết, những dự án dịch vụ của các bạn sinh viên đều mang giá trị chia sẻ, hỗ trợ và kết nối cộng đồng. Mỗi dự án nhắm đến từng nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội và kết nối họ cùng thực hiện một mục tiêu cụ thể như phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu lãng phí về tài nguyên và nhân lực. 

 

Hành trình kết nối cộng đồng luôn là ý tưởng để các UEFers xây dựng và phát triển

Với dự án “Dịch vụ rác tái chế”, các bạn thật sự rất sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng xây dựng ứng dụng kết nối nhu cầu của người mua và bán rác thải tái chế, giúp mang lại lợi ích to lớn cho môi trường, đẩy nhanh việc trao vòng đời mới cho rác thải, đem lại cuộc sống xanh cho hệ sinh thái. 

Ngoài ra, các thí sinh còn “nhăm nhe” mảng thị trường nông sản với ý tưởng độc đáo về “Ứng dụng E-commerce (C2B) trong kênh O2O (online to offline) vào chuỗi cung ứng nông sản khu vực TPHCM”. Ứng dụng kết nối cộng đồng sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản qua kênh tiêu thụ Thương mại điện tử (E-commerce), đẩy mạnh đầu ra cho người nông dân và đảm bảo nguồn hàng giá bình ổn.

Đến với dự án “Dịch vụ cho thuê, mua bán, thanh lí, trao đổi thời trang - Mix and Giv”. Đây là ứng dụng giúp kết nối cộng đồng người yêu thích, khám phá và trải nghiệm nhiều phong cách thời trang. Ý tưởng hỗ trợ người dùng trao đổi hoặc thanh lý, những item trong tủ quần áo, giúp họ được đổi mới thời trang liên tục nhưng đồng thời giúp tiết kiệm chi phí dành cho mua sắm quần áo mới. 

Chúng ta còn có đề tài về website kết nối việc làm, networking dành cho sinh viên thông qua dự án “BRAVES - Cầu nối đem sinh viên UEF đến gần hơn với doanh nghiệp ngay từ khi mới bắt đầu năm thứ 3 đại học”. Đây là dự án rất thiết thực đối với cộng đồng sinh viên trong công cuộc phát triển bản thân cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm và trải nghiệm thực tế. 

Bổ sung vào các đề tài kết nối cộng đồng, các bạn thí sinh còn mang đến cuộc thi ý tưởng về “Xây dựng hệ thống giảng dạy học phần giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học” nhằm hệ thống hóa, thống nhất nhiều bộ môn mảng giáo dục thể chất cho sinh viên ở nhiều trường đại học khác nhau. 

Ý tưởng về sức khỏe cộng đồng cũng được các đội thi triển khai, phát triển

Sinh viên nhà UEF rất quan tâm đến vấn đề cải thiện dịch vụ hỗ trợ y tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua đề tài dự án như “WHIZE - dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tinh thần, và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi”. Đây là ý tưởng startup đặc biệt dành đến đối tượng người cao tuổi, cung cấp các dịch vụ chăm sóc về sức khỏe lẫn tinh thần, hỗ trợ việc làm, tổ chức các khóa học ngắn hạn và chương trình kinh doanh vì người cao tuổi. Một đề tài dự thi về sức khỏe khác là “M-HEALTHCARE- Chăm sóc sức khỏe di động”. Đây là ý tưởng startup về dịch vụ văn phòng bác sĩ trên xe, cung cấp xét nghiệm y tế di động, giúp đơn giản hóa các thủ tục về kiểm tra sức khỏe tổng quát như khám thể lực (xác định cân nặng, chiều cao, huyết áp, mạch đập), khám lâm sàng tổng quát (hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết), chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, thăm dò chức năng, …  Ngoài ra, một đề tài vô cùng độc đáo nhưng cũng rất thiết thực được lựa chọn đi tiếp vào vòng bán kết là dự án về cung cấp ”Máy bán khẩu trang tự động đặt tại nơi công cộng”. 

 


Sinh viên UEF rất quan tâm đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ngoài những đề tài thiên về hỗ trợ cộng đồng và sức khỏe, các thí sinh còn đưa ra dự án nhằm phục vụ các nhu cầu cụ thể trong xã hội như chăm sóc thú cưng thông qua bài dự thi “MIMEO’S HOUSE - Place for boss shop”. Đây là idea khởi nghiệp về dịch vụ chăm sóc, tạo nơi mua sắm, sân chơi, hay chăm giữ thú cưng. Một đề tài vô cùng đặc biệt về cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp là bài dự thi “Dịch vụ thuê ngoài Marketing và CSR”. Với dự án này, các bạn thí sinh muốn cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về mảng Marketing và giải pháp liên quan đến trách nhiệm xã hội (CSR). 

Các vị cố vấn tài năng, thành công luôn đồng hành cùng top 10 dự án bảng Dịch vụ

Theo thông tin được cập nhật từ bảng Dịch vụ, thời gian qua, các nhóm thí sinh cũng trải qua các buổi tập huấn online để hoàn thành nội dung chi tiết cho kế hoạch kinh doanh dưới sự dẫn dắt của các mentors tài năng và thành công. Ba vị "mentor" ở bảng Dịch vụ chính là: Bà Trần Thị Minh Yến - Founder & CEO Công ty tư vấn và dịch vụ Mikian - Edu Coffee; Ông Trịnh Đình Cường - CEO Công ty Dịch vụ Tài chính Kế toán Thuế Rồng Việt và Ông Sử Đình Khoa - Chủ tịch HĐQT SEM, CEO Betma English. Đây đều là những vị có chuyên môn cao, tâm huyết từ những ngành nghề cực “hot” hiện nay như Sale & Marketing, Management Consulting, HR, Finance,.. Bên cạnh đó, đồng hành cùng với các bạn thí sinh trong quá trình hình thành dự án khởi nghiệp trong bảng Dịch vụ còn có sự góp mặt của thầy Lê Hồng Đắc – trưởng ngành Marketing, một người có thâm niên về mặt thực tế lẫn giảng dạy. 


 




Các mentor dày dặn kinh nghiệm ở bảng Dịch vụ

Tin rằng với sự tài ba trong việc vận hành doanh nghiệp của mình thành công trong ngành, các cố vấn bảng Dịch vụ sẽ hỗ trợ cho các bạn thí sinh hết mình, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để dự án sẽ có sức hút nhà đầu tư. Hãy cùng chờ xem đề tài nào của Top 10 bảng Dịch vụ sẽ "ghi điểm" tại Bán kết sắp tới nhé!
 
Nhã Vi - Thủy Tiên
TIN LIÊN QUAN