Tin tức sự kiện

Tìm hiểu về mô hình kinh tế tuần hoàn, nhiều góc nhìn mới được mở ra cho UEFers

04/04/2024
Những năm gần đây, khái niệm biến đổi khí hậu và kinh tế tuần hoàn liên tục được nhắc đến. Cụ thể, biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 
Với mong muốn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu và mô hình kinh tế tuần hoàn, chiều ngày 30/3 vừa qua, Khoa Kinh tế đã phối hợp cùng câu lạc bộ SPD tổ chức buổi workshop “Climate Change & Circular Economy in Viet Nam”Đồng hành với các bạn sinh viên tại chương trình có ThS. Trần Hoàng Nam - Trưởng ngành Bất động sản. 
 
Buổi workshop diễn ra thành công với sự tham gia tích cực của sinh viên 

Chuyên gia chia sẻ tại workshop gồm: cô Mandy Trương - Trưởng nhóm đào tạo, Công ty GEMBE54; cô Nguyễn Thị Bích Nương - Giám đốc Trung tâm cấp cao kiêm Giám đốc Compass College, Everest Education; cô Nguyễn Thảo Thục Trân - Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ, Đại học Quốc tế, VNU - HCMC; cô Dương Ngọc Duy Thư - Phó Giám đốc Công ty Phu An Hill.
 
Đại diện Khoa gửi thư cảm ơn đến các diễn giả

Khái niệm kinh tế tuần hoàn không còn quá xa lạ, nhưng nếu xét về mặt tư duy, đó là kiến thức ứng dụng vô cùng mới mẻ. Mở đầu chương trình, diễn giả giúp UEFers hiểu rõ hơn về mô hình này thông qua trò chơi Climate Fresk. 
Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tình trạng nóng lên toàn cầu có những tác động xấu đến môi trường, con người và các sinh vật, các bệnh dịch diễn ra nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh mới, nắng nóng khắc nghiệt, thiếu nước kéo dài và năng suất mùa màng cũng giảm đi đáng kể. Nếu chậm trễ trong việc cắt giảm khí thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu thì khó có thể đảm bảo một trái đất sinh sống được, một hành tinh bền vững theo thời gian cũng sẽ mất đi trong tương lai.  
Biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Những tác động tiêu cực của nó ngày càng rõ rệt và gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản, cơ sở hạ tầng, năng suất lao động và sức khỏe con người.
 


Diễn giả chia sẻ về lối tư duy mới mẻ trong mô hình kinh tế tuần hoàn
 
Diễn giả nhận định biến đổi khí hậu là một thách thức to lớn, nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, bền vững và phát triển hơn. Hành động quyết liệt và hợp tác quốc tế là chìa khóa để bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Qua đó, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ bởi chính những lợi ích cả về kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại như: tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm tác động môi trường, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cô Thục Trân chia sẻ: "Kinh tế tuần hoàn không chỉ ứng dụng trong vấn đề kinh doanh, nếu nghĩ xa hơn nó có thể vận dụng vào vòng đời của cuộc sống". Cô nêu ra định hướng trong thời gian qua như sản xuất ra các thực phẩm hạnh phúc từ nông trại, cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, giúp khách hàng của mình không lãng phí thực phẩm.
 

Các bạn sinh viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ Climate Fresk cùng diễn giả

Chắc hẳn sau chương trình này, với vốn kinh nghiệm thực tiễn trong nghề cùng lối dẫn dắt duyên dáng và nhiệt tình của diễn giả, UEFers sẽ có thêm “chất xúc tác” để mở rộng tư duy và nâng cao kiến thức thực tế của bản thân trước những vấn đề nóng hổi của xã hội.
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN