Tin tức sự kiện

Khoa Quan hệ Quốc tế - UEF tổ chức buổi Kick-off Diplomacy Game 2022

05/09/2022
Với tinh thần “vừa học, vừa chơi”, Diplomacy Game đã trở thành hoạt động thường niên của Galileo - Hội Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, Học viện Ngoại giao, với sự tài trợ của Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) Việt Nam. Đặc biệt năm nay, Khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF) hân hạnh đồng hành cùng Galileo - Hội Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, Học viện Ngoại giao, trở thành đồng tổ chức Diplomacy Game 2022. Do đó, nhằm tạo điều kiện để các bạn sinh viên Quan hệ Quốc tế ở khu vực phía Nam có cơ hội tìm hiểu chi tiết về những thông tin liên quan đến bối cảnh cuộc thi, luật chơi, kỹ năng cần thiết, Khoa Quan hệ Quốc tế - UEF tổ chức buổi Kick-off Diplomacy Game 2022 vào lúc  18g00, Thứ Tư, ngày 31/08/2022 qua hình thức trực tuyến trên nền tảng Zoom.

 
Thành phần tham gia buổi chia sẻ gồm có: TS. Trần Thanh Huyền, Trưởng Khoa, Khoa Quan hệ Quốc tế UEF; TS. Đào Minh Hồng, Phó Trưởng Khoa - Khoa Quan hệ Quốc tế - UEF, Nguyên Trưởng Khoa, Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM; ThS. Nguyễn Phương Hà, Giảng viên, Khoa Quan hệ Quốc tế - UEF; cùng với hơn 80 bạn sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế của các Trường, Đơn vị Đào tạo Quan hệ Quốc tế ở khu vực phía Nam.
 
Nội dung buổi kick off gồm 04 phần chính:
Giới thiệu về BTC và Cuộc thi Diplomacy game (do TS. Trần Thanh Huyền chia sẻ)
Giới thiệu về Bối cảnh trò chơi:  Châu Âu năm 1901 (do TS. Đào Minh Hồng chia sẻ)
Kỹ năng và kiến thức cần có khi tham gia Diplomacy Game (do ThS. Nguyễn Phương Hà phụ trách)
 

Đầu tiêu, TS. Trần Thanh Huyền đã lý giải tại sao lại có buổi kick-off tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ nhất, sự quan tâm và yêu thích của sinh viên khu vực phía Nam đối với Ngành Quan hệ Quốc tế ngày càng tăng. Thứ hai, sân chơi kết nối các bạn trẻ ngành QHQT trên cả nước vẫn chưa nhiều. Thứ ba, sự thành công tiền đề của Diplomacy Game của những năm trước của Galileo Society, Học viện Ngoại giao đã giúp cho quy mô cuộc thi được mở rộng.
 

Cuộc thi sử dụng trò chơi có tên Diplomacy Game được phát triển và thiết kế bởi Allan B. Calhamer (1954) đặt sinh viên vào bối cảnh giả định ở châu Âu những năm đầu của thế kỉ 20, Diplomacy Game là trò chơi trí tuệ với sự tham gia của 7 đội chơi đại diện cho 7 cường quốc Anh, Áo - Hung, Pháp, Đức, Ý, Nga và Ottoman. Thành viên của mỗi đội chơi sẽ hình thành nên một nội các, nắm trong tay quyền kiểm soát quân đội của mình với mục tiêu giành quyền sở hữu các thành phố và trung tâm hậu cần (Supply center) của các quốc gia khác. Các nhà lãnh đạo sử dụng tài ngoại giao khéo léo của mình để xây dựng liên minh cùng với các quốc gia khác phục vụ cho lợi ích tối cao của quốc gia mình. Trò chơi được thiết kế để tập trung vào các kỹ năng tương tác giữa các cá nhân và mô phỏng quyết định chính sách trong các nội dung khác nhau. Không giống như các boardgame khác, Diplomacy có cách chơi đơn giản, hoàn toàn không có các yếu tố ngẫu nhiên, tất cả phụ thuộc vào tài ngoại giao của người chơi. Lấy bối cảnh châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ nhất, người chơi điều khiển một trong 7 cường quốc, di chuyển các quân đoàn và hạm đội để thống lĩnh châu lục. Mỗi người chơi chọn một trong 7 cường quốc: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Áo-Hung, Ottoman. Bản đồ được chia thành nhiều vùng đất và vùng biển. Một số vùng đất được đánh dấu bởi một chấm tròn, đó là các khu hậu cần (supply center). Kiểm soát thêm supply center cho phép người chơi xây dựng thêm quân đội. Nước nào kiểm soát 18 supply center coi như giành chiến thắng.
 
Tiếp theo đó, TS. Trần Thanh Huyền cung cấp thông tin về timeline cuộc thi

Quá trình mở đơn đăng ký thì các bạn sinh viên sẽ đăng ký theo đội, số lượng từ 3-5 thành viên/đội. Về nội dung đơn, bên cạnh thông tin cơ bản của các thành viên thì đơn cũng sẽ yêu cầu các bạn nêu hiểu biết của mình về luật chơi và bối cảnh của Diplomacy Game. Có thể giới thiệu về đội chơi của mình qua một video ngắn, điều này thì cũng sẽ là điểm cộng cho các đội trong quá trình chấm và lọc đơn.
 
Về hình thức thi, sử dụng trang web playdiplomacy.com. Các bạn có thể lên trang này chơi thử để làm quen trước. Galileo cũng sẽ hướng dẫn các bạn về phần mềm này trong các Workshop.
 
Song song với quá trình mở đơn, Galileo sẽ tiến hành 03 buổi workshop với từng nội dung cụ thể:



Cuộc thi sẽ diễn ra online với 03 hội nghị chính. Đàm phán online trong khoảng thời gian 2 tuần (mỗi turn kéo dài 12h). Bên cạnh chơi trên phần mềm thì Galileo cũng tổ chức 3 Hội nghị để 7 đội chơi chính thức có thể đàm phán với nhau, tăng sự giao lưu giữa các đội cũng như giúp các bạn có thêm kỹ năng đàm phán quốc tế. Tại hội nghị cuối cùng, các nước còn lại trên bản đồ sẽ quyết định kết quả cuối cùng của cuộc thi (thắng hoặc hòa).


Đặc biệt, Khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF) hân hạnh đồng hành cùng Galileo - Hội Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, Học viện Ngoại giao, trở thành đồng tổ chức Diplomacy Game 2022 do đó, ngày 15/10/2022 sẽ diễn ra buổi Evaluation Day tại Hội trường Liberty, cơ sở 141-145 Điện Biên Phủ vào lúc 8g30. Nội dung của buổi Evaluation Day gồm có:
Chia sẻ của các đội thi
Đánh giá về quá trình tham gia chơi của team
Những bài học thu được
Nhận xét từ Ban Cố vấn
BTC Công bố cơ cấu các giải thưởng
Tuyên bố bế mạc Diplomacy Game 2022
 
Phần thứ hai của buổi chia sẻ là phần cung cấp cho các bạn sinh viên hiểu rõ về bối cảnh trò chơi qua phần giới thiệu của TS. Đào Minh Hồng. Tại sao là bối cảnh châu Âu 1901?

Diplomacy Game được Calhamer tạo ra vào năm 1954 và phát hành thương mại ở Hoa Kỳ vào năm 1959. Trò chơi này dựa trên những kiến thức cơ bản về Quan hệ Quốc tế, và tập trung vào 03 động từ: Đàm phán, Chiến lược, Lật lọng.

Trò chơi tập trung vào sự xung đột của các cường quốc cuối thế kỷ 19. Lý do 07 quốc gia này là cường quốc vì ở thời điểm đó, các quốc gia này có đường biên giới tương đối ổn định đồng thời có nhiều dân tộc trong lãnh thổ của mình. Xung đột này đã được cô Hồng giới thiệu rõ nét thông qua những cuộc chiến trong lịch sử như Chiến tranh Nga-Ottoman (1851-1853) với tham vọng chiếm đóng đế quốc Ottoman của Nga, hay việc Nga với chiến lược đại Slavor đã tiến hành gây hấn với đế quốc Áo-Hung. Qua đó, cô Hồng đã chỉ ra rằng giữa Áo Hung-Ottoman có khả năng liên kết, Nga-Ottoman-Áo Hung thì khó hình thành liên minh. Với Đức, câu hỏi đặt ra là liệu cần liên minh hay không cần liên mình? Một đặc điểm quan trọng trong chiếc lược ngoại giao của Đức là sử dụng lobby (vận động hành lang) nhiều. Bên cạnh đó, nước Đức là quốc gia thừa hưởng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần 2, mạnh về lục quân, vũ khí hạng nặng.


Với Anh - cường quốc trên biển, chiến tranh Krym đã khiến Anh mất lòng tin với liên minh ngũ cực (mất niềm tin với Pháp, Hoa Kỳ). Cuối cùng, về nước Ý, quốc gia này chia rẻ từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19 thành 3 phần: phần thứ nhất là các thành thị độc lập; Trung Ý chịu ảnh hưởng của Vatican, miền Nam Ý là vương quốc nhỏ theo đạo Chính Thống. Mặt khác, trật tự Ngũ Cực thế kỷ XIX, trật tự Lưỡng cực thế kỷ XIX, Hội nghị Berlin 1878 cũng được TS. Đào Minh Hồng nhắc đến như một minh chứng lịch sử ảnh hưởng đến quyết định liên minh của 7 cường quốc trong trò chơi.

Tóm tắt lại những ý chính về bối cảnh trò chơi, cô Hồng đã nhấn mạnh:
Châu Âu đầu thế kỷ XX đạt  đỉnh cao về phát triển công nghệ.
Chiến tranh được xem là công cụ thực thi quyền lực của các quốc gia.
Thông tin liên lạc đi cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc.
Sự mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa dân tộc.
Khái niệm Hòa bình chỉ mang lại lợi ích về thương mại cho các quốc gia.


Như vậy, châu Âu đầu thế kỷ XX là trò chơi liên minh giữa các cường quốc - với tính chất thực dụng, tàn nhẫn. Từ đó, những vấn đề chính mà châu Âu cần phải giải quyết là: phân chia, phân định lại lãnh thổ và thuộc địa của các quốc gia châu Âu.
Theo cô Huyền, việc hiểu bối cảnh lịch sử của trò chơi sẽ góp phần giúp sinh viên hiểu được hành động, quyết định của các quốc gia.

Phần tiếp theo là chia sẻ kỹ năng cần thiết khi tham gia vào Diplomacy Game. Xét về bản chất, ThS. Nguyễn Phương Hà nhấn mạnh rằng các bạn sinh viên hãy xem đây là một trò chơi (Game) - có yếu tố vui vẻ và sự giải trí. Với một tâm thế sẵn sàng, hết mình, nhập vai vào trò chơi. Game này mang tính chiến thuật, rèn tư duy phản biện, chiến lược với những kết quả không thể định đoán trước được. Những kỹ năng quan trọng là giao tiếp, đọc bản đồ, biểu đạt cảm xúc. Đây là kỹ năng tiềm ẩn trong trong sinh viên và Diplomacy Game sẽ là cơ hội để các bạn bộc lộ những kỹ năng này. Về mặt đạo đức, sinh viên tham gia trò chơi hình thành nghệ thuật “kết bạn”, hay “hoa hậu thân thiện” để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như quan hệ ngoại giao. Do đó, thông qua trò chơi, các bạn sinh viên sẽ rèn luyện kỹ năng và mở rộng kết nối với các bạn sinh viên Quan hệ Quốc tế trên toàn quốc.

Buổi kick-off còn nhận được chia sẻ từ các bạn sinh viên đã từng tham gia Diplomacy game, cụ thể như: “trò chơi giải thích được chủ nghĩa hiện thực trong Quan hệ Quốc tế, bổ trợ kiến thức lịch sử cho các bạn sinh viên”; “các bạn nên thử tham gia để có được những kỷ niệm đẹp, trải nghiệm thú vị”

Tổng kết lại phần của các diễn giả, cô Huyền nhấn mạnh sự ứng biến của các diễn giả để không chỉ chứng minh tầm quan trọng của Quan hệ Quốc tế mà còn là kết quả của sự rèn luyện thông qua cọ sát thực tế - mà Diplomacy Game là một trong những sân chơi bổ ích đó. Buổi kick-off Diplomacy Game 2022 đã kết thúc thành công tốt đẹp với những chia sẻ cực kỳ bổ ích, chi tiết, hy vọng rằng Diplomacy game 2022 sẽ nhận được nhiều đơn đăng ký của các bạn sinh viên.
Tin bài, Hình ảnh: Khoa Quan hệ Quốc tế
 
TIN LIÊN QUAN