Hoạt động sinh viên

Xã hội siêu thông minh 5.0: GenZ đã sẵn sàng nhâp cuộc

26/05/2023
Trên nền tảng của công nghiệp 4.0 và những thành tựu quản lý hiện đại, các nước phát triển đang tiên phong xây dựng một mô hình xã hội “siêu thông minh” và “siêu hiệu quả” với tên gọi “xã hội 5.0”. Kỷ nguyên 5.0 là điều sẽ diễn ra và với thời gian được dự kiến rất gần: 2035 hoặc sớm hơn. Đây là thời kỳ được kỳ vọng sẽ tạo ra một xã hội thông minh, dựa trên công nghệ để đặt con người làm trung tâm. Trước xu hướng hiện đại này, GenZ liệu đã thấu hiểu và sẵn sàng nhập cuộc để trở thành nguồn lực chủ chốt cho kỷ nguyên số?
Cách mạng công nghiệp 5.0, đã, đang và trở nên rất gần?
Con người đã mất hàng thế kỷ để khởi đầu với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ nhất, lần thứ 2 và thứ 3 xảy ra sau mỗi gần 100 năm nhưng chỉ mất khoảng 40 năm để bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 sẽ xảy ra trong tương lai gần hơn nữa khi sự ra đời của Chat GPT khuấy đảo thế giới thời gian qua như một báo hiệu của sự bắt đầu.
Xã hội 5.0 là đỉnh cao của những thời kỳ: Xã hội 1.0 - thời kỳ nguyên thủy săn bắn hái lượm; xã hội 2.0 - xã hội nông nghiệp; xã hội 3.0 - xã hội công nghiệp; xã hội 4.0 - xã hội thông tin. Xã hội 5.0, còn được gọi là xã hội siêu thông minh, tạo ra một hệ thống kinh tế xã hội toàn diện, bền vững, được các yếu tố công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ như phân tích dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa (robot) và IoT (internet vạn vật).
Sự tiến hoá của xã hội loài người từ xã hội 1.0 đến xã hội siêu thông minh 5.0 (nguồn: Terra Motors)
Trước đây, trong xã hội 4.0, dữ liệu được thu thập về sẽ do con người phân tích. Còn trong xã hội 5.0, con người, vạn vật và các hệ thống được kết nối với nhau tại không gian ảo, siêu thông minh. Như vậy, sự chuyển đổi sang xã hội 5.0 được coi là tương tự cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó cả hai khái niệm đều đề cập đến sự thay đổi cơ bản hiện tại của kinh tế thế giới theo một mô hình mới. Tuy nhiên, xã hội 5.0 sẽ là một sự thay đổi hoàn toàn cách sống của con người. Được định nghĩa là một xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa tiến độ kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội bằng một hệ thống tích hợp cao giữa không gian mạng và không gian vật lý. Mục tiêu nhằm giảm bớt sự chú trọng vào công nghệ, tập trung nâng cao tương tác giữa con người và máy móc. Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa tính sáng tạo không có giới hạn của con người với mức độ chính xác tuyệt đối của máy móc để tạo một xã hội siêu thông minh.

Lợi ích của cuộc Cách mạng Công nghiệp 5.0 dự kiến mang lại
Tối ưu hóa chi phí
Thời đại 5.0 cho phép các hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả và linh hoạt hơn, giảm thiểu những sai sót và hạn chế về mặt địa lý, tối ưu chi phí vận hành và nguyên vật liệu, giúp cải thiện hoạt động hiệu suất của máy móc thiết bị và nguồn lực lao động.
Cá nhân hóa sáng tạo
Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại 5.0, chúng ta có thể tận dụng tiềm năng của công nghệ để phát triển với mục đích cá nhân hóa. Trong thời kỳ Công Nghiệp 4.0 cho phép người lao động giải phóng bản thân khỏi một số công việc lặp đi lặp lại, từ đó tập trung vào các chiến lược khác, áp dụng khả năng sáng tạo của họ.
Thân thiện với môi trường
Theo Ủy ban Châu Âu, mục tiêu chính của công nghiệp 5.0 là tính bền vững, lấy con người làm trung tâm và khả năng chống chịu. Từ đó dẫn tới sự ra đời của các chính sách bền vững, như việc giảm thiểu chất thải và việc quản lý trở thành những quy trình thiết yếu, đồng thời làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
17 mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc
Biến động thị trường lao động thời kì xã hội 5.0
Nếu như trước đây thời đại 4.0, dữ liệu được thu thập sẽ do con người phân tích. Còn đối với công nghệ 5.0 sắp tới đây, con người, vạn vật, các hệ thống được kết nối với nhau tại không gian ảo, siêu thông minh nhờ vào các yếu tố kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa (Robot), IoT (Internet vạn vật), phân tích dữ liệu lớn (Big Data). Cách mạng công nghiệp 5.0 không chỉ chứng kiến sự lên ngôi của những công nghệ đỉnh cao mà còn đặt tầm quan trọng của trí thông minh con người, hiểu và biết ứng dụng các công nghệ hơn bao giờ hết.
Công nghiệp 5.0 nhằm hỗ trợ không thay thế con người
Với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng công nghiệp, Robot và trí tuệ nhân tạo dần thay thế vị trí con người trong nhà máy, điều đó cho thấy con người đang phải cạnh tranh trong một số công việc. Mặc dù robot nhất quán nhiều hơn so với con người và chúng làm việc chính xác hơn, nhưng khả năng thích ứng và tính linh hoạt cũng như tư duy không thể vượt qua các khối óc của con người. Theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Review, có khoảng 20% - 80% công việc có thể thay thế bằng máy móc, nhưng không có công việc nào có thể tự động hóa 100%. Do đó với sự phát triển trong tương lai, Robot sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người.
Trong thời đại công nghiệp 5.0, con người sẽ đảm nhiệm các vị trí lao động mang lại giá trị lao động gia tăng dựa trên sáng tạo và trong công việc quản lý các hệ thống Robot trong dây chuyền sản xuất với sự hỗ trợ của các Cobot trong công cuộc chuyển đổi số.
Sự cân bằng giữa hiệu quả và năng suất
Kết nối các máy móc, quy trình và hệ thống để tối ưu hóa hiệu suất nhà máy đó là mục tiêu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Nhưng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 5.0 sẽ là sự phát triển trong tư duy nền sản xuất, khi mà mỗi nhà máy không chỉ tối ưu năng suất mà còn tạo ra hiệu quả cao. Do đó để đạt được mục tiêu như vậy, đòi hỏi sự tinh chỉnh các tương tác giữa con người và máy móc.
Các công nhân ở trong tương lai là những người mang lại giá trị tăng cao trong sản phẩm. Do đó đòi hỏi họ phải có kiến thức chuyên môn, năng lực công việc, sáng tạo,.. Bởi vì đối với những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại hay những công việc nguy hiểm, Robot & Cobot sẽ thay thế con người làm những công việc đó.
Có thể thấy, yêu cầu nhân lực trong tương lai sẽ được nâng lên một tầm cao mới, đó là những nhân sự phải thực sự hiểu nghiệp vụ và hiểu công nghệ có khả năng hỗ trợ nghiệp vụ của họ như thế nào. Nếu không chấp nhận sự thật này, chắc chắn nhân sự sẽ có nguy cơ bị tụt hậu hoặc thậm chí bị đào thải. Và chắc chắn rằng, Gen Z sẽ chính là thế hệ nhân lực của kỷ nguyên 5.0 sắp tới. Được mệnh danh là “thế hệ kết nối”, Gen Z sinh ra và lớn lên trong môi trường công nghệ với khả năng kết nối thường xuyên (qua sử dụng Internet, công cụ giao tiếp qua mạng), công nghệ trở thành “vật bất ly thân” và niềm yêu thích không thể thiếu. Thay vì phụ thuộc công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ sẽ chính là năng lực cần thiết cho thế hệ này khi gia nhập vào thời kỳ lao động 5.0 sắp tới.

Trang bị kiến thức Đa ngành, Liên ngành ngay từ hôm nay
Thực tiễn công việc mới yêu cầu người lao động tương lai cần hiểu sâu những kiến thức nghiệp vụ và biết rộng những kiến thức liên đới, được biết đến với thuật ngữ đa ngành, liên ngành và xuyên ngành trong thời gian gần đây.
Tiếp cận đa ngành, liên ngành trong quá trình học tập, nghiên cứu trang bị kiến thức có thể hiểu theo 2 góc độ: lĩnh vực chuyên môn trong mối quan hệ, tương tác với các lĩnh vực khác; Hoặc Tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nội tại lĩnh vực đó. Hay nói cách khác liên ngành là những ngành nghề sẽ tích hợp kiến thức kỹ năng từ những ngành nghề khác nhau. Đào tạo chuyên ngành có những lợi thế nhất định, nhưng trong kỷ nguyên nhân lực số với trí tuệ nhân tạo và vạn vật kết nối tự động, liên/xuyên ngành có những ưu thế nổi bật hơn. Trong thời kỳ 5.0, tiếp cận và xây dựng kiến thức chuyên môn theo hướng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, đặc biệt là mối tương quan của một lĩnh vực với công nghệ chính là nền tảng cho “năng lực làm chủ công nghệ”.
Hiểu xu thế thời đại, chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng, liên tục đón nhận và học tập kiến thức mới về công nghệ sẽ chính là tố chất quan trọng của thế hệ nhân lực dẫn đầu kỉ nguyên 5.0 – kỷ nguyên siêu thông minh.
Ngành học xu hướng, đón đầu kỷ nguyên số:
“Vai trò chủ đạo của công nghệ kết nối kỹ thuật số đang gây ra sự thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Nhu cầu về nhân lực trong nền công nghiệp tương lai đã thay đổi, máy móc trong nhà máy cần người làm việc có những kỹ năng mới để vận hành. Đó là “lao động tri thức”. Có cầu ắt có cung và xu hướng đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực công nghệ và số hóa ngày càng cao.
 
Đáp ứng xu thế xã hội theo hướng phát triển thời chuyển đổi số, hiện tại, Khoa Công nghệ thông tin UEF đang đào tạo 04 ngành học xu hướng:
- Công nghệ thông tin
- Thương mại điện tử
- Khoa học dữ liệu
- Thiết kế đồ hoạ
Đặc biệt, sinh viên theo học 04 ngành học xu hướng này tại UEF được nhận học bổng do doanh nghiệp tài trợ tương đương 30% học phí trong toàn khóa học. (Áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2023 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
Liên hệ để được tư vấn về ngành nghề:
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
141 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
* ĐT: (028) 5422 5555 - Hotline: 094 998 1717, 091 648 1080 * Website: www.uef.edu.vn
* Email: tuyensinh@uef.edu.vn

Và vẫn còn nhiều điều bất ngờ dành cho 2k5 tại UEF trong mùa tuyển sinh Đại học chính quy 2023. Hãy cùng FIT UEF khám phá nhé! 
TIN LIÊN QUAN