Tin tức sự kiện

Vì sao sinh viên Việt “phát sốt” với Ngành Quản lý Khách sạn, Du lịch & Sự kiện

20/08/2018

Theo Jobstreet, lĩnh vực Khách sạn, Du lịch & Sự kiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ với 90% các công ty có nhu cầu tuyển dụng rất cao đặc biệt tại các thành phố lớn.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, tốc độ tăng trưởng chung hàng năm ngành Dịch vụ trên toàn châu Á được dự đoán đạt mức kỷ lục là 7% trong giai đoạn 2012-2016 và Việt Nam đang dẫn đầu với mức tăng trưởng lên tới 15%. Năm nay, nhu cầu lao động trong nước tại ngành này là khoảng 620.000 người. Lý do là vì chúng ta có nguồn lao động dồi dào nhưng lại thiếu hụt nhân sự có năng lực là vì những sinh viên được đào tạo trong nước còn nặng về lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và còn nhiều hạn chế trong giao tiếp ngoại ngữ.

Tại Úc (Australia), chính sách mới về quy trình xét duyệt Visa du học Úc được gọi là SSVF (Simplified Student Visa Framework – Cơ cấu đơn giản hóa qui trình xét duyệt visa sinh viên) và cơ hội ở lại làm việc 2 năm sau khi tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn là cơ hội tuyệt vời cho các sinh viên quốc tế có nguyện vọng muốn ở lại Úc làm việc hoặc định cư.

Tại Châu Âu đặc biệt là Thụy Sỹ, đất nước được biết đến như cái nôi đào tạo chuyên ngành Quản lý Khách sạn & Dịch vụ cao cấp nhu cầu nhân sự và cơ hội việc làm cũng đang tăng trưởng chóng mặt khi mà giới thượng lưu trên thế giới luôn tìm kiếm những dịch vụ hoàn hảo nhất trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Cũng theo Jobstreet, hàng loạt các thương hiệu trong và ngoài nước có nhu cầu mở rộng thị trường tại Việt Nam trong thời gian gần đây, từ hệ thống khách sạn Vinpearl, Marriot, Accor, Hilton cho đến những thương hiệu thời trang cao cấp như Hermes, Versace, Salvatore Ferragamo hay đồng hồ Rolex, Cartier hoặc Rolls-Royce, Bentley ở lĩnh vực xe hơi và không thể không kể đến hàng loạt chuỗi thương hiệu về ẩm thực như Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf hay gần đây nhất là thương hiệu nổi tiếng McDonald’s

Theo nhận định của Ông Nguyễn Hồng Thanh – (Đồng sáng lập Trung tâm G’Connect Hospitality Education): “Không quá khó để thấy được tiềm năng của Việt Nam qua những động tác của Chính phủ nhằm định hướng “Công nghiệp không khói” là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Với đà tăng trưởng cả về số lượng và quy mô của các Tập đoàn, Công ty đa quốc gia cùng hệ thống Khách sạn & Khu nghỉ dưỡng hiện nay, có thể thấy nguồn nhân lực cho ngành này đang được săn lùng ráo riết mở ra hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho thế hệ sinh viên kế tiếp!

Để làm việc trong lĩnh vực này bạn cần sự yêu thích! Đây không phải là dạng công việc đóng khung trong một khuôn mẫu. Bạn sẽ có được quan điểm và tầm nhìn của một doanh nhân. Có nhiều sinh viên của chúng tôi rất hào hứng với việc khởi nghiệp và phát triển mô hình kinh doanh của riêng mình hoặc tiếp quản kinh doanh của gia đình. Do vậy, các em cần có sự nhạy bén cũng như tính cạnh tranh cao trong kinh doanh. Những em thích làm việc trong các Công ty đa quốc gia cần thiết phải có một tinh thần doanh nhân như vậy, không chỉ là những kỹ năng và kiến thức về điều hành kinh doanh, mà còn về quản lý tài chính, truyền thông, tiếp thị, quảng bá, nhân lực. Ngoài ra, bạn phải là người hiện đại, có hiểu biết công nghệ, và dĩ nhiên biết cách thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng”

Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch cũng cho biết số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ của nhu cầu, trong đó chỉ có 12% đạt trình độ Cao đẳng / Đại học trở lên. Nguyên nhân lớn nhất là nguồn nhân lực hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại ngữ và bằng cấp chuyên môn. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa cung và cầu, đặc biệt là nguồn cung ứng lao động chất lượng cao, khiến cho công tác tuyển dụng của giới nhân sự ngành này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trích nguồn G’Connect Hospitality Education 2016

TIN LIÊN QUAN