Tin tức sự kiện

Khoa Kinh tế tổ chức Hội đồng rà soát CĐR và CTĐT ngành Kinh doanh quốc tế, Logistics và Bất động sản

12/04/2022
Sáng ngày 09/04/2022, Khoa Kinh Tế tổ chức thành công hội đồng thẩm định chuẩn đầu ra (CĐR) và chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kinh doanh quốc tế (KDQT), ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, ngành Bất Động Sản (BĐS) nhằm chuẩn bị cho năm học 2022 - 2026.

Khai mạc các hội đồng thẩm định, TS. Nhan Cẩm Trí – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM (UEF) kiêm Trưởng Khoa Kinh Tế đã có phát biểu khai mạc và trao tặng thư cảm ơn đến các thành viên vì đã dành thời gian tham dự Hội đồng nhằm giúp cải tiến và cập nhật nội dung Chương trình đào tạo các ngành theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội.



TS. Nguyễn Anh Duy, Trưởng ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học UEF trình bày tại Hội đồng rà soát CĐR và CTĐT ngành KDQT
 Tham gia hội đồng  soát CĐR và CTĐT ngành KDQT, gồm có TS. Nguyễn Anh Duy, Trưởng ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học UEF - vai trò Chủ tịch; TS. Nguyễn Thành Lân, Giảng viên, Trường Đại học ngoại thương TP. HCM - Ủy viên Phản biện 1; TS. Trần Thị Trang, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - Ủy viên Phản biện 2; ThS. Đặng Lợi Hoan, Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch, Điều hành Việt Nam và Campuchia LF Logistics – A Li & Fung Company - Ủy viên; TS. Nguyễn Tiến Thành, Trưởng ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - Ủy viên Thư ký. CTĐT ngành KDQT khoá 2022 – 2026 có thực hiện chỉnh sửa và cải tiến một số nội dung như bổ sung học phần Thủ tục hải quan; bổ sung nhóm các học phần tự chọn tự do để giúp cá nhân hóa người học; học phần Đầu tư quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ chuyển sang giảng dạy bằng tiếng Việt; học phần Quản trị chiến lược từ giảng dạy bằng tiếng Việt sẽ chuyển sang tiếng Anh; học phần Quản trị đa văn hoá và Quản trị thu mua toàn cầu tiếp tục duy trì trong CTĐT ngành KDQT khoá 2022…. Phần lớn các thành viên đều đồng ý các nội dung cập nhật/cải tiến trong CTĐT ngành KDQT và đề xuất một số nội dung góp ý giúp CTĐT ngày càng hoàn thiện hơn. 


Các thành viên tham gia Hội đồng rà soát CĐR & CTĐT ngành Kinh doanh quốc tế



Các thành viên thảo luận tại Hội đồng ngành 
Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
 Về phía hội đồng rà soát CĐR và CTĐT ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có sự tham dự của ThS. Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng - giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng; TS. Trương Quang Ái, CEO, Công ty TNHH FARMACARE - Ủy viên phản biện 1; ThS. Lê Thị Thanh Ngân, Giảng viên, Bộ môn Kinh doanh và Thương mại quốc tế, Tổ Logistics & SCM, Trường Đại học Ngoại Thương - Ủy viên phản biện 2; ThS. Nguyễn Thanh Nhã, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân Cảng - Ủy viên và ThS. Nguyễn Hoàng Huy, Giảng viên Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Quốc tế TP. HCM - Ủy viên Thư ký. Tại buổi thẩm định, ThS. Đỗ Thị Thu Hà đã giới thiệu chi tiết về CTĐT ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng tại Trường UEF. Qua đó, CTĐT ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng Khoá 2022 tại UEF cũng được đối sánh với một số trường đại học nước ngoài như Trường Đại học Cardiff, Anh Quốc; Trường Đại học Aston, Anh Quốc… Theo ThS. Đỗ Thị Thu Hà, CTĐT ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng dành cho Khóa 2022 sẽ có một số cải tiến và cập nhật liên quan đến chuẩn đầu ra; bổ sung các kiến thức liên ngành dành cho nhóm học phần tự chọn tự do theo định hướng cá nhân hóa được trải nghiệm học tập của người học; đa dạng thêm vị trí việc làm mà người học có thể làm được sau khi tốt nghiệp như Chuyên viên tư vấn làm việc trong các Bộ, Ban, Ngành của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Logistics và Chuỗi cung ứng. Về cấu trúc CTĐT, ngành Logistics cũng có một số điều chỉnh mới như bổ sung thêm học phần Quản trị tài chính, thay đổi ngôn ngữ giảng dạy của một số môn chuyên ngành như Vận tải bảo hiểm từ tiếng Việt sang tiếng Anh, môn Đầu tư quốc tế từ tiếng Anh sang tiếng Việt… Nhìn chung, Hội đồng thẩm định nhận xét CTĐT ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ phù hợp với nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp.

TS. Phạm Quốc Hải, Trưởng ngành Bất Động Sản trình bày tại Hội đồng

TS. Nhan Cẩm Trí, Phó Hiệu trưởng Trường UEF trao thư cám ơn cho các thành viên tham gia
Hội đồng rà soát CĐR và CTĐT ngành Bất động sản


Các thành viên Hội đồng ngành Bất động sản chụp hình lưu niệm
Tham dự hội đồng rà soát CĐR và CTĐT ngành Bất Động Sản, gồm có TS. Phạm Quốc Hải, Trưởng ngành Bất Động Sản giữ vai trò Chủ tịch Hội đồngTS. Lê Tấn Phước, Giảng viên Đại học Kinh tế TP. HCM – Ủy viên Phản biện 1; ThS. Nguyễn Văn Hùng, CEO Công ty Golden Land – Ủy viên Phản biện 2; ThS. Nguyễn Tiến Dũng, CEO Công ty Savista, Nguyên Trưởng ngành Bất Động Sản, Trường Đại học Tài chính Marketing TP.HCM – Ủy viên Thư ký; Ông Nguyễn Huỳnh Đức Khoa, CEO Công ty Linghome & SMEs - Ủy viên. Tại phiên làm việc, TS. Phạm Quốc Hải, Trưởng ngành Bất Động Sản, Chủ tịch hội đồng đã có lời phát biểu, giới thiệu hội đồng và công bố quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. TS. Phạm Quốc Hải đã giới thiệu chi tiết về chương trình đào tạo ngành Bất Động Sảntại Trường Đại học UEF; đối sánh với các trường đại học trong và ngoài nước để làm nổi bật những điểm khác biệt và phù hợp của CTĐT ngành BĐS đối với xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu học tập của sinh viên tại trường UEF. Theo TS. Phạm Quốc Hải, CTĐT ngành BĐS năm học 2022 - 2026 được giữ nguyên cơ cấu CTĐT với tổng số 132 tín chỉ trong đó có 12 môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Trong đó, CTĐT bổ sung khối kiến thức tự chọn nhằm giúp sinh viên mở rộng kiến thức một cách toàn diện và giúp sinh viên chủ động lựa chọn kiến thức phù hợp hỗ trợ nâng cao năng lực sinh viên.

Sau phần trình bày CTĐT, các thành viên trong Hội đồng thẩm định đã dành thời gian nhận xét và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo. Nhìn chung, Hội đồng thẩm định nhận xét CTĐT ngành BĐS được xây dựng phù hợp với nhu cầu của xã hội và nội dung chương trình đào tạo có đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn. Trong đó, hội đồng góp ý về việc xem xét xây dựng thêm 4 chuyên ngành hẹp dành cho ngành BĐS bao gồm (i) chuyên ngành Phát triển dự án (quy hoạch đầu tư, xây dựng và pháp lý), (ii) chuyên ngành Quản trị dự án (phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư BĐS), (iii) chuyên ngành Sales - Marketing (bán hàng, môi giới BĐS), (iv) Quản trị khai thác BĐS. 
Nhìn chung, các Hội đồng thẩm định đều đánh giá cao chương trình đào tạo các ngành Khoa Kinh tế quản lý,khi nội dung CTĐT có sự kết hợp giữa kiến thức thực tế và lý thuyết; các môn học trong CTĐT  lồng ghép các chương trình tham quan doanh nghiệp, báo cáo chuyên đề với sự tham gia của các diễn giả giàu kinh nghiệm đến từ doanh nghiệp. 

Kết thúc phiên làm việc, thay mặt phía Nhà trường, các Thầy/Cô Trưởng ngành đã gửi lời cám ơn đến Hội đồng thẩm định và ghi nhận những ý kiến đóng góp từ Hội đồng. Dựa trên những nhận xét từ các thành viên trong Hội đồng, Tổ rà soát sẽ căn cứ vào những ý kiến đóng góp và tình hình chung của Nhà trường để có sự điều chỉnh phù hợp và tiến đến việc áp dụng trong năm học 2022 – 2026. 
            Nguồn: K. KT
TIN LIÊN QUAN