Tin tức sự kiện

Khoa Kinh Tế tổ chức Hội đồng Thẩm định mở ngành Kinh tế quốc tế

26/03/2022
Với vai trò là một ngành khoa học nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, ngành Kinh tế quốc tế đã thể hiện tầm quan trọng của mình trong việc phát huy tối đa nội lực, thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa và đầu tư quốc tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới trong bối cảnh nền công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo ra cả thời cơ và thách thức cho mọi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tếDo vậy, để bắt kịp với xu hướng và đáp ứng nhu cầu xã hộiTrường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM (UEF) đã mở ngành Kinh tế quốc tế (KTQT) bậc Cử nhân với mã ngành 7310106 thuộc Khoa Kinh tế quản lý.

TS. Hồ Viễn Phương - Phó Hiệu trưởng Nhà trường giới thiệu khai mạc phiên làm việc
Sau quá trình thực hiện soạn thảo đề án mở ngành Kinh tế quốc tế, chiều ngày 25/03/2022, Khoa Kinh Tế đã tổ chức hội đồng thẩm định về chương trình đào tạo và các điều kiện điện đáp ứng chuẩn đầu ra ngành Kinh tế quốc tế (KTQT)Tham dự hội đồng thẩm định, về phía nhà trường, gồm có TS. Hồ Viễn Phương, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nhan Cẩm Trí, Phó Hiệu Trưởng Nhà Trường kiêm Trưởng Khoa Kinh tế; ThS. Lê Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo; ThS. Tăng Mỹ Hà, Phó Trưởng Khoa Kinh tếGS.TS. Hoàng Thị Chỉnh, Thành viên Tổ soạn thảo Chương trình đào tạo ngành KTQT, Giảng viên Khoa Kinh Tế; ThS. Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng và ThS. Nguyễn Lê Đông Xuân, Tổ trưởng tổ soạn thảo Chương trình đào tạo ngành KTQT, Giảng viên Khoa Kinh Tế.
Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo ngành KTQT có sự tham dự của PGS. TS Nguyễn Phú Tụ, Trưởng Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM giữ vai trò Chủ tịch Hội đồngTS. Nguyễn Hoàng Lê, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM – Phản biện 1TS. Đậu Thị Mai Liên, Giảng viên, Khoa Kinh tế học quản trị và Khoa quản trị kinh doanh, kinh tế học Martin de Tours, Trường Đại học Assumption, Thái Lan – Phản biện 2; TS. Trương Quang ÁiCEO Công ty TNHH FARMACARE - Uỷ viên và TS. Trần Thị TrangTrưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - Uỷ viên, Thư ký.

Thạc sĩ Nguyễn Lê Đông Xuân trình bày về chương trình đào tạo ngành KTQT
Tại buổi làm việc, ThS. Nguyễn Lê Đông Xuân đã đại diện tổ soạn thảo Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành KTQT giới thiệu sơ lược về Trường UEF, trình bày về lý do mở ngành; năng lực của cơ sở đào tạo về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị, thư viên, giáo trình học liệu,…; mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình và các môn học được giảng dạy trong Chương trình; đối sánh CTĐT ngành KTQT của một số trường đại học trong và ngoài nước.

Hình ảnh HĐTD góp ý về chương trình đào tạo ngành KTQT





Hình ảnh Khoa Kinh Tế phản biện về chương trình đào tạo ngành KTQT
Sau phần trình bày về đề án mở ngành KTQT, các thành viên trong Hội đồng thẩm định đã dành thời gian nhận xét và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo. Nhìn chung, Hội đồng thẩm định nhận xét việc mở ngành là phù hợp với nhu cầu của xã hội và nội dung chương trình đào tạo có đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên mônNăng lực của Trường UEF đáp ứng đủ các điều kiện về đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất và trang thiết bị; thư viện; sách giáo trình phục vụ cho hoạt động học tập của sinh viên. Chương trình đào tạo đã tham khảo, thực hiện đối sánh với các chương trình đào tạo của các trường đại học trong và ngoài nước. Không những thế, nội dung chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế của Trường UEF đã kế thừa một số môn học truyền thống và đặc trưng cho ngành Kinh tế quốc tế; đồng thời, bổ sung một số môn học mới nhằm tạo tính mới/điểm khác biệt cho CTĐT. Hội đồng thẩm định cũng đã đưa ra những nhận xét và gợi ý sát thực về việc sắp xếp các môn học, đề xuất bổ sung và thay đổi vị trí các môn học trong kế hoạch giảng dạy dự kiến giúp hoàn thiện nội dung CTĐT.

Kết thúc phiên làm việc, thay mặt phía Nhà trường, TSNhan Cẩm Trí – Phó Hiệu trưởng Nhà trường kiêm Trưởng Khoa Kinh tế đã gửi lời cám ơn đến Hội đồng thẩm định và ghi nhận những lời góp ý từ Hội đồng. Sau những đánh giá của Hội đồng, Tổ soạn thảo CTĐT sẽ căn cứ vào những ý kiến đóng góp và tình hình chung của Nhà trường để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mở ngành Kinh tế quốc tế chính thức trong thời gian tới.
 K.KT
 


 
TIN LIÊN QUAN