Tin tức sự kiện

Nhịp cầu Anh ngữ giữa hai trường đại học Việt Nam và Mã Lai

12/06/2023
Thứ Bảy ngày 10/06/2023 vừa qua, Khoa tiếng Anh Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) cùng Viện nghiên cứu ngôn ngữ Trường Đại học Công nghệ Mara (UiTM) đã tổ chức thành công tốt đẹp International English Programme trực tuyến với nhiều nội dung thú vị. Được biết, đây là một chương trình do cả đại diện từ phía hai trường đồng thực hiện, góp phần nâng cao tính quốc tế, cũng như giao lưu học thuật giữa sinh viên hai nước.

Chương trình của buổi hội thảo (tính theo múi giờ GMT+7 cho Việt Nam và GMT+8 cho Mã Lai)
Trong bài phát biểu mở đầu, đại diện lãnh đạo của Khoa tiếng Anh phía UEF và Viện Ngôn ngữ Trường UiTM đều đánh giá cao các hoạt động giao lưu học thuật dành cho giảng viên và sinh viên giữa hai đơn vị nhằm tăng cường tính hợp tác và giao lưu quốc tế. Đây sẽ là bước đệm để giảng viên, sinh viên có nhiều hoạt động thú vị và mang ý nghĩa thiết thực, đẩy mạnh phong trào học tập và sử dụng tiếng Anh thường xuyên dành cho sinh viên học tập tại UEF.
Giao diện buổi hội thảo trực tuyến, được tổ chức qua ứng dụng MS Teams
Mở đầu chương trình là bài keynote speech của Phó giáo sư Tiến sĩ Soo Kum Yoke phía UiTM. PGS. Yoke cha sẻ tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, các học liệu và phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, tận dụng các môi trường học tập và thực hành khác nhau.

Thông tin bài chia sẻ khoa học của Phó giáo sư Tiến sĩ Soo Kum Yoke
Tiếp đến, để tạo cơ hội cho sinh viên hai trường trau dồi ngoại ngữ, đồng thời tìm hiểu về văn hóa – xã hội hai quốc gia, các hoạt động Anh ngữ liên tục được các giảng viên và điều phối viên góp mặt trong chương trình hướng dẫn thực hiện.


Các hoạt động liên quan tới Anh ngữ liên tiếp được triển khai trong buổi hội thảo
Đầu giờ chiều, đại diện phía UEF, Tiến sỹ Dương Mỹ Thẩm, Phó Khoa Tiếng Anh, đã có bài báo cáo khoa học gửi đến hội thảo. Trong bài báo cáo, Tiến sỹ Thẩm đề cao phương pháp cải tiến học tập từ các vấn đề có sẵn – PBL (problem-based learning). Sau đó, Tiến sỹ cũng đề xuất một số hướng tiếp cận cho PBL, điển hình như công thức 4C – communication (giao tiếp), collaboration (hợp tác), critical thinking (tư duy), cùng creativity (sáng tạo).

Bài báo cáo của Tiến sỹ Thẩm tạo nhiều hứng thú và khuyến khích người tham gia tương tác
Hoạt động Anh ngữ thứ ba trong khuôn khổ buổi hội thảo, cũng do đại diện UEF là thầy Nguyễn Duy Khôi phụ trách. Với tính sáng tạo và phá cách đặc trưng, thay vì nhấn mạnh vào nội hàm học thuật, thầy Khôi đã ‘rẽ hướng’ qua tìm hiểu về văn hóa – lối sống của đất nước – con người Việt Nam – Mã Lai, nhưng vẫn khéo léo lồng ghép một số yêu cầu về tiếng Anh, như thì bị động (passive voice), thể câu điều kiện (conditionals), v.v.


Hoạt động Anh ngữ có sử dụng công nghệ giáo dục như Quizzizz, MentiMeter, v.v.
Chương trình hội thảo kết thúc tốt đẹp với nhiều kỷ niệm cho các bạn sinh viên hai nước Việt Nam – Mã Lai vào lúc 15:30 cùng ngày.
K.TA
TIN LIÊN QUAN