Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Kinh tế đối ngoại xét tuyển những môn nào?

30/09/2016
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập, việc huy động nguồn nhân lực cho hoạt động này được coi trọng và đẩy mạnh. Ngành Kinh tế đối ngoại theo đó nhanh chóng thu hút nhiều bạn trẻ bởi triển vọng nghề nghiệp và cơ hội khẳng định bản thân mà nó mang lại.
Nếu chọn ngành Kinh tế đối ngoại để đăng ký xét tuyển, thí sinh cần tìm hiểu ngành Kinh tế đối ngoại xét tuyển những môn nào (tổ hợp môn nào)? để xác định môn học ưu thế, tiến hành tích lũy, ôn tập kiến thức ngay từ đầu.
Ngành Kinh tế đối ngoại xét tuyển những môn nào?
Dưới đây là danh sách các trường tuyển sinh ngành Kinh tế đối ngoại với các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng mà thí sinh có thể tham khảo:
1. Đại học Ngoại thương (Hà Nội): Trường tuyển sinh chuyên ngành Kinh tế đối ngoại bằng các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh (D01), Toán – Văn – Pháp (D03); Toán – Văn – Nga (D02); Toán – Văn – Trung (D04) và Toán – Văn – Nhật (D06).
2. Đại học Ngoại thương TP.HCM: Kinh tế đối ngoại là chuyên ngành của ngành Kinh tế và được xét tuyển dựa trên các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh, Toán – Văn – Nhật.
 
 Thí sinh cần tìm hiểu ngành Kinh tế đối ngoại xét tuyển những môn nào (tổ hợp môn nào)? để xác định môn học ưu thế, tiến hành tích lũy, ôn tập kiến thức ngay từ đầu
 
3. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF): Thế mạnh đào tạo về nhóm ngành kinh doanh, quản lý theo chuẩn quốc tế chính là cơ sở nền tảng để UEF tiến hành mở đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại trong thời gian tới (dự kiến năm 2017). Theo đó, các tổ hợp xét tuyển dự kiến bao gồm: Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh, Văn – Sử – Địa.
4. Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM: xét tuyển các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh và Toán – Văn – Anh.
5. Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội): các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh tế đối ngoại gồm Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh.
Điểm xét tuyển ngành Kinh tế đối ngoại là bao nhiêu?
Để đạt kết quả cao và tìm được trường đào tạo phù hợp nhất trong mùa tuyển sinh 2017, ngoài việc đi sâu tìm hiểu “ngành Kinh tế đối ngoại xét tuyển những môn nào?”, thí sinh cũng cần chú ý tham khảo thêm điểm trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại của các trường nói trên ở những năm trước:
1. Đại học Ngoại thương (Hà Nội): Trường lấy mức 26.45 điểm cho tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; 24.95 cho tổ hợp môn Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh, Toán – Văn – Pháp, 23.5 cho tổ hợp môn Toán – Văn – Nga; 25.3 cho tổ hợp môn Toán – Văn –Trung và 25.05 cho tổ hợp môn Toán – Văn – Nhật. Trong mỗi tổ hợp môn, điểm môn Toán phải đạt từ 7.25 trở lên.
2. Đại học Ngoại thương TP.HCM: Mức điểm trúng tuyển ngành này là 26.5 với tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; 25 điểm cho tổ hợp môn Toán – Lý – Anh, Toán – Văn –Anh, Toán – Văn – Nhật.
3. Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM: 25.5 điểm ở tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; 24.5 cho tổ hợp môn Toán – Lý – Anh và Toán – Văn – Anh.
4. Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội): Điểm trúng tuyển của ngành Kinh tế đối ngoại là 23.46 cho tất cả các tổ hợp môn.
Hoàn thành việc tìm hiểu "ngành Kinh tế đối ngoại xét tuyển những môn nào?", các bạn có thêm cơ sở để xác định địa chỉ đào tạo phù hợp. Trong đó những trường có hệ thống tổ hợp môn xét tuyển phong phú, mức điểm vừa tầm, môi trường học tập ưu việt chắc chắn sẽ là điểm đến của nhiều thí sinh.
 
Trần Hà
TIN LIÊN QUAN