Thiết kế đồ họa là ngành học sáng tạo hình ảnh trên các phần mềm chuyên dụng để tạo ra sự thu hút với người xem. Để học đường ngành này yêu cầu người học phải đam mê sự sáng tạo, có tư duy về hình ảnh và màu sắc, từ đó tạo nên phong cách riêng của mỗi designer có thể lột tả được cả tính cách của người đó.
Nếu bạn lỡ “bồ kết” với ngành nghề cực kỳ hấp dẫn này. Tuy vậy, bạn lại đang phân vân liệu mình có đủ tố chất để học thiết kế đồ họa hay không? Vậy thì chần chờ gì nữa mà không khám phá ngay những dấu hiệu cho thấy bạn sinh ra để làm Designer.
Có một lưu ý nhỏ khi bạn đọc bài này đó là: nếu bạn sở hữu 50% dấu hiệu này, xin chúc mừng bạn, ngành thiết kế đồ họa vô cùng phù hợp với bạn. Tuy nhiên, nếu số lượng này ít hơn thì cũng không sao bạn nhé! Bởi trong ngành thiết kế đồ họa, tố chất nghề nghiệp chỉ là một bước đệm rất nhỏ đưa bạn đến thành công. Phần còn lại chính là sự nỗ lực, cố gắng, không ngừng trau dồi và học hỏi cũng như cập nhật liên tục kiến thức mới.
Bây giờ, hãy cùng FIT tìm hiểu ngay những dấu hiệu đó là gì nhé!
Trước tiên, thiết kế đồ hoạ là người như thế nào?
Người thiết kế đồ họa là người mang phẩn thiết kế tới cho người dùng. Khác với họa sĩ - người có thể giữ lại phong cách cá nhân trong các tác phẩm đưa tới người dùng, nhà thiết kế đồ họa làm ra sản phẩm dành cho người dùng. Khi người dùng mang sản phẩm về họ sẽ cảm nhận được đó chính là cái “thẩn hồn” của họ. Người thiết kế đồ họa không được phép mang cái tôi cá nhân hoàn toàn vào trong sản phẩm của họ, bởi thế dân trong nghề mới có câu nói: “Người thiết kế giỏi là người nhìn ra được cá tính của người dùng”.
“Design” - Thiết kế là một ngôn ngữ chung, trên thực tế, thiết kế được phân chia thành rất nhiều loại tùy theo đặc thù công việc. Đơn cử như “Graphic Design” là thiết kế trên máy tính đã bao gồm rất nhiều lĩnh vực như thiết kế công nghệ, thiết kế các hiệu ứng trên công nghệ và có cả thiết kế đồ họa đơn thuẩn, thậm chí thời trước còn thiết kế bằng tay... tựu chung là thiết kế trên mặt phẳng. Còn thiết kế nội thất là thiết kế trên không gian - sau khi kiến trúc sư đã xử lý hết về bố cục, ánh sáng, phong thủy... thì Graphic Designer sẽ đưa màu và các chi tiết trang trí vào.
Ngoài ra còn có “Design gốm” thuộc về thiết kế trên một không gian 3D làm bề mặt sản phẩm. Khác với điêu khắc là làm khối, thiết kế đồ họa chịu trách nhiệm phần màu sắc và các đường nét. Trên đây chỉ là một vài lĩnh vực của thiết kế đồ họa, đó chưa kể còn có các ngành thiết kế khác mà trong khuôn khổ bài viết này sẽ không thể đề cập hết.
Vai trò của nhà Thiết kế đồ hoạ?
Vai trò của nhà thiết kế rất quan trọng trong các ứng dụng đời sống. Như trong lĩnh vực tạp chí chẳng hạn, cách đây khoảng 5, 6 năm, người ta chủ yếu coi trọng nội dung nhưng giờ đây, khách hàng không muốn đọc nội dung quá nhiều mà quan trọng là họ muốn xem minh họa, xem các “layout” và lướt qua rất nhanh, do đó hình ảnh dễ đi vào tâm trí khách hàng và làm họ thoải mái hơn. Đối với khách hàng, người thiết kế mang đến tính “thẩm mỹ”.
Trong lĩnh vực đời sống hiện nay, với hầu hết các sản phẩm, thiết kế vỏ, bao bì đẹp mắt sẽ dễ thu hút sự chú ý và tăng khả năng khách hàng quyết định mua sản phẩm hơn rất nhiều so với những sản phẩm bao bì không được chú trọng thiết kế đẹp mắt.
Tín hiệu vũ trụ nhắc nhở: "Designer phải là bạn!"
Nhạy cảm với cái đẹp
Nếu bạn đã biết đến khái niệm ngành thiết kế đồ họa, bạn sẽ hiểu rằng thiết kế đồ họa chính là nghề đặc thù bởi nó có gần với nghệ thuật hơn hẳn những ngành khác. Và nhạy cảm với cái đẹp chính là một trong những đặc trưng của người làm nghệ thuật.
Thử ngay bài test đơn giản dưới đây để xem bạn có sở hữu tố chất này không nhé!
Nhìn vào một tờ báo hoặc tạp chí, điều gì thu hút bạn nhất? Bố cục, cách trình bày hay nội dung?
So sánh giữa 2 ấn phẩm quảng cáo: Billboard và đoạn quảng cáo trên radio
Loại hình nào khiến bạn bị thu hút nhiều nhất? Là hình ảnh của Billboard hay âm thanh của đoạn quảng cáo?
Bạn có thích thú và nhìn bao quát được các mẫu vẽ, kích thước, màu sắc hay không?
Những người nhạy cảm với cái đẹp khi làm cả ba câu trắc nghiệm trên thường có đáp án nghiêng hẳn về vế đầu tiên. Đơn giản đúng không nào!
Thích sáng tạo, thay đổi và tìm tòi cái mới
Một trong những tố chất để học thiết kế đồ họa chính là khả năng sáng tạo và tìm tòi cái mới. Vậy, bạn có phải là người dễ thích nghi với các tiêu chuẩn mới, nhanh chóng bắt kịp các khoa học kỹ thuật hiện đại hay không? Nếu có thì bạn đang sở hữu tố chất này đấy!
“Ghét ra mặt” những điều rập khuôn, sáo rỗng chính là một trong những biểu hiện của việc thích sáng tạo và tìm tòi cái mới. Dù đó là sự rập khuôn bởi công cụ hay là phương pháp thiết kế. Nếu bạn nghiên cứu cuộc sống của các Designer, bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra điều này.
Sketchbook – vật dụng luôn đồng hành cùng bạn
Designer rất thích sáng tạo, bay bổng và tìm tòi cái mới. Tuy nhiên, có thể cảm hứng của họ quá bay bổng để giữ lại trong một thời gian dài nên họ cũng rất dễ quên đi những ý tưởng đó.
Sketchbook - Vật bất ly thân của dân thiết kế (Nguồn: Internet)
Chưa kể, đôi khi cảm hứng chỉ đến một cách bất chợt mà thôi. Chính vì thế, việc luôn mang theo một cuốn sổ tay bên mình đã trở thành luật bất thành văn với dân thiết kế.
Designer – những sinh vật sống về đêm
Hầu hết các designer đều làm việc vào ban đêm. Điều này không có nghĩa rằng họ không thể làm việc vào ban ngày. Thế nhưng, khi màn đêm buông xuống lại là thời điểm tế bào sáng tạo của họ làm việc nhiều nhất. Có thể, sự yên tĩnh của màn đêm và cũng như cảnh vật huyền ảo là chất xúc tác cho sáng tạo và cảm xúc thăng hoa trong thiết kế.
Tính cầu toàn – đặc điểm dễ nhận thấy nhất của con dân thiết kế
Thiết kế là sự tổng hòa giữa sự sáng tạo và tư duy thiết kế với các công cụ để truyền tải thông điệp đến mọi người. Quá trình sáng tạo phức tạp, đích đến cuối cùng là tác động vào cảm xúc của người thưởng thức. Vậy nên, sản phẩm thiết kế đòi hỏi phải hoàn hảo trong từng chi tiết. Đây cũng là lý do vì sao designer là những người cầu toàn. Họ dành sự quan tâm cho những chi tiết nhỏ nhất và đôi khi vô tình đặt ra cho mình quá nhiều tiêu chuẩn trong thiết kế.
Vậy nên, nếu bạn đang khó chịu với sự cầu toàn thái quá của mình thì cũng đừng buồn nhé! Khi bạn gia nhập vào ngành thiết kế đồ họa, đó chính là một trong những vũ khí bí mật giúp bạn thành công.
Thói quen lựa chọn sản phẩm dựa trên mẫu mã, bao bì
Mỗi lần mua sắm, bạn có thường xuyên gặp phải những vấn đề này:
Mất quá nhiều thời gian để … ngắm bao bì, sản phẩm có mẫu mã đẹp?
Đứng giữa 2 sản phẩm cùng chức năng, bạn thường chọn sản phẩm có mẫu mã bao bì đẹp mắt, màu sắc ấn tượng hoặc sáng tạo bắt mắt?
Vẻ bề ngoài là yếu tố đầu tiên khiến bạn lựa chọn sản phẩm. Giá cả, xuất xứ, thành phần… chỉ là yếu tố phụ sau khi đã cân nhắc đến yếu tố đầu tiên?
Nếu câu trả lời là có: chúc mừng bạn, bạn vừa sở hữu thêm 1 trong những tố chất để học thiết kế đồ họa.
Lòng yêu cái đẹp thì ai cũng có. Tuy nhiên, với Designer, họ lúc nào cũng bị mê hoặc bởi cái đẹp và nghệ thuật. Điều này tác động không nhỏ đến quyết định mua của họ. Một trong những biểu hiện dễ nhận ra nhất chính là thói quen lựa chọn sản phẩm dựa trên bao bì, mẫu mã.
Bạn là “thánh soi” cấp độ màu sắc
Một người bình thường khi gọi tên màu sắc, người ta chỉ “chỉ mặt gọi tên” với những màu cơ bản như tím, đỏ, vàng, xanh…. Tuy nhiên, một số người sở hữu tố chất để học thiết kế đồ họa thường có thói quen chia nhỏ màu sắc ra thành rất nhiều cấp độ. Chẳng hạn khi miêu tả về màu xanh, đó không phải là màu xanh thông thường nữa.
Các Designer thường cụ thể hóa thành những cấp độ màu sắc như: xanh lá mạ, xanh đọt chuối, xanh dạ quang, xanh nước biển, xanh da trời… Thỉnh thoảng, họ còn phân tích luôn cho bạn bè cách pha màu để tạo ra cấp độc màu mà họ đang mô tả.
Có niềm yêu thích vô hạn với những món đồ handmade
Trong xã hội hiện đại, thay vì sử dụng các món đồ được sản xuất hàng loạt, nhiều người lại có xu hướng tìm về lối sống xanh và các đồ vật làm thủ công mà chúng ta thường gọi là handmade. Từ đồ ăn handmade, đồ mỹ nghệ handmade đến đồ trang trí handmade…
Với Designer, handmade là cả một vũ trụ để họ thỏa sức sáng tạo những cái mới. Cũng chính nhờ sự khéo léo, sáng tạo, óc tưởng tượng cùng khả năng tìm tòi những cái mới… làm đồ handmade chính là một trong những niềm yêu thích vô hạn với các Designer.
Vậy, bạn có phải là fan cuồng làm đồ handmade? Nếu câu trả lời là có, vậy thì bạn nên cân nhắc đến ngành thiết kế đồ họa và lập kế hoạch tìm kiếm cho mình khóa học thiết kế đồ họa đi bạn nhé! Bởi bạn đang sở hữu những tố chất siêu tuyệt vời để trở thành một designer chính hiệu.
Thích nhận xét và phân tích thiết kế
Thói quen thích nhận xét và phân tích các mẫu thiết kế đôi lúc dễ gây cho bạn một số rắc rối nhưng lại là một tố chât để học thiết kế đồ họa. Cho dù đó là những thiết kế tĩnh như biển quảng cáo, standee, banner hay các thiết kế 3D như nhân vật hoạt hình, bối cảnh game… Biểu hiện dễ nhận thấy của tố chất này là bạn thường “bật” lên suy nghĩ: “gặp mình thì mình sẽ…” bất cứ lúc nào bạn vô tình gặp một mẫu thiết kế.
Nếu bạn có thói quen này. FIT UEF xin chúc mừng bạn. Bởi bạn chính là nhân tố tiền ẩn mà giới thiết kế đồ họa chưa kịp khai phá.
Kết luận
Bạn sở hữu bao nhiêu dấu hiệu trên đây? Inbox liền cho Khoa Công nghệ thông tin UEF biết ngay nhé! Và, cũng như đã nói từ ban đầu, việc bạn có nhiều hay ít tố chất để học thiết kế đồ họa không phải là điều quan trọng nhất. Bởi, trên con đường trở thành Designer chuyên nghiệp, bên cạnh việc sở hữu tố chất và nỗ lực không ngừng thì việc lựa chọn lộ trình học tập phù hợp cũng quan trọng không kém.
Hiện nay, ngành Thiết kế đồ họa tại Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Kinh tế - Tài chính được xây dựng theo hướng giúp các bạn sinh viên rèn luyện cả tư duy thiết kế và kỹ năng sử dụng phần mềm. Đặc biệt, bạn không cần phải vẽ đẹp vẫn dư sức trở thành chuyên viên thiết kế đồ họa. Bởi chúng mình sẽ được:
+ Học thực hành 100% với đội ngũ giảng viên đến có kinh nghiệm xuất thân từ doanh nghiệp
+ Học trên giáo trình chuẩn của Trường Đại được đánh giá chuẩn kiểm định giáo dục QS Star, với chương trình học 50% bằng học phần tiếng Anh, luôn được cập nhật để bắt kịp xu thế phát triển của ngành.
+ Được học, trao đổi qua các học phần tham quan doanh nghiệp cùng các manager, giám đốc đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
+ Thực chiến trên các dự án của doanh nghiệp.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị học, sinh hoạt cho sinh viên khang trang, hiện đại
+ Được tham gia vào công động sinh viên nhà FIT UEF với vô vàn các hoạt động tập thể hấp dẫn...
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
141 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
* ĐT: (028) 5422 5555 - Hotline: 094 998 1717, 091 648 1080 * Website: www.uef.edu.vn
* Email: tuyensinh@uef.edu.vn
Đặc biệt, sinh viên theo học Ngành Thiết kế đồ hoạ tại UEF sẽ được nhận học bổng do doanh nghiệp tài trợ tương đương 30% học phí trong toàn khóa học. (Áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2023 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
Còn vô cùng nhiều điều bất ngờ thú vị dành cho 2k5 tại UEF trong mùa tuyển sinh Đại học chính quy 2023-2024. Hãy cùng theo dõi FIT UEF để khám phá nhé!
---------------------
Nguồn tham khảo:
- Greenacademy: https://www.greenacademy.edu.vn/kien-thuc-thiet-ke/9-dau-hieu-cho-thay-ban-sinh-ra-de-lam-designer
- rgb.vn: https://rgb.vn/20-dau-hieu-cho-thay-ban-la-mot-designer/
- idesign.vn: https://idesign.vn/graphic-design/designer-day-la-nhung-dau-hieu-ban-van-dang-phat-trien-511053.html
Khoa Công nghệ thông tin UEF