Menu
  
Tin tức sự kiện

​Sinh viên UEF tìm hiểu tình hình đầu tư tại thị trường Việt Nam và quốc tế của doanh nghiệp

15/08/2022
Tiếp nối chuỗi báo cáo chuyên đề của Khoa Kinh tế, vào ngày 12/8, sinh viên đã được bổ sung thêm kiến thức thực tiễn về đầu tư quốc tế qua 2 môn học “Quản trị kinh doanh quốc tế” và “Đầu tư quốc tế”. 
học phần Quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên được lắng nghe chia sẻ của TS. Lê Bá Hải - Alanta Power UK Country Manager với chủ đề “Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài và thị trường Việt Nam của công ty đa quốc gia”. Mở đầu, diễn giả đã phân tích tình hình lạm phát, GDP cũng như FDI (đầu tư quốc tế) trong nửa đầu năm 2022.
 


TS. Lê Bá Hải giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chiến lược đầu tư vào Việt Nam của các công ty đa quốc gia 

Đưa ra lý do cần nghiên cứu thị trường, TS. Lê Bá Hải cho biết việc nghiên cứu để thấy được các yếu tố: quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thực phẩm và dịch vụ, đặc tính khách hàng, văn hoá, vị trí địa lý, đầu tư môi trường.
Bên cạnh đó, diễn giả đã chia sẻ về các yếu tố thể hiện hiện mức độ đầu tư của quốc gia: rào cản gia nhập thị trường, quy mô thị trường, vị trí địa lý và khoảng cách, thể chế, cơ sở hạ tầng, sự cạnh tranh, sự kết nói các vùng miền, thị trường lao động; các yếu tố quyết định mức độ vững chắc: quy mô, giai đoạn phát triển, nguồn tài nguyên, khu vực và chiến lược đầu tư: xuất khẩu, cấp phép/nhượng quyền thương mại, đầu tư trực tiếp. Từ những thông tin đã chia sẻ, TS. Lê Bá Hải cũng đã phân tích các trường hợp cụ thể về kinh doanh quốc tế để các bạn hình dung rõ ràng hơn.
Đến với học phần Đầu tư quốc tế, bà Mai Phong Lan - Phó Trưởng phòng Doanh nghiệp kinh tế tập thể và tư nhân - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã chia sẻ với sinh viên câu chuyện tổng quan đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài trong giai đoạn kinh tế phục hồi sau Covid-19, cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. 
 



Bức tranh về FDI toàn cầu và Việt Nam được làm rõ qua chia sẻ của diễn giả Mai Phong Lan 
 
Về chủ đề này, diễn giả đã phân tích vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư khi thực hiện chức năng tham mưu về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển, xu hướng FDI toàn cầu và Việt Nam, tổng quan tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam, tình hình thu hút FDI của Việt Nam, môi trường đầu tư ở TP.HCM và tình hình đầu tư ra nước ngoài.
Với xu hướng FDI toàn cầu và Việt Nam, bà Phong Lan cho biết thông tin về các vấn đề như các nước thu nhập cao thu hút nhiều vốn FDI vào dự án trong lĩnh vực dịch vụ; tác động của Covid-19 đối với dòng vốn FDI là không đồng đều giữa các vùng, các lĩnh vực; động lực chính của tái phân bố đầu tư gồm sự gần gũi với khách hàng, lao động có tay nghề cao và các quy định đầu tư; Công ty đa quốc gia đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ số, biện pháp bền vững từ sự giúp đỡ của công ty mẹ;… Trong đó, 4 siêu xu hướng toàn cầu ảnh hưởng đến FDI theo chia sẻ của diễn giả là tăng rủi ro và sự bất ổn, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, công nghệ mới và thúc đẩy sự bền vững.
Qua các buổi báo cáo chuyên đề liên tục được tổ chức, sinh viên Khoa Kinh tế được tăng cường "chất" thực tiễn cho các học phần. Cạnh đó là cơ hội gặp gỡ, tương tác cùng đại diện doanh nghiệp, học hỏi thêm kinh nghiệm và có thêm cơ sở cho lựa chọn hướng đi nghề nghiệp của bản thân.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN