Menu
  
Tin tuyển sinh

Những tố chất để theo học ngành Tài chính – Ngân hàng qua chia sẻ của chuyên gia UEF

30/11/2021
Với lĩnh vực liên quan đến nhiều con số và có tính đặc thù, nhiều bạn trẻ không khỏi băn khoăn về những tố chất phù hợp khi theo đuổi ngành Tài chính – Ngân hàng. Điều này đã được ThS. Nguyễn Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF giải đáp trong chương trình Tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” cho các bạn học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm (Đồng Nai) chiều 29/11.
Tài chính - Ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế. Vì thế, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, để nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp này, các bạn cần tìm hiểu những tố chất phù hợp khi theo đuổi ngành Tài chính – Ngân hàng.
 
Những thông tin về ngành Tài chính – Ngân hàng được ThS. Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ trong buổi tư vấn chiều ngày 29/11
 
Theo chia sẻ của ThS. Nguyễn Ngọc Thạch, để thành công với ngành Tài chính – Ngân hàng, các bạn theo học cần có những tố chất sau: Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt; Luôn trung thực, cẩn trọng, chính xác; Chịu được áp lực công việc,...
Bên cạnh đó, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch cũng nhấn mạnh chương trình đào tạo song ngữ là thế mạnh khi các bạn theo học ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEF. Đồng thời, các doanh nghiệp đối tác về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng của UEF sẽ là điều kiện thuận lợi để các bạn được kiến tập, trải nghiệm môi trường thực tiễn. 
 
 

Chương trình đào tạo gắn liền thực tiễn tại UEF là lợi thế cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng 
 
Khi đáp ứng được những tố chất phù hợp, sinh viên học tập và tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Các bạn ra trường có thể làm việc ở các vị trí như: Chuyên gia phân tích tài chính tại các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, kinh doanh bất động sản, công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng thương mại; Chuyên gia hoạch định tài chính, kiểm soát chi phí và hoạch định dòng ngân lưu cho các doanh nghiệp và các định chế tài chính; Chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính cho các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư và những người có thu nhập cao ở Việt Nam; Chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp và các ngân hàng; Chuyên gia tín dụng và đầu tư tại các bộ phận tín dụng ở các ngân hàng thương mại; Chuyên gia kinh doanh ngoại hối tại bộ phận kinh doanh ngoại hối và đầu tư ở các ngân hàng thương mại; Chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn ở các công ty tài chính và ngân hàng thương mại; Chuyên gia tư vấn tài chính tại các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế; Các vị trí cấp cao như quản lý bộ phận, giám đốc chi nhánh, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành. 
Không chỉ có ngành Tài chính – Ngân hàng, các chuyên gia trong chương trình cũng đã tư vấn, định hướng cho các bạn học sinh về các ngành như: Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Marketing, Tâm lý học,… Các vấn đề tâm lý chọn ngành, chọn trường cũng được chuyên gia chia sẻ cặn kẽ. 
Hy vọng với những thông tin bổ ích từ các chuyên gia, học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm (Đồng Nai) nói chung và các bạn yêu thích ngành Tài chính – Ngân hàng nói riêng có thêm cơ sở để chuẩn bị những hành trang cần thiết trước khi chọn ngành, chọn nghề cho tương lai. 
 
Nguyên Lê 
TIN LIÊN QUAN