Project Design 1 (PD1) là hành trình khơi dậy tinh thần khám phá, tư duy đổi mới và năng lực thực thi ý tưởng của sinh viên UEF. Với mục tiêu hỗ trợ giảng viên hiểu rõ về cốt lõi của môn học, ứng dụng hiệu quả trong đào tạo và lan tỏa tinh thần ấy đến từng tiết học, sáng ngày 23/7, Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án UEF đã tổ chức chương trình tập huấn phương pháp giảng dạy học phần PD1 (đợt 2 năm 2025). Hoạt động nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều giảng viên các đơn vị.
Đồng hành, chia sẻ cùng các thầy, cô có ThS. Nguyễn Xuân Hưng - Giám đốc Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án, ThS. Hà Lê Thu Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án; ThS. Dương Thị Bảo Ngọc - Giảng viên Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án.

Tập huấn học phần PD là hoạt động thường niên tại Nhà UEF
PD là học phần đặc biệt được UEF đưa vào giảng dạy từ nhiều năm qua và mang lại những giá trị thiết thực cho sinh viên trong nghiên cứu, sáng tạo. Kết thúc mỗi học phần, UEFers đều có những sản phẩm sáng tạo độc đáo, mới lạ, nhận được sự đánh giá cao từ đại diện các doanh nghiệp. Môn học cũng tạo tiền đề cho nhiều sinh viên bắt tay vào khai phá tiềm năng nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển phong trào này tại Nhà trường.
Tại buổi tập huấn, giảng viên đã được tìm hiểu về lịch sử du nhập hệ thống môn học này từ trường Kanazawa Institute of Technology - KIT (Nhật Bản) về UEF. Bên cạnh đó, ThS. Nguyễn Xuân Hưng đã cung cấp những thông tin về hệ thống giáo dục tổng thể của đại học KIT; chương trình đào tạo PD1, PD2; chuẩn đầu ra học phần PD1; tầm quan trọng của học phần PD; cách đánh giá điểm số của các thành viên...
ThS. Nguyễn Xuân Hưng chia sẻ tổng quan về môn học
Đối với PD1, học phần sẽ tập trung vào khía cạnh giải quyết vấn đề. Trong đó sẽ áp dụng mô hình Design Thinking với 4 trụ cột chính C (Conceive) - D (Design) - I (Implement) - O (Operate). Quy trình tiếp cận trong PD1 sẽ gồm 6 bước: phát hiện vấn đề, thực trạng vấn đề, khảo sát nhu cầu, đánh giá các giải pháp hiện có, phân tích cấu trúc nguyên nhân và ý tưởng sáng tạo giải pháp. Đây là phương pháp luận giúp sinh viên hình thành tư duy đổi mới sáng tạo, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp và rèn luyện khả năng tư duy hệ thống trong việc giải quyết các vấn đề chuyên ngành.
ThS. Hà Lê Thu Hoài mang đến thông tin về quy trình và cách làm việc với sinh viên trong học phần này
Trong buổi tập huấn đầu tiên, giảng viên đã trực tiếp thực hành các bước thiết kế cơ bản, xây dựng mini - project ngay tại lớp. Hoạt động này không chỉ giúp hiểu rõ cấu trúc môn học mà còn tạo điều kiện để giảng viên đặt mình vào vị trí người học, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với từng đối tượng sinh viên. Các nội dung thảo luận cũng tập trung vào việc xây dựng đề bài theo nhóm ngành, tổ chức đánh giá hiệu quả từng cá nhân trong nhóm và hỗ trợ sinh viên phát triển ý tưởng một cách mạch lạc.
Thầy, cô tham gia thực hành mini - project và thuyết trình thử thách của nhóm ngay tại lớp
Thầy, cô tham gia thực hành mini - project và thuyết trình thử thách của nhóm ngay tại lớp
Thầy, cô tham gia thực hành mini - project và thuyết trình thử thách của nhóm ngay tại lớp
Thầy, cô tham gia thực hành mini - project và thuyết trình thử thách của nhóm ngay tại lớp
Thầy, cô tham gia thực hành mini - project và thuyết trình thử thách của nhóm ngay tại lớp
Thầy, cô tham gia thực hành mini - project và thuyết trình thử thách của nhóm ngay tại lớp
Được biết, khóa tập huấn sẽ tiếp tục diễn ra vào thứ 5 (24/7) với các bước tiếp theo trong quy trình. Vào thứ 6 (25/7), các nhóm sẽ tiến hành báo cáo tổng kết và được trao giấy chứng nhận.
Thông qua những trải nghiệm thực tế, các giảng viên có thể nắm bắt rõ phương pháp giảng dạy PD1, thêm góc nhìn sâu sắc, thấu hiểu hành trình học tập của sinh viên. Khi học phần này được kết hợp cùng kiến thức chuyên ngành, tin rằng, nhiều ý tưởng thiết thực và đột phá sẽ được khơi mở, từng bước hình thành nên những dự án mang dấu ấn sáng tạo của sinh viên UEF.
TT.TT-TT