Menu
  
Tin tuyển sinh

Tuyển sinh đại học 2018: Tỉ lệ "chọi" tăng

03/05/2018
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2018, trong tổng số 925.961 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là tăng 7,5% so với năm 2017. Số thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp là 237.320 tăng 5,2% so với năm trước. 
Tỉ lệ “chọi” tăng
Tổng chỉ tiêu vào đại học là 455.174, tăng 1,2% so với năm trước. Chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT là 344.275; Tổng chỉ tiêu theo phương thức khác (học bạ,…) là 110.899; Chỉ tiêu sư phạm là 35.590, giảm 38% so với năm trước.

Khối ngành Kinh doanh, Quản lý nhận có nhiều nguyện vọng đăng ký nhất – 832.684 nguyện vọng (NV), trong đó chỉ tiêu là 121.183 chỉ tiêu.

Khối Dịch vụ, An ninh quốc phòng có tỷ lệ NV/CT cao nhất là 7,88. Cụ thể, số CT của khối ngành này là 99.439, và nhận được 783.703 NV.

tỉ lệ chọi đại học

Tỉ lệ "chọi" của năm 2018 có chiều hướng tăng

Khối ngành có tỷ lệ NV/CT cao thứ 3 là Sức khoẻ với tỷ lệ 6,86. Khối ngành này có 31.331 CT, trong khi nhận được 215.173 NV.

Ngoài bậc cao đẳng có tỷ lệ NV/CT thấp nhất là 1,9 thì khối ngành có tỷ lệ thấp nhất là khối Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên với tỷ lệ 3,11. Khối ngành này có 12.901 CT và nhận được 40.157 NV.

Chỉ tiêu theo nhóm ngành và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành, cụ thể như sau:

Tên khối ngành

Hệ đào tạo

Tổng chỉ tiêu

Chỉ tiêu xét tuyển theo KQ thi THPTQG

Chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức khác

Tổng số NV đăng ký

NV/CT

Khối I

Cao đẳng

13.415

8.498

4.917

25.727

1,9

 

Đại học

18.589

15.192

3.397

104.871

5,64

 

Trung cấp

5.304

2.546

2.758

727

 

Khối II

(nghệ thuật)

Đại học

5.320

3.040

2.280

24.891

4,68

Khối III

(KD, q.lý)

Đại học

121.183

88.890

32.293

832.684

6,87

Khối IV

(KHSS, KHTN)

Đại học

12.901

9.612

3.289

40.157

3,11

Khối V

(CN, KT, SX, CB)

Đại học

147.692

114.837

32.855

722.511

4,89

Khối VI (SK)

Đại học

31.331

24.333

6.998

215.173

6,86

Khối VII

(DV, ANQP)

Đại học

99.439

77.327

22.112

783.703

7,88

Cộng

 

455.174

344.275

110.899

2.750.444

6,04

Hơn 237.000 thí sinh không tham gia xét tuyển Đại học
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2018, chỉ có số thí sinh tự do đăng ký xét tuyển giảm, còn số thí sinh THPT, thí sinh GDTX và thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp đều tăng. Số liệu thống kê cụ thể như sau:

Nội dung

Năm 2018

Năm 2017

Tỷ lệ giữa năm 2018 với 2017

1. Số thí sinh dự thi, trong đó

925.961

866.005

Tăng 6,9%

- Thí sinh THPT

855.356

804.152

Tăng 6,3 %

- Thí sinh GDTX

70.604

61.851

Tăng 14%

- Thí sinh tự do

56.971

79.703

Giảm 28,6%

- Thí sinh chỉ xét tốt nghiệp

237.320

225.525

Tăng 5,2 %

2. Thí sinh đăng ký xét tuyển

688.641

640.431

Tăng 7,5 %

- Thí sinh tự do ĐKXT

49.786

56.636

Giảm 12,3%

- Tổng số nguyện vọng

2.750.444

2.555.029

Tăng 7,1 %


Tỉ lệ đăng ký bài thi

Đối với các bài thi, môn thi, nhất là bài thi tổ hợp, có 37% thí sinh đăng ký thi bài thi Khoa học tự nhiên, 48% thí sinh đăng ký thi bài thi Khoa học xã hội và 4% thí sinh đăng ký cả hai bài thi tổ hợp. 11% số thí sinh còn lại ĐKDT các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
Cấu trúc đề thi năm 2018 vẫn có tỷ lệ phân hóa như năm 2017 với 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao để phân loại thí sinh. Tuy nhiên, đề thi năm nay có thêm nội dung kiến thức của lớp 11 (khoảng 20%), nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12. Bộ GD và ĐT lưu ý, thí sinh đã ĐKDT cả hai bài thi tổ hợp để xét công nhận tốt nghiệp, bắt buộc phải thi cả hai; nếu bỏ một trong hai sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi, không được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
90% đăng ký tổ hợp truyền thống
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đăng ký xét tuyển năm 2018 về cơ bản các trường và thí sinh vẫn sử dụng tổ hợp truyền thống để xét tuyển. Tương tự như năm 2017, năm nay tổ hợp có lượng thí sinh chọn đăng ký nhiều nhất là: A00: Toán, Lí, Hóa; D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; A01: Toán, Lí, Anh văn; B00: Toán, Hóa, Sinh; C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Năm 2018, năm tổ hợp này chiếm gần 90%, năm 2017 gần 92%).
 
Giảm áp lực thi cử với phương thức tuyển sinh riêng
Năm 2018, cả nước có hơn 100 trường đại học, cao đẳng áp dụng hình thức tuyển sinh bằng học bạ. Bên cạnh việc lựa chọn đúng nguyện vọng ưu tiên trong hồ sơ thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh có lực học tốt đã đăng ký thêm phương thức xét tuyển này nhằm gia tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Nếu như tâm lí trước đây thí sinh thường nghĩ, xét học bạ là con đường thứ hai để vào đại học, thì hiện nay xét học bạ lại được nhiều bạn học sinh lựa chọn ngay từ đầu. Học bạ là “con số biết nói” giúp thí sinh xác định rõ được năng lực và sự phù hợp của mình với nhóm ngành nào. Bạn băn khoăn không biết liệu mình đã chọn đúng ngành. Giữa ngành A và ngành B thì ngành nào hợp với mình hơn. Điểm số học bạ là một gợi ý để bạn lựa chọn chính xác ngành học hợp với năng lực của mình.
Từ 2/5, UEF xét tuyển học bạ THPT đối với tất cả thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:
• Tốt nghiệp THPT
• Tổng điểm trung bình lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với trình độ đại học.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ:

- Bản photo công chứng học bạ THPT.
- Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, các bạn bổ sung giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời sau khi được cấp).
- Bản photo CMND
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
* Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/bộ hồ sơ


 

TT.TVTS-TT (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN