Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Kinh tế đối ngoại lấy bao nhiêu điểm?

29/09/2016
Chọn được nơi để gửi gắm tương lai cho ngành học mình ưa thích chính là điều mà mỗi thí sinh mong muốn. Vì vậy, tìm hiểu rõ ngành Kinh tế đối ngoại lấy bao nhiêu điểm sẽ giúp bạn nắm được điểm chuẩn của các trường uy tín đào tạo ngành này, từ đó dễ dàng xác định được đơn vị đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân. Qua những thông tin bài viết cung cấp, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi ngành Kinh tế đối ngoại lấy bao nhiêu điểm, từ đó có thể tự tin quyết định được tương lai của mình.
Ngành Kinh tế đối ngoại lấy bao nhiêu điểm?
Mỗi trường đều có thế mạnh đào tạo và một mức điểm trúng tuyển riêng. Dưới đây là thông tin về các tổ hợp môn xét tuyển và mức điểm trúng tuyển năm 2016 của ngành Kinh tế đối ngoại tại các trường đào tạo mà thí sinh cần biết.
1. Đại học Ngoại thương Hà Nội: Điểm trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại dao động từ 23,5 điểm đến 26,5 điểm (tùy từng tổ hợp môn xét tuyển).
2. Đại học Ngoại thương TP.HCM: Kinh tế đối ngoại là chuyên ngành sâu của ngành Kinh tế, có mức điểm trúng tuyển là 26,5 điểm đối với tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; 25 điểm cho tổ hợp môn Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Nhật.
 
Tìm hiểu ngành Kinh tế đối ngoại lấy bao nhiêu điểm giúp bạn chọn lựa được trường học phù hợp với năng lực của mình
 
3. Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM: Điểm trúng tuyển là 25,5 đối với tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; 24,5 điểm cho tổ hợp môn Toán – Lý – tiếng Anh và Toán – Văn – tiếng Anh.
4. Đại học Kinh tế Quốc dân: Điểm trúng tuyển của ngành Kinh tế đối ngoại là 23.46 cho tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Anh, Toán – Hóa – Sinh.
5. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF): Là trường có thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh doanh, quản lý theo chuẩn quốc tế. Đây chính là cơ sở nền tảng để UEF tiến hành mở đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại trong năm 2017. Theo đó, các tổ hợp xét tuyển dự kiến bao gồm: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Toán – Văn – tiếng Anh), C00 (Văn – Sử - Địa). UEF cũng dự kiến tuyển sinh ngành này với mức điểm từ 18 – 24 điểm.
Thêm cơ hội xét tuyển với điểm học bạ THPT
Nhằm mở rộng cơ hội vào đại học cho các thí sinh, bên cạnh phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia thì một số trường đại học sử dụng cả phương thức xét học bạ THPT, trong đó có Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF). Mùa tuyển sinh năm 2017, nếu thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ THPT để xét tuyển vào ngành Kinh tế đối ngoại tại UEF, các bạn cần đảm bảo các điều kiện: tốt nghiệp THPT; tổng điểm trung bình học bạ đảm bảo mức điểm quy định của trường.
Ngành Kinh tế đối ngoại lấy bao nhiêu điểm là băn khoăn lớn của các bạn thí sinh trong quá trình tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại các trường hàng năm. Rất nhiều thí sinh đã bỏ lỡ giấc mơ đại học vì đăng ký xét tuyển vào những trường có mức điểm tuyển sinh không phù hợp. Vì vậy, việc có cái nhìn tổng quan về vấn đề này sẽ giúp thí sinh dễ dàng lựa chọn đơn vị đào tạo tương xứng với nguyện vọng và trình độ của bản thân.
 
Quỳnh Như
TIN LIÊN QUAN